Tính Kết Cấu áo đường Cứng Theo 3230 QĐ-BGTVT

  • Home
  • About
  • Contact
  • Đăng ký nhận tài liệu qua email

Diễn Đàn Cầu ĐườngDiễn Đàn Cầu Đường

Diễn Đàn Cầu Đường Trang chủtuyet-chieu-excelTính kết cấu áo đường cứng theo 3230 QĐ-BGTVT Tính kết cấu áo đường cứng theo 3230 QĐ-BGTVT QUYT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ THIẾT KẾ MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG THÔNG THƯỜNG CÓ KHE NỐI TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI (Tải về bảng tính phía cuối bài viết) Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vậntải; Xét đề nghị của Tổng cục Đường bộ Việt Nam tại Tờ trình số 66/TTr-TCĐBVN ngày 26/11/2012 về việc trình thẩm định, ban hành “Quy định tạmthời về kỹ thuật thiết kế mặt đường bê tông xi măng có khe nối trong xây dựngcông trình giao thông”; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, QUYT ĐỊNH: Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tạm thời về thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, Giám đốc các Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ THIẾT KẾ MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG THÔNG THƯỜNG CÓ KHE NỐI TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 3230/QĐ-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) 1. Phạm vi áp dụng: 1.1. Quy định tạm thời này quy định các yêu cầu và cung cấp các chỉ dẫn cần thiết để thiết kế kết cấu mặt đường bê tông xi măng (BTXM) thông thường có khe nối: trên các đường ô tô làm mới có cấp hạng khác nhau (bao gồm cđường cao tốc); thiết kế mặt đường BTXM thông thường có khe nối trên các kết cấu mặt đường mềm 1.2. Quy định tạm thời này không áp dụng cho việc thiết kế sửa chữa mặt đường BTXM và thiết kế nâng cấp, cải tạo mặt đường BTXM cũ. 2. Tài liệu viện dẫn: Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Ký hiệu tiêu chuẩn Tên tiêu chuẩn
TCVN 4054:2005 Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 5729:2012 Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu thiết kế.
22TCN 211-06 Áo đường mềm - Yêu cầu và các chỉ dẫn thiết kế
TCVN 7957:2008 Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩnthiết kế.
TCVN 8819:2011 Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cu thi công và nghiệmthu.
1951 QĐ/BGTVT Quy định kỹ thuật tạm thời về thi công và nghiệm thu mặt đường BTXM trong xây dựng công trình giao thông” Ban hành theo quyết định số 1951 QĐ/BGTVT ngày 17/08/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT.
TCVN 8858:2011 Móng cấp phối đá dăm và cấp phối thiên nhiên gia cố xi măng trong kết cấu áo đường ôtô - Thi công và nghiệm thu.
TCVN 8859:2011 Móng cấp phi đá dăm trong kết cấu áo đường ôtô - Vật liệu, thi công và nghiệm thu.
TCVN8860-1 ÷ 12:2011 Bê tông nhựa - Phương pháp thử.
TCVN 8862:2011 Quy trình thí nghiệm xác định cường độ kéo khi ép chẻ của vật liệu hạt liên kết bằng các chất kết dính.
TCVN 9436:2012 Nền đường ô tô - Thi công và nghiệm thu
TCVN 3105:1993 ÷ TCVN3120:1993 Bê tông nặng - Các phương pháp xác định chỉ tiêu cơ lý
22TCN 274-01 Áo đường mềm - Xác định mô đun đàn hồi của nền đường và mô đun đàn hồi hữu hiệu của kết cấu áo đường bằng thiết bị đo động FWD.
TC01:2010 Giấy dầu xây dựng - Tổng cục Đo lường Chất lượng
TCVN 8871-1÷6:2011 Vải địa kỹ thuật - Phương pháp thử.
TCVN 8864:2011 Mặt đường ô tô - Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3,0 mét.
