Tỉnh Quảng Ninh - Người Kể Sử

Mục Lục [Thu / Mở]
  • Vị trí địa lý
  • Điều kiện tự nhiên
  • Lịch sử
  • Thời Tiền sử
  • Thời Phong kiến
  • Thời Pháp thuộc
  • Sau năm 1945
  • Hành chính
  • Kinh tế
  • Dân cư
  • Văn hóa, Du lịch
  • Thắng cảnh
  • Di tích lịch sử
  • Ấm thực
  • Nghệ thuật
  • Giáo dục & Y tế
  • Giáo dục
  • Y tế
  • Giao thông
  • Đường bộ
  • Đường thủy
  • Đường sắt
  • Đường hàng không
  • Hình ảnh
  • Chú thích
Quảng Ninh
Tỉnh
Ha Long bay The Kissing Rocks.jpg Hòn Gà Chọi tại vịnh Hạ Long
Biệt danh Đất Mỏ
Địa lý
Tọa độ: 21°15′04″B 107°11′37″Đ / 21,250982°B 107,193604°ĐTọa độ: 21°15′04″B 107°11′37″Đ / 21,250982°B 107,193604°Đ
Diện tích 6.102,3 km²
Dân số (2015)  
 Tổng cộng 1.211.300 người1
 Mật độ 199 người/km²
Dân tộc Việt, Tày, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa
 Vị trí Quảng Ninh trên bản đồ Việt Nam
Quang Ninh in Vietnam.svg Tỉnh Quảng Ninh
Hành chính
Quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Vùng Đông bắc
Tỉnh lỵ Thành phố Hạ Long
Thành lập 1963
 Chủ tịch UBND Nguyễn Đức Long
 Hội đồng nhân dân 75 đại biểu
 Chủ tịch HĐND Nguyễn Văn Đọc
 Chủ tịch UBMTTQ Nguyễn Chí Thăng
 Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc
 Trụ sở UBND 219 Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hà, Tp.Hạ Long2 3 .
Phân chia hành chính 4 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện
Mã hành chính VN-13
Mã bưu chính 20xxxx
Mã điện thoại 023
Biển số xe 14
Website Tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam và có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Vị trí địa lý

Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một con cá sấu nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc bộ, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 102 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 195 km4 . Phía đông bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển 250 km, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, đồng thời phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương5 .

  • Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, ngoài khơi là mũi Sa Vĩ.
  • Điểm cực tây thuộc xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều.
  • Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn.
  • Điểm cực bắc thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu4 .

Điều kiện tự nhiên

Vịnh Hạ Long - với gần 2000 hòn đảo

Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo núi đá vôi nổi trên mặt biển, phần lớn chưa được đặt tên. Địa hình của tỉnh có thể chia thành 3 vùng6 gồm có Vùng núi, Vùng trung du và đồng bằng ven biển, và Vùng biển và hải đảo7 . Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rặng san hô rất đa dạng7 .

Quảng Ninh nằm vùng Khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh miền bắc vừa có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô và ít mưa. Các quần đảo ở Cô Tô, Vân Đồn... có đặc trưng của khí hậu đại dương. Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa gồm có mùa hạ thì nóng ẩm với mùa mưa, còn mùa đông thì lạnh với mùa khô. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 21 – 23oC, lượng mưa trung bình hàng năm 1.995 m, độ ẩm trung bình 82 – 85%6 . Mùa lạnh thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, trong khi đó mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Ngoài ra, do tác động của biển, nên khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác8 .

Quảng Ninh có tất cả khoảng 30 sông, suối với chiều dài trên 10 km. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có bốn con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Tuy nhiên, hầu hết các sông suối đều ngắn, nhỏ và độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Vào mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần9 .

Quảng Ninh là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới, tuy nhiên lại là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc, với đường biên giới trên bộ dài 118,825 km và đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên 191 km. Mặc khác, Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành có biển, với đường bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000 hecta eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước10 . Tỉnh có 2.077 hòn đảo, và diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên11 .

Lịch sử

Mũi Bạch Long (Paklung) trên bản đồ 1888

Thời Tiền sử

Quảng Ninh là vùng đất lịch sử lâu đời. Ở khu vực Vịnh Hạ Long đã khảo cổ được di chỉ của người tiền sử từ 3000 - 1500 năm TCN. Đặc trưng trong giai đoạn này là Văn hóa Hạ Long. Với nhiều di chỉ khảo cổ vỏ sò dùng làm trang sức và tiền trao đổi. Xương thú và xương người Cổ đại. Khi hình thành Nhà nước đầu tiên của người Việt. Thời Hùng Vương vùng đất Quảng Ninh nay là bộ Lục Hải. Một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang.

