Tinh Hoàn Nổi Mụn Cứng: Biểu Hiện Của 12 Bệnh Lý Nguy Hiểm
Có thể bạn quan tâm
Tinh hoàn nổi mụn cứng là tình trạng phổ biến ở nam giới, có thể là dấu hiệu của 12 bệnh lý nguy hiểm gây ra những lo lắng bất an về sức khỏe sinh sản.
Tinh hoàn nổi mụn cứng là tình trạng bắt gặp phổ biến ở nam giới, gây ra những lo lắng bất an về sức khỏe sinh sản. Vậy tinh hoàn nổi mụn cứng là hiện tượng gì? Có liên hệ đến tình trạng bệnh lý nào không? Cách điều trị tinh hoàn nổi mụn cứng ra sao? Nếu bạn cũng có chung những thắc mắc trên, bạn có thể tham khảo qua bài viết sau!
>>Có thể bạn quan tâm:
—– Đau tinh hoàn trái và bụng dưới là bị làm sao?
—– Danh sách phòng khám nam khoa Hà Nội uy tín hàng đầu hiện nay
—– Đau tức tinh hoàn nhưng không sưng là bị làm sao?
Nổi mụn cứng ở tinh hoàn là bị làm sao? Điều trị như thế nào?
TINH HOÀN NỔI MỤN CỨNG LÀ HIỆN TƯỢNG GÌ?
Tinh hoàn là cơ quan nằm trong hệ sinh dục của nam giới, sản xuất nội tiết tố sinh dục và tham gia vào quá trình sinh sản. Kích thước của tinh hoàn là từ 1,5 – 4,5 cm, trọng lượng của nó từ 10 – 15g.
Bình thường khi sờ vào tinh hoàn, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn và không thấy có mụn. Tuy nhiên khi sờ tinh hoàn thấy sưng đau, có mụn cứng nổi lên thì đây là triệu chứng bất thường. Đó có thể chỉ là do tinh hoàn của bạn dị ứng với dung dịch vệ sinh, bao cao su, do mặc quần lót quá bí… Tình trạng nổi mụn tinh hoàn có thể tự hết sau vài ngày.
Nhưng nếu tinh hoàn nổi mụn cứng kèm các triệu chứng nặng bất thường, ví dụ viêm loét và chảy mủ ở dương vật… thì bạn cần cảnh giác. Đây có thể là triệu chứng của bệnh nguy hiểm, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra! Nếu không điều trị kịp thời, chức năng sinh sản của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng.
TINH HOÀN NỔI MỤN CỨNG GỒM NHỮNG LOẠI NÀO
Có nhiều loại mụn khác nhau có thể xuất hiện trên tinh hoàn. Chúng gồm:
Mụn đầu đen
Mụn đầu đen chủ yếu xuất hiện khi trên da tiết chất dầu nhờn. Chất này tích tụ trên da làm tắc nghẽn lỗ chân lông, sau đó tiếp xúc với không khí, bị oxy hóa và chuyển thành màu đen.
Mụn đầu trắng
Cơ chế xuất hiện mụn đầu trắng gần giống mụn đầu đen. Sau khi tích tụ chất nhờn, lỗ chân lông đóng lại tại ra mụn đầu trắng.
Mụn đỏ sần
Mụn đỏ sần thường xuất hiện trên những tinh hoàn bị viêm hoặc bị kích ứng. Mụn này nổi gồ trên bề mặt da, có dạng sần, màu đỏ, chạm vào thấy đau đớn.
Mụn mủ
Mụn mủ thường xuất hiện khi da bị viêm nhiễm dạng nặng. Trong mụn chứa nhiều dịch mủ, màu trắng đục, cần được điều trị ngay để tránh lở loét.
Mụn nước
Một số bệnh gây ra mụn nước như bệnh Herpes sinh dục, thủy đậu, bệnh nhiễm HPV. Trong mụn nước chứa dịch trong, thường gây ngứa ngáy và đau rát.
NGUYÊN NHÂN GÂY NỔI MỤN Ở TINH HOÀN
Tinh hoàn nổi mụn là dấu hiệu của 12 bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe nam giới
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng nổi mụn cứng ở tinh hoàn. Có thể kể đến như:
Viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn là căn bệnh xuất hiện nhiều ở nam giới, gồm các triệu chứng điển hình như:
– Trên tinh hoàn xuất hiện mụn nhỏ hoặc cục cứng.
– Cơn đau xuất hiện ở bìu, lan qua vùng háng.
– Da bìu sưng tấy, nóng đỏ, khó chịu.
– Chạm vào tinh hoàn cảm thấy đau.
– Đôi khi đi tiểu ra máu.
Viêm tinh hoàn trải qua 2 giai đoạn cấp – mãn tính, không quá nguy hiểm, nhưng bạn vẫn nên điều trị sớm căn bệnh này.