TCVN 8865:2011 Mặt đường ô tô - Phương pháp đo và đánh giá xác định độ bằng phẳng theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI
TCVN 8867:2011 Áo đường mềm - Xác định mô đun đàn hồi chung của kết cấu bằng cần đo võng Benkelman.
ASTM D4123 Standard Test Method for Indirect Tension Test for Resilient Modulus of Bituminous Mixtures (Phương pháp thử nghiệm kéo gián tiếp để xác định Mô đun đàn hồi của hỗn hợp bê tông nhựa).
AASHTO T292 Standard Method of Test for Resilient Modulus of Subgrade Soils and Untreated Base/Subbase Materials (Phương pháp thử xác định Mô đun đàn hồi của lớp đất nền và vật liệu lớp móng trên, móng dưới không gia cố)
AASHTO T42 Standard Method of Test for Preformed Expansion Joint Filler for Concrete Construction (Phương pháp thử tấm chèn khe dãn trong mặt đường tông).
AASHTO M301 Standard Specification for Joint Sealants, Hot Poured for Concrete and Asphalt Pavements (Quy định kỹ thuật đối với chất chèn khe, rót nóng trong mặt đường bê tông nhựa và bê tông xi măng).
ASTM D3405 Standard Specification for Joint Sealants, Hot-Applied, for Concrete and Asphalt Pavements (Quy định kỹ thuật đối với chất chèn khe, rót nóng dùng cho mặt đường bê tông nhựa và bê tông xi măng).
ASTM D3407 Standard Test Methods for Joint Sealants, Hot-Poured, for Concrete and Asphalt Pavements (Phương pháp thử tấm chất chèn khe, rót nóng dùng cho mặt đường bê tông nhựa và bê tông xi măng).
3. Thuật ngữ và định nghĩa:[ads-post] 3.1. Mặt đường bê tông xi măng (Cement concete pavement) Mặt đường đường ô tô có tầng mặt bằng BTXM có thể có cốt thép, lưới thép hoặc không. 3.2. Mặt đường BTXM thông thường có khe nối (Jointed plain concete pavement - JPCP): Là loại mặt đường có tầng mặt bằng các tấm BTXM kích thước hữu hạn, liên kết với nhau bằng các khe nối (khe dọc và khe ngang). Ngoại trừ các chỗ có khe nối và các khu vực cục bộ khác, trong tầng mặt BTXM loại này đều không bố trí cốt thép (mặt đường BTXM phân tấm không cốt thép). 3.3. Kết cấu áo đường BTXM thông thường (JPCP Structure) Kết cấu này từ trên xuống dưới gồm các tầng lp sau: - Tầng mặt bằng BTXM thông thường (JPCP surfacing). - Tầng móng (Road foundation) gồm lớp móng trên (Base) và lp móng dưới (Sub-base). - Lớp đáy móng (Capping layer); + Tạo một lòng đườngchịu lực đồng nhất (đồng đều theo chiều rộng), có sức chịu tải tốt; + Ngăn chặn ẩm thấm từ trên xuống nền đất và từ dưới lên tầng móng áo đường; + Tạo “hiệu ứng đe” để bảo đảm chất lượng đầm nén các lớp móng phía trên; + Tạo điều kiện cho xe máy đi lại trong quá trình thi công áo đường không gây hư hại nền đất phía dưới (nhất là khi thời tiết xấu). Với mặt đường BTXM chỉ cần có lp này khi nền đường có điều kiện địa chấtbất lợi và thường xuyên chịu ảnh hưởng của các nguồn ẩm. - Lớp nền đất trên cùng hay lớp nền thượng (Subgrade) là phần nền đườngtrong phạm vi 80 - 100cm, kể từ đáy lớp móng dưới trở xuống. Đây chính là khu vựctác dụng của nền đường, là phạm vi nền đường tham gia chịu tác dụng của tải trọngbánh xe truyền xuống. Chức năng và yêu cầu thiết kế đối với mỗi tầng lớp nói trên sẽ được đề cập ởcác mục tiếp theo trong tiêu chun này. Chi tiết xem hình 3.1. Tính kết cấu áo đường cứng theo 3230 QĐ-BGTVT Hình 3.1 Sơ đồ cấu tạo mặt đường BTXM thông tường có khe nối 3.4. Các cấp quy mô giao thông (Traffic classes) Đ thuận tiện cho việc thiết kế mặt đường BTXM thông thường, trong quy định kỹ thuật này, quy mô giao thông được chia thành 5 cấp tùy theo số lần tác dụng tích lũy Ne của trục xe 100kN lên vị trí giữa cạnh dọc tấm BTXM, dự báo cho một làn xe phải chịu đựng trong suốt thời hạn phục vụ thiết kế như ở bảng 1. Bảng 1: Phân cấp quy mô giao thông
