Tỉnh Khánh Hòa Triển Khai Đề án Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Giai ...

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2030 được phê duyệt tại Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, qua đó nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về sản xuât nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ; tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người sản xuất về nông nghiệp sạch, cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Trên cơ sở đó, xây dựng chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, hình thành, mở rộng các vùng, khu vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở những nơi có đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với chuỗi giá trị cho một số sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế về sản xuất hữu cơ của địa phương và từng bước nhân rộng mô hình nay. Với các mục đích trên, UBND tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng kế hoạch triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh được Ban hành kèm theo Quyết định số 3807/QĐ-UBND, ngày 28/10/2021.

Đề án triển khai 05 nội dung chính để phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2030

Trước tiên là phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với một số sản phẩm hữu cơ chủ lực của tỉnh, trong đó ưu tiên các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho từng đối tượng cây trồng, vật nuôi để sản xuất hữu cơ; ưu tiên lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi thích ứng tốt với điều kiện môi trường và có thị trường tiêu thụ. Hình thành vùng sản xuất các sản phẩm bản địa, đặc trưng có tiềm năng để xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm để đầu tư sản xuất hữu cơ. Xác định mục tiêu cụ thể đối với vùng trồng trọt hữu cơ, vùng chăn nuôi hữ cơ, vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ.

Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Ưu tiên chế biến các sản phẩm hữu cơ là thực phẩm, dược liệu, mỹ phẩm… để nâng cáo giá trị gia tăng. Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Khuyến khích hình thức sản xuất quy mô hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác sản xuất các sản phẩm bản địa, từ tự nhiên có giá trị gia tăng cao và giá trị truyền thống. Đẩy mạnh xây dựng vườn cây hữu cơ gắn với thu gom phế phụ phẩm, làm phân hữu cơ, bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ. Xây dựng mô hình theo hướng ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ sinh học, tác nhân phòng trừ sinh học… Nghiên cứu và phát triển sản phẩm có chất lượng cao và giá trị sinh học đặc thù, đảm bảo tính cạnh tranh và tốt cho sức khỏe. Triển khai thí điểm mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với chuỗi giá trị cho một số sản phẩm chủ lực, có lợi thế của địa phương…

Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội nũ quản lý, kiểm tra giám sát, doanh nghiệp, người sản xuất kinh doanh. Nâng cao kiến thức về nông nghiệp hữu cơ cho học sinh, sinh viên các trường thuộc lĩnh vực nông lâm thủy sản. Nang cao chất lượng nguồn nhân lực cho sản xuất hữu cơ, đào tạo chuyên gia chuyên sâu về nông nghiệp hữu cơ.

Phát triển các vật tư đầu vào phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đa dạng nguồn thức ăn chăn nuôi; phát triển và sử dụng con giống, vật tư đầu vào hưu cơ trong nuôi trồng thủy sản. Ưu tiên kinh phí cho chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư đầu vào để sản xuất sản phẩm hữu cơ.

06 nhóm giải pháp thực hiện giai đoạn 2021-2030

Một là nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Khánh hòa.

Hai là triển khai cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Ba là thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế.

Bốn là xây dựng và nhân rộng mô hình nông nghiệp hữu cơ.

Năm là hỗ trợ chứng nhận và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.

Sáu là thông tin tuyên truyền.

TT

Từ khóa » Kế Hoạch Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