Bệnh sùi mào gà
Khi bị bệnh sùi mào gà, trên da bìu tinh hoàn có những mụn thịt bé li ti xuất hiện. Ban đầu các mụn này mọc đơn lẻ, sau đó lây lan dần thành mảng sần sùi màu hồng nhạt. Mụn không đau không ngứa, nhưng khi lở loét sẽ gây đau và chảy mủ.
Bệnh mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục kiến tinh hoàn và dương vật của bạn nổi mụn nước li ti. Khi vỡ ra, mụn sẽ tạo thành vết loét gây đau đớn. Sau khi đóng vảy và bong tróc, mụn có thể để lại sẹo.
U nang ở tinh hoàn
U nang chính là các mụn mủ xuất hiện trên da bìu. Bình thường u nang ở tinh hoàn không gây hại, nhưng chúng có thể bội nhiễm và gây viêm.
Ung thư tinh hoàn
Những cục cứng có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu khi nam giới mắc ung thư tinh hoàn. Qua thời gian các cục cứng này lớn dần và có thể di căn. Người bệnh lúc này ngoài cảm thấy đau và khó chịu ở tinh hoàn, còn cảm thấy đau bụng dưới, đau bẹn… Đây là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tính mạng con người, do đó bạn cần kịp thời điều trị.
Nang mào tinh hoàn
Nang mào tinh hoàn xuất hiện do ống tuyến của mào tinh hoàn bị cuộn lại hoặc lộn ngược, làm dịch bị ứ đọng. Cũng có khi căn bệnh này xuất hiện là do ảnh hưởng của bệnh viêm mào tinh hoàn, hoặc do chấn thương. Nó gây ra triệu chứng tinh hoàn nổi cục cứng.
Tình trạng lông mọc ngược
Lông mọc ngược khiến da bìu của bạn xuất hiện đốm đỏ ngứa ngáy, nó xảy ra khi các tế bào da chết mắc phải ở vị trí nang lông tắc nghẽn. Lông ở khu vực này thô và ngắn hơn những nơi khác trong cơ thể, khiến lông có nguy cơ mọc ngược cao, đặc biệt ở những người cạo lông thường xuyên.
Viêm nang lông
Lông mọc ngược có thể tiến triển thành bệnh viêm nang lông. Khi trở nặng, bệnh có thể khiến bì bạn sưng phồng, có khi chảy mủ.
Bệnh phát ban nhiệt
Thời tiết nóng ẩm cũng có thể tác động, khiến da bìu của bạn dị ứng thời tiết và mọc những đốm đỏ kích cỡ nhỏ trên da. Lúc này người bệnh cảm thấy ngứa ngáy râm ran. Cơ thể đổ mồ hôi nhiều, mặc đồ lót chật… cũng có thể gây ra căn bệnh này.
Bệnh do virus Molluscum contagiosum
Loại virus này thường gây bệnh trên da người, gặp nhiều ở trẻ em, gây ra triệu chứng nổi mụn đỏ thành cụm. Bạn không nên dùng chung khăn tắm, quần áo, bồn tắm với người khác để tránh lây bệnh.
Bệnh chàm
Bệnh chàm cũng có thể khiến da bìu và tinh hoàn xuất hiện mụn nhỏ li ti màu trắng, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm. Đám mụn này khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy và đau rát, đặc biệt vào ban đêm. Mụn còn có thể chảy mủ, bốc mùi hôi và lây lan sang hậu môn, khu vực đáy chậu… khiến việc điều trị tốn kém và khó khăn hơn.
Bệnh nấm bìu
Nấm là căn bệnh ngoài da thường gặp, dễ xuất hiện ở bìu, bẹn, đùi… Khi nấm xuất hiện ở da bìu gây viêm nhiễm có thể dẫn tới xuất hiện mụn, khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy không yên
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG TINH HOÀN NỔI MỤN
Khi gặp tình trạng tinh hoàn nổi mụn cứng, bạn hãy đến cơ sở y tế kiểm tra ngay. Sau khi xác định bệnh tình, bác sĩ mới đưa ra phương án điều trị cho bạn. Tại các cơ sở y tế hiện nay, bác sĩ thường áp dụng 2 phương pháp điều trị sau:
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc gì để điều trị tình trạng mọc mụn ở tinh hoàn
Thuốc điều trị tinh hoàn nổi mụn cứng thường là thuốc giảm ngứa, giảm viêm, thuốc kháng sinh, kháng nấm, thuốc diệt trừ vi sinh vật gây bệnh… Việc áp dụng loại thuốc nào còn tùy tình trạng bệnh cụ thể.