Cấp quy mô giao thông Số lần trục xe quy đổi về 100kN tác dụng lên vị trí giữa cạnh dọc tấm trên 1 làn xe trong suốt thời hạn phục vụ thiết kế (Ne)
Nhẹ < 3.104 lần
Trung bình 3.104÷ 1.106 lần
Nặng 1.106 ÷ 20.106 lần
Rất nặng 20.106÷ 1.1010 lần
Cực nặng > 1.1010 lần
Chú thích: Ne được xác định theo biu thức (A.3) ở phụ lục A. 4. Nội dung và yêu cầu thiết kế: 4.1. Thiết kế mặt đường BTXM thông thường gồm các nội dung sau: 1. Thiết kế cấu tạo kết cấu mặt đường và cấu tạo lề đường; 2. Tính toán chiều dày các lp kết cấu, xác định kích thước tấm BTXM và xác định các yêu cầu về vật liệu đối với mỗi lớp kết cấu; 3. Thiết kế cấu tạo các khe nối; 4. Thiết kế hệ thống thoát nước cho kết cấu mặt đường. 4.2. Yêu cầu chung đối với việc thiết kế mặt đường BTXM thông thường 4.2.1. Kết cấu mặt đường thiết kế phải phù hợp với công năng và cấp hạng đường thiết kế, phải phù hợp vi điều kiện khí hậu, thủy văn, địa chất và vật liệu tại chỗ, cũng như phù hợp với các điều kiện xây dựng và bảo trì tại địa phương. 4.2.2. Kết cấu thiết kế phải đảm bảo trong thời hạn phục vụ quy định đáp ứng được lượng xe dự báo thiết kế lưu thông an toàn và êm thuận, cụ thể là: 1. Dưới tác dụng tổng hợp của tải trọng xe chạy trùng phục và tác dụng lặp đi lặp lại của sự biến đổi gradien nhiệt độ giữa mặt và đáy tấm BTXM, trong suốt thời hạn phục vụ, tầng mặt BTXM không bị phá hoại (không bị nứt vỡ) do mỏi, đồng thời cũng không bị nứt vỡ dưới tác dụng tổng hợp của một tải trọng trục xe lớn nhất đúng vào lúc xuất hiện gradien nhiệt độ lớn nhất. Hai trạng thái giới hạn tính toán nói trên phải được bảo đảm với một mức độ an toàn và tin cậy nhất định, để mặt đường BTXM đủ bền vững trong suốt thời hạn phục vụ yêu cầu. 2. Ngoài yêu cầu về cường độ và độ bền vững nói trên, tng mặt BTXM còn phải đủ độ nhám để chống trơn trượt, phải chịu được tác dụng mài mòn của xe chạy và phải đủ bằng phẳng để bảo đảm tốc độ xe chạy thiết kế. Để dự phòng mài mòn, tầng mặt BTXM được thiết kế tăng dày thêm 6,0mm so với chiu dày tính toán. Các yêu cầu về độ nhám và độ bằng phng được quy định như sau: + Độ bằng phẳng: - Đảm bảo các yêu cầu quy định tại tiêu chuẩn TCVN 8864:2011. - Chỉ số IRI, m/km (TCVN 8865: 2011): Đường cao tốc, cấp I, cấp II, cấp III ≤ 2,0; Các cấp đường khác: ≤3,2; + Độ nhám: Chiều sâu cấu tạo rãnh chống trượt thông qua độ nhám trung bình bề mặt (TCVN 8866:2011). Đối với đoạn đường bình thường của đường cao tốc, cấp I, cấp II, cấp III: 0,7Htb ≤1,10; Đối với đoạn đường đặc biệt của đường cao tốc, cấp I, cấp II, cấp III: 0,8Htb ≤1,20; Đối với đoạn đường bình thường của các cấp đường khác: 0,5 ≤Htb0,9; Đối với đoạn đường đặc biệt của các cấp đường khác: 0,6Htb 1,0; 5. Thiết kế cấu tạo kết cấu mặt đường BTXM thông thường: 5.1.Cấu tạo tầng mặt BTXM thông thường và bố trí tấm BTXM tầng mặt trên mặt bằng. 5.1.1. Hình dạng kích thước và bố trí tấm BTXM tầng mặt trên mặt đường. 