Tính Lương Hưu Với Sĩ Quan Chuyển Ngành Sang DNNN
Có thể bạn quan tâm
Bác ông Thành có 35 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Thời gian công tác trong quân đội, bác ông Thành được phong quân hàm thiếu úy tháng 7/1982, trung úy tháng 5/1984, thượng úy tháng 6/1987.
Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời vấn đề ông Thành hỏi như sau:
Căn cứ tính lương hưu
Theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ, được hướng dẫn tại khoản 8 Mục IV Thông tư Liên tịch số 148/2007/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 14/9/2007 của Liên Bộ Quốc phòng – Bộ Công an – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, hoặc chuyển ngành đi học, hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp Nhà nước rồi mới nghỉ hưu, thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:
Được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề đã hưởng chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và được lấy mức lương tối thiểu chung tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi mới nghỉ hưu, mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo cách tính nêu trên thấp hơn mức lương hưu tính theo mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tại thời điểm chuyển ngành, thì được lấy tiền lương tháng đóng BHXH tại thời điểm chuyển ngành chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và được lấy mức lương tối thiểu chung tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi quy định
Trường hợp bác của ông Cao Thành nhập ngũ vào quân đội từ tháng 11/1977, đến tháng 7/1982 được phong quân hàm thiếu úy, tháng 5/1984 được phong quân hàm trung úy và tháng 6/1987 được phong quân hàm thượng úy. Đến tháng 11/1987 bác ông Thành chuyển ngành về doanh nghiệp Nhà nước với cấp bậc quân hàm thượng úy, có 10 năm thâm niên quân đội.
Cho đến thời điểm nghỉ hưu vào ngày 30/11/2012, người bác của ông Thành đủ 56 tuổi, có 35 năm đóng BHXH. Nghỉ việc hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động sớm trước tuổi quy định 4 năm.
Theo Nghị định số 31/2012/NĐ-CP, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 1/5/2012 là 1.050.000 đồng. Mức tiền lương tối thiểu chung tại thời điểm người bác của ông Thành nghỉ hưu tháng 11/2012 là 1.050.000 đ/tháng.
Áp dụng quy định tại khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 8 Mục IV Thông tư Liên tịch số 148/2007/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH để tính lương hưu đối với trường hợp này.
Người bác của ông Thành có mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi chuyển ngành như sau:
Từ tháng 11/1982 đến tháng 5/1984 = 18 tháng, thiếu úy, mức lương chuyển đổi theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP có hệ số 4,2 ; có 6 năm 6 tháng được tính thâm niên nghề hưởng 6%: 1.050.000 đồng x 4,2 x 1,06 x 18 tháng = 84.142.800 đồng.
Từ tháng 6/1984 đến tháng 6/1987 = 37 tháng, trung úy, mức lương chuyển đổi theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP có hệ số 4,6; có 9 năm 6 tháng được tính thâm niên nghề hưởng 9%: 1.050.000 đồng x 4,6 x 1,09 x 37 tháng = 194.793.900 đồng.
Từ tháng 7/1987 đến tháng 11/1987 = 5 tháng, thượng úy, mức lương chuyển đổi theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP có hệ số 5,0; có 10 năm được tính thâm niên nghề hưởng 10%: 1.050.000 đồng x 5,0 x 1,10 x 5 tháng = 28.875.000 đồng.
Lương bình quân trước khi chuyển ngành: (84.142.800 đồng 194.793.900 đồng 28.875.000 đồng): 60 tháng = 5.130.195 đồng/tháng.
Do ông Thành không cung cấp thông tin mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu của người bác ông Thành là bao nhiêu, do vậy đặt 2 giả thiết:
Giả thiết 1: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu của người bác ông Thành là 3.500.200 đồng/tháng.
Phụ cấp thâm niên nghề trước khi chuyển ngành, chuyển đổi theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP là: 1.050.000 đồng x 5,0 x 10% = 525.000 đồng.
Tổng cộng: 3.500.200 đồng 525.000 đồng = 4.025.200 đồng/tháng.
Ở giả thiết 1 này, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu của bác ông Thành tại thời điểm nghỉ hưu thấp hơn mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tại thời điểm chuyển ngành.
Do đó, bác ông Thành được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tại thời điểm chuyển ngành là 5.130.195 đồng/tháng để làm cơ sở tính lương hưu.
Giả thiết 2: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu của người bác ông Thành là 5.200.800 đồng/tháng.
Phụ cấp thâm niên nghề trước khi chuyển ngành, chuyển đổi theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP là: 1.050.000 đồng x 5,0 x 10% = 525.000 đồng.
Tổng cộng: 5.200.800 đồng 525.000 đồng = 5.725.800 đồng/tháng.
Ở giả thiết 2 này mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu của bác ông Thành tại thời điểm nghỉ hưu cao hơn mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tại thời điểm chuyển ngành.
Do đó, bác ông Thành được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tại thời điểm nghỉ hưu là 5.725.800 đồng/tháng để làm cơ sở tính lương hưu.
Theo quy định tại Điều 52 Luật BHXH thì mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi được tính như quy định này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.
Bác ông Thành, có 35 năm đóng BHXH, nghỉ hưu trước tuổi quy định 4 năm, nên lương hưu hàng tháng được tính theo công thức sau: Tiền lương hưu hàng tháng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (chọn mức đóng cao tại thời điểm chuyển ngành hoặc thời điểm nghỉ hưu) x (75% - 4%).
Luật sư Lê Văn Đài
VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội
* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.
Các tin liên quan:
>> Lương hưu và trợ cấp 1 lần đối với sĩ quan chuyển ngành
>> Điều kiện để hưởng chế độ hưu trí và bệnh binh
>> Trường hợp nào được nghỉ hưu trước tuổi?
>> Đóng BHXH và tính hưởng lương hưu
>> Quy định về tuổi nghỉ hưu
>> Tính lương hưu đối với sĩ quan chuyển ngành
>> Điều kiện được tính thâm niên quân đội chuyển ngành
>> Xếp lương đối với sĩ quan chuyển ngành
Từ khóa » Cách Tính Lương Hưu Sĩ Quan Chuyên Nghiệp
-
Chế độ Nghỉ Hưu Của Quân Nhân Chuyên Nghiệp
-
Cách Tính Lương Hưu đối Với Những Người Trong Quân đội
-
Cách Tính Lương Hưu Của Quân Nhân Chuyên Nghiệp Năm 2022
-
Cách Tính Lương Hưu Hàng Tháng Của Quân Nhân Chuyên Nghiệp
-
Quy định Cách Tính Lương Hưu Cho Sĩ Quan Chuyển Ngành
-
Cách Tính Lương Hưu Của Quân Nhân Chuyên Nghiệp Mới Năm 2022
-
Tuổi Nghỉ Hưu Của Quân Nhân Chuyên Nghiệp - Luật Hoàng Phi
-
Điều Kiện Nghỉ Hưu Và Mức Lương Hưu Của Quân Nhân Chuyên Nghiệp
-
Cách Tính Lương Hưu Cho Người Có Thời Gian Tham Gia Quân Ngũ ...
-
Chế độ Hưu Trí đối Với Sĩ Quan, Quân Nhân Chuyên Nghiệp
-
Toàn Văn - Bộ Quốc Phòng
-
Cách Tính Lương Hưu, Trợ Cấp Một Lần đối Với Quân Nhân
-
Chế độ Hưu Trí đối Với Quân Nhân: Sớm Khắc Phục Những điểm Chưa ...
-
Chế độ, Chính Sách đối Quân Nhân Chuyên Nghiệp, Công Nhân Và ...