Bên cạnh thuốc tây y, bạn cũng có thể áp dụng thuốc đông y trong điều trị tinh hoàn nổi mụn cứng. Thuốc đông y không có tác dụng phụ và không gây nhờn thuốc, do đó an toàn cho người sử dụng. Ở Hà Nội, cũng có một số phòng khám kết hợp cả thuốc đông y và tây y để điều trị tinh hoàn nổi mụn cứng. Trong đó nổi tiếng nhất là Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Điều trị bằng thủ thuật
Một số căn bệnh khi trở nặng và gây ra biến chứng thì không thể chỉ điều trị bằng thuốc. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thủ thuật điều trị khác. Có thể kể đến như:
– Công nghệ ánh sáng sinh học trong điều trị viêm tinh hoàn.
– ALA – PDT – phương pháp phá hủy mô đích chọn lọc trong bệnh lý sùi mào gà.
– …
Các phương pháp trên đều là phương pháp không xâm lấn, hoặc xâm lấn tối thiểu, giúp người bệnh hạn chế đau đớn và chảy máu. Chúng cũng giúp người bệnh hạn chế tổn thương và mau chóng phục hồi.
CÁCH XỬ LÝ TINH HOÀN NỔI MỤN CỨNG TẠI NHÀ
Ở nhà, khi chưa có điều kiện đến cơ sở y tế ngay, bạn có thể xử lý tạm thời tình trạng tinh hoàn nổi mụn cứng bằng cách:
– Nhỏ tinh dầu trà vào khăn ấm và ướt, sau đó xoa nhẹ vào vùng tinh hoàn nổi mụn trong ít nhất 20 phút. Thực hiện 4 lần 1 ngày để vệ sinh sạch chất dầu tích tụ trên da bìu.
– Bôi một lớp mỏng dầu thầu dầu lên nốt mụn. Dầu thầu dầu có khả năng kháng khuẩn tự nhiên nên sẽ hạn chế tình trạng viêm nhiễm của bạn.
– Khi tắm, nhẹ nhàng dùng xà phòng loại không gây kích ứng để rửa sạch vùng mụn.
– Bôi thuốc mỡ kháng khuẩn lên mụn để tiêu diệt vi khuẩn. Khi thực hiện cách này cần tham khảo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, bạn nên thăm khám y tế thường xuyên để phát hiện các căn bệnh liên quan đến triệu chứng tinh hoàn nổi mụn cứng kịp thời.
Trên đây Bác Sĩ Của Mọi Nhà đã nêu lên những vấn đề xung quanh tình trạng tinh hoàn nổi mụn cứng ở nam giới. Qua đó, anh em có thêm kiến thức để có thể tự bảo vệ mình!
Tag : bệnh lý tinh hoàn, bệnh về tinh hoàn, mọc mụn ở tinh hoàn, tinh hoàn nổi mụn cứng, [addtoany]Tìm hiểu cách chữa teo tinh hoàn tại nhà tại: https://phu-khoa.com/bat-mi-cach-chua-teo-tinh-hoan-an-toan-va-hieu-qua-ngay-tai-nha.html
admin
Bình luận của bạn Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.9 + 8 =
Tin liên quan
- Cách kiểm tra và khắc phục hẹp bao quy đầu ở trẻ
- Viêm bao quy đầu ở trẻ em và những điều cha mẹ nên biết
- Nổi mẩn đỏ ở bao quy đầu là hiện tượng gì? Có đáng ngại không?
- Rách bao quy đầu: Nguyên nhân và cách chăm sóc cho mau lành
- Cắt bao quy đầu ở trẻ nhỏ ở thời điểm nào, thực hiện ra sao?
- Cắt bao quy đầu bao lâu thì lành, cách chăm sóc và vệ sinh
Từ khóa » Da Bìu Nổi Mụn Cứng
-
Bìu Nổi Hột Là Bệnh Gì? Điều Trị Bằng Thuốc Có Khỏi?
-
Hình ảnh Nổi Mụn Cứng ở Bìu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Trị
-
Nổi Mụn Cứng ở Bìu: Hình ảnh, Nguyên Nhân, Cách Trị Tại Nhà
-
Tạm Biệt Các Nốt Mụn Cứng ở Bìu Chỉ Sau 1 Liệu Trình! - Phòng Khám
-
Nổi Mụn ở Tinh Hoàn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Bìu Nổi Hột – Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Phát Hiện Nổi Mụn Cứng Ở Bìu
-
Nổi Mụn ở Tinh Hoàn, Bạn Phải Làm Gì? • Hello Bacsi
-
Tinh Hoàn Nổi Mụn: Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân, Cách ...
-
Mụn Trứng Cá ở Bìu: Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị - VIETSKIN
-
Nổi Mụn Cứng Ở Bìu - Phòng Khám Nam Phụ Khoa
-
Nguyên Nhân Nổi Mụn Cứng ở Bìu - Bệnh Viện Phá Thai Uy Tín
-
Bệnh Chàm Bìu Có Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
[TP.HCM] Nổi Mụn Cứng ở Bìu Do Bệnh Gì Và Cần Làm Sao?