1. Nên sử dụng các tấm hình chữ nhật có chiều rộng (tức là khoảng cách giữacác khe dọc) trong phạm vi 3,00 ÷ 4,50m và chiều dài (tức là khoảng cách giữa các khe ngang) trong khoảng 4,00 ÷ 5,00m nhưng tỷ s giữa chiều dài và chiều rộng củatấm không nên vượt quá 1,35 lần. Ở khu vực phía Nam nước ta chiều dài tấm không nên > 4,80m và nên là 4,50m. 2. Tại các đoạn đường cong trên bình đồ phải bố trí các tấm hình thang với 2 cạnh xiên kéo dài gặp nhau tại tâm của đường cong hoặc hướng mỗi cạnh xiên trùng với hướng pháp tuyến của đường cong. Chiều dài ở giữa tấm cũng nên chọn như đề cập ở điểm 1 nói trên. 3. Tại các chỗ chiều rộng mặt đường thay đổi và các chỗ nút giao nhau thường cần bố trí các tấm đặc biệt. Các tấm này nên có góc tấm lớn hơn 90° và không nên nhỏ hơn 80°, tại các góc nhọn nên bố trí thêm cốt thép gia cường (xem tại mục 5.6). 4. Cạnh dài của mỗi tấm phải trùng với hướng tuyến. Đầu khe ngang của các tấm liền kề không được bố trí lệch nhau. 5.1.2. Bố trí khe dọc Phải căn cứ vào chiều rộng phần xe chạy, chiều rộng một làn xe, chiều rộng lề và chiều rộng một vệt máy rải BTXM có thể rải được để bố trí khe dọc nhưng vị trí khe dọc không được dưới vệt bánh xe. 5.1.3. Chiều rộng của tấm BTXM ở làn xe ngoài cùng Nơi tiếp giáp với lề đất (không đặt được thanh liên kết với lề) thì chiều rộng này nên mở rộng thêm 0,6m so với chiều rộng một làn xe. 5.1.4. Chiều dày tấm BTXM - Chiều dày tấm phải được xác định thông qua kiểm toán với 2 trạng thái giới hạn đã đề cập ở 4.2.2 và theo chỉ dẫn ở mục 8. Để thuận lợi cho việc kiểm toán, bước đầu có thể tham khảo các trị số chiều dày tấm tùy thuộc vào cấp hạng đường và quy mô giao thông như ở bảng 2. Bảng 2: Chiều dày tấm BTXM thông thường tùy theo cấp hạng đường và quy mô giaothông (tham khảo)
Cấp thông thường Chiều dày tấm BTXM (cm)
Cực nặng Rt nặng Nặng Trung bình Nhẹ
- Đường cao tc 32 28÷ 32 25÷ 28
- Đường cấp I, II, III 30 26÷ 30 24÷ 27 22÷ 25
- Đường cấp IV, V, VI 20 ÷ 24 18 ÷ 20
5.1.5. Các chỉ tiêu cơ lý yêu cu đi với BTXM 1. Cường độ kéo uốn thiết kế yêu cầu đối với BTXM làm tầng mặt và đối với móng trên làm bằng bê tông nghèo hoặc bê tông đầm lăn được quy định ở điều 8.2.3. 2. Độ mài mòn xác định theo TCVN3114:1993 không được lớn hơn 0,3 g/cm2 đối với mặt đường BTXM đường cao tốc, đường ô tô cấp 1, cấp II, cấp III hoặc các đường có quy mô giao thông cực nặng, rất nặng và nặng và không được lớn hơn 0,6 g/cm2 đối với mặt đường BTXM đường ô tô cấp IV trở xuống hoặc các đường có quy mô giao thông trung bình và nhẹ. 5.2.Cấu tạo tầng móng 5.2.1. Cả lớp móng trên và lớp móng dưới phải có khả năng chống xói, có độ cứng thích hợp và nên lựa chọn loại vật liệu cho lớp móng trên như ở bảng 3. Không được dùng lớp móng trên bằng cấp phối đá dăm (CPĐD) cho các kết cấu mặt đường có quy mô giao thông từ cấp trung bình trở lên (móng trên bằng CPĐD chỉ được dùng cho cấp quy mô giao thông nhẹ). Bảng 3: Chọn loại lớp móng trên tùy thuộc quy mô giao thông
Quy mô giao thông Loi vt liệu nên dùng Yêu cu ti thiu Tiêu chun thử nghiệm
- Cực nặng và rất nặng Bê tông nghèo, bê tông đầm lăn ≥ 7,0MPa ≥ 10,0 MPa 2,5 MPa (fbr- cường độ kéo uốn thiết kế của vật liệu móng) TCVN 3118:1993 TCVN 3118:1993 TCVN 3119:1993
-Nặng Cấp phối đá dăm gia cố xi măng ≥ 4,0 MPa TCVN 8858:2011
- Trung bình 3,0 MPa
- Nặng và Trung bình Bê tông nhựa hoặc hỗn hp đá dăm trộn nhựa Độ ổn định Marshall ≥ 5,5kN TCVN 8860:2011
- Nhẹ Cấp phối đá dăm CBR 100% TCVN 8859:2011
* Chú thích bảng 3: Đi với cấp phối đá dăm gia cố xi măng thường sử dụng tỷ lệ xi măng 3%÷ 5%. 5.2.2. Chiều dày lp móng trên Tùy thuộc loại vật liệu có thể sơ bộ chọn chiều dày lớp móng trên trong phạm vi dưới đây: - Móng trên bằng bê tông nghèo, bê tông đầm lăn: 120÷ 200mm; - Móng trên bằng cấp phối đá gia cố xi măng: 150÷ 250mm; - Móng trên bằng bê tông nhựa hoặc hỗn hợp đá dăm trộn nhựa: 70 ÷ 100mm; - Móng trên bằng cấp phối đá dăm: 180÷ 200mm; Nên chọn chiều dày lp móng bằng chiều dày có thể lu chặt một lần. 5.2.3. Nếu sử dụng lớp móng trên là loại thấm thoát nước nhanh như đề cập ở điểm 7.1.1 thì lp móng trên này có thể làm bằng đá dăm cấp phối hở gia cố bitum hoặc gia cố xi măng. Chiều dày lớp này tối thiểu bằng 100mm và phải được thiết kế có độ rỗng khoảng 16%÷ 20% để bảo đảm đạt được hệ số thấm k ≥ 300 m/ngày đêm (xem thêm 7.3.2). Cấu tạo và tính toán hệ thống thoát nước được đề cập ở mục 7. Phía dưới đáy lớp móng trên thoát nước phải bố trí lớp móng dưới không thấm nước (bằng đá dăm cấp phối chặt gia cố bitum hoặc gia cố xi măng). Mặt lớp móng dưới nên rải thêm lớp láng nhựa dày 10mm hoặc lớp vải địa kỹ thuật không thấm nước. 5.2.4. Trên mặt lớp móng trên bằng bê tông nghèo hoặc bê tông đầm lăn phải rải một lớp chống thấm và cách ly dày tối thiểu 30mm bng bê tông nhựachặt. Trên mặt lớp móng trên bằng đá gia cố xi măng phải láng nhựa một lp dày tối thiểu 10mm hoặc dùng màng chống thấm với lượng chất lỏng tạo màng tối thiểu 0,20 lít/m2 (tưới làm 2 lần). Trên mặt lp móng trên bằng cấp phối đá dăm phải có lớp ngăn cách bằng giấy dầu hoặc vải địa kỹ thuật (Giấy dầu tuân thủ TC01:2010 và Vải địa kỹ thuật phải tuân thủ TCVN8871:2011). 5.2.5. Phải bố trí lớp móng dưới khi quy mô giao thông thiết kế từ cấp nặng trở lên (nặng, rất nặng, cực nặng). Với quy mô giao thông thiết kế thuộc cấp trung bình và nhẹ thì có thể không bố trí lớp móng dưới. 5.2.6. Trong trường hợp quy mô giao thông thiết kế thuộc cấp nặng thì có thể sử dụng cấp phối đá dăm loại có chỉ tiêu CBR ≥ 30% làm lớp móng dưới. Trường hợp quy mô giao thông rất nặng và cực nặng thì phải bố trí lớp móng dưới bằng cấp phối đá dăm (sỏi cuội) gia cố xi măng với tỷ lệ xi măng 3% ÷ 5% hoặc cấp phối đá dăm loại có chỉ tiêu CBR ≥ 100%. Chiều dày lp móng dưới bằng cấp phối đá dăm trong khoảng 180 ÷ 240mm, bằng cấp phối đá dăm gia cố xi măng trong khoảng 150 ÷ 200mm. Nên chọn chiềudày lớp bằng chiều dày tối đa có thể lu chặt 1 lần. Yêu cầu thi công phải tuân thủ các TCVN 8859: 2011 đối với cấp phối đá dăm và TCVN 8858-2011 với cấp phối đá dăm (sỏi cuội) gia cố xi măng. 5.2.7. Nếu lớp móng trên bằng cấp phối đá dăm gia cố xi măng hoặc bitum thì cấp phối đá dăm làm lp móng dưới nên chọn loại có tỷ lệ cỡ hạt mịn (nhỏ hơn 0,075mm) dưới 7%. 5.2.8. Chiều rộng lớp móng trên phải rộng hơn chiều rộng phần xe chạy bằng BTXM mỗi bên 300mm nếu sử dụng công nghệ thi công đơn giản, và mỗi bên 650mm nếu sử dụng công nghệ ván khuôn trượt. 5.2.9. Lớp móng trên bằng bê tông nghèo và bê tông đầm lăn phải được xẻ các khe ngang trùng với vị trí các khe ngang của tầng mặt BTXM. Chiều rộng và chiều sâu cắt khe ngang của lớp móng cũng giống như quy định với tầng mặt BTXM ở điểm 6.2. Nếu một vệt thi công rộng hơn 7,5m thì cũng phải bố trí khe dọc. 5.2.10. Tùy theo yêu cầu của công nghệ thi công lớp móng trên, chiều rộng lớp móng dưới cũng phải mở rộng như đề cập ở 5.2.8. Trên mặt lớp móng dưới đã đầm nén chặt nếu có xe máy thi công đi lại thì nên láng nhựa một lớp tối thiểu dày 10mm. 5.3.Cấu tạo lớp đáy móng (lớp đệm): 5.3.1. Khi nền đường đạt các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn TCVN9436:2012 “Nền đường ô tô - Thi công và nghiệm thu” và đạt loại I về loại hình gây ẩm như đề cập ở phụ lục B của 22TCN 211-06 thì không cần bố trí lớp đáy móng. 5.3.2. Nếu nền đường không đạt các yêu cu ở 5.3.1 thì phải bố trí lớp đáy móng. Cấu tạo và thiết kế lớp đáy móng trong trường hợp này cũng tuân thủ các quy định ở điều 2.5.2 của 22TCN 211-06. 5.3.3. Trong tính toán kết cấu mặt đường BTXM, lớp đáy móng được xem là phần trên cùng của nền đường. 5.4.Cấu tạo lề gia cố: 5.4.1. Đối với đường cao tốc đường cấp I, cấp II và đường có quy mô giao thông thiết kế thuộc các cấp cực nặng, rất nặng và nặng phải thiết kế cấu tạo kết cấu lề gia cố giống như mặt đường BTXM phần xe chạy (cả về tầng, lớp và vật liệu các lớp). Ngoài các trường hợp nói trên, tầng móng của kết cấu lề gia cố (gồm cả móng trên, móng dưới) cũng phải thiết kế như móng của kết cấu mặt đường phần xe chạy (về chiều dày và vật liệu các lớp). Trong trường hợp này tầng mặt của kết cấu lề có th bằng BTXM hoặc tầng mặt rải nhựa. Trường hợp đường có quy mô giao thông thiết kế thuộc cấp trung bình thì tầng mặt kết cấu lề gia cố nên dùng bê tông nhựanóng, nếu quy mô giao thông thuộc cấp nhẹ thì tầng mặt lề gia cố có thể dùng lớp láng nhựa. 5.4.2. Nếu móng trên của kết cấu lề gia cố là vật liệu hạt thì hàm lượng hạt mịn (< 0,075mm) không được quá 6%. 5.4.3. Nếu sử dụng tầng mặt lề bằng BTXM thì phải bố trí thanh liên kết dọc với tấm BTXM phần xe chạy và bố trí các khe ngang trên lề trùng với vị trí khe ngang trên phần xe chạy. 5.4.4. Nếu dùng kết cấu lề gia cố rải nhựa thì cũng phải kiểm toán kết cấu lề theo các quy định ở điều 3.3.3 và mục 3.4 của 22 TCN 211-06. 5.5.Các yêu cầu đối với nền đường: 5.5.1. Nền đất dưới kết cấu mặt đường BTXM phải đạt được đầy đủ các yêu cầu đã quy định ở TCVN 9436:2012 “Nền đường ô tô -Thi công và nghiệm thu” cũng như các quy định liên quan ở TCVN 4054:2005 và TCVN 5729:2012. 5.5.2. Trường hợp nền đường đắp trên đất yếu thi trước khi xây dựng mặt đường BTXM cần có các biện pháp xử lý để đạt được yêu cầu về độ lún cho phép còn lại trong thời hạn 30 năm kể từ khi xây dựng xong nền đắp đáp ứng yêu cầu ở Bảng 4. Bảng 4 - Độ lún cho phép còn lại sau khi đp xong nn đường 30 năm
Loại và cấp hạng đường Vị trí đoạn đường làm mặt đường BTXM
Gần mố cầu Chỗ có cống hoặc cống chui Các đoạn nn đắp thông thường
Đường cao tốc, đường cấp I, cấp II, cấp III có tốc độ thiết kế ≥ 60Km/h, cm, không lớn hơn 10cm 20cm 30cm
Đường các cấp có tốc độ thiết kế < 60Km/h, cm, không lớn hơn 20cm 30cm 40cm
Chú thích: Tại vị trí sát mố cầu và cống chui (trong phạm vi chiều dài khoảng 7÷ 10m), cần phải bố trí bản quá độ và độ lún cho phép còn lại nêu trên là tại vị trí cuối của bản quá độ (phía xa m cầu hoặc cống chui). 5.6.Bố trí thép tăng cường trong tấm BTXM ở các trường hợp đặc biệt: 5.6.1. Mặt đường BTXM thông thường ở các mép tấm tựdo trên đoạn quanền đất yếu, tại các vị trí từ đường chính ra các nhánh rẽ hoặc tiếp giáp với các loại kếtcấu mặt đường khác nên bố trí thêm cốt thép gia cường. Cốt thép gia cường được bố trí cách mặt dưới của tấm 1/4 chiều dày tấm và không được nhỏ hơn 50mm với 2 thanh thép gờ đường kính 12÷ 16mm, khoảng cách 100mm hai đầu được uốn vai bò như hình vẽ 5.1. >>> ĐỌC TIẾP QUY ĐỊNH TẢI VỀ BẢNG TÍNH THAM KHẢO Tags Bảng tính Excel excel-cau-duong excel-xay-dung tuyet-chieu-excel Utc2 tài liệu - Diễn đàn cầu đường

Người đăng: Utc2 tài liệu - Diễn đàn cầu đường

Diễn đàn cầu đường - Nơi chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm, xây dựng và thiết kế cầu đường

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

bài viết liên quan

Tìm kiếm tại đây:

Theo dõi chúng tôi

Bài viết đề xuất

4/random/post-list Đang tải...

Danh mục

  • Autocad 91
  • Mẹo-autocad 51
  • Giáo trình phần mềm xây dựng 40
  • Giáo trình bài giảng UTC2 38
  • Bảng tính Excel 30
  • Autocad-Lisp 27
  • Đồ án 22
  • Civil 3D 19
  • Biện pháp thi công 13
  • BIM 11
  • Khoa-hoc-phan-mem-xay-dung-mien-phi 9
  • Bản vẽ Cầu 8
  • Đề cương 7
  • Dự toán 6
  • Công nghệ 5
  • Bài tập lớn 3
  • Bản vẽ cọc 2
  • Đề thi 1

Danh mục

  • Tin tức cầu đường
  • Phần mềm xây dựng
  • Tiêu chuẩn
  • Kinh Nghiệm
  • Kiến thức
  • Tiếng Anh
  • Xây dựng dân dụng
  • Quản lý dự án
  • THỦ THUẬT
  • Video
  • Văn bản
  • Midas-civil
  • RM Bridge
  • Tu-hoc-revit
  • Kiểm toán
  • TEKLA-STRUCTURES
  • Nghị định
  • Thu-thuat-anddesign

LIÊN KẾT WEB

  • Việc làm
  • Nhóm học tập
  • Hỗ trợ
  • Liên hệ
  • Đăng ký
  • Video học phần mềm

Menu Footer Widget

  • © 2019 Diễn Đàn Cầu Đường. All rights reserved
Được tạo bởi Blogger

Từ khóa » Phần Mềm Tính áo đường Cứng