Thời Phong kiến

Khu vực tỉnh Quảng Ninh hiện nay thời phong kiến có tên là:

  • Thời Tự chủ và nhà Ngô là Lục Châu.
  • Thời nhà Lý là Lộ Đông Hải.
  • Thời nhà Trần là Lộ Hải Đông.
  • Thời nhà Lê là Trấn An Bang.
  • Thời nhà Nguyễn là Tỉnh Quảng Yên.

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên than đá trữ lượng lớn. Năm 1839 tổng đốc Hải Yên (Hải dương, Quảng Yên) là Tôn Thất Bật thấy nhân dân ở đây bị mất mùa đói kém, cuộc sống khó khăn, ông đã dâng sớ xin triều đình cho nhân dân khai thác than trên núi Yên Lĩnh, nay thuộc xã Yên Thọ, huyện Đông Triều, Quảng Ninh.

Tỉnh Quảng Ninh có những di tích như:

  1. Bãi cọc Bạch Đằng. Nay thuộc thị xã Quảng Yên, khu vực tiếp giáp với thành phố Hải Phòng.
  2. Thương cảng Vân Đồn. Với trận hải chiến chống quân Nguyên Mông của tướng Trần Khánh Dư. Nay thuộc khu vực đảo Quan Lạn và Minh Châu, huyện Vân Đồn.
  3. Khu quần thể lăng các vua Trần. Vốn đây là nơi ở của tổ tiên Vương triều Trần trước khi di cư xuống vùng Thái Bình, Thiên Trường. Nay thuộc xã An Sinh, thị xã Đông Triều.
  4. Núi Yên Tử. Nơi phát tích Thiền phái Trúc Lâm. Nay có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử thuộc 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh.

Thời Pháp thuộc

Bản đồ địa giới Bắc Kì năm 1879 bao gồm Đông Hưng và mũi Bạch Long, đến năm 1887 bị Pháp cắt cho nhà Thanh

Biên giới giáp với Trung Quốc trước năm 1887 là sông Dương Hà (còn gọi là An Nam Giang) bao gồm cả mũi Bạch Long nhưng Công ước Pháp-Thanh 1887 nhận kinh tuyến đông 105 độ 43 phút Paris làm đường phân định thì phần đất này Pháp nhường cho nhà Thanh. Phần đất bị cắt gồm hơn bảy xã thuộc tổng Bát Tràng và hai xã của tổng Kiến Duyên.12

Hiện nay có một số ý kiến cho rằng vùng đất của huyện Phòng Thành Cảng, tỉnh Quảng Tây, bao gồm khu vực Đông Hưng, Phòng Thành, Cảng Khẩu, Bạch Long, Trung Quốc là thuộc Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập và tuyên bố hủy bỏ mọi hiệp ước về Việt Nam của thực dân Pháp với các nước khác. Như vậy vùng Bạch Long - Trường Bình đúng ra phải được trả lại về Quảng Ninh nhưng việc này đã không được thực hiện. Rất nhiều người Kinh sống ở khu vực này tuyệt nhiên trở thành người mất quê hương và trở thành một trong 56 dân tộc của Trung Quốc, gọi là dân tộc Việt.

Sau khi xâm chiếm Bắc Kỳ, năm 1899 thực dân Pháp lại tách một phần bắc tỉnh Quảng Yên mà lập tỉnh Hải Ninh. Thấy được tài nguyên khoáng sản than đá. Thực dân Pháp tăng cường khai thác tại các khu Hồng Quảng, Mạo Khê, Vàng Danh, Cẩm Phả, Hà Tu. Họ thành lập Công ty than Bắc Kỳ thuộc Pháp (S.F.C.T) độc quyền khai thác và tiêu thụ than đá, ra sức vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân công thuộc địa. Cùng với công nghiệp than, Quảng Ninh là một trong những nơi giai cấp công nhân Việt Nam hình thành sớm nhất.

Cuộc Tổng bãi công của hơn 30,000 Thợ Mỏ Ngày 12 tháng 11 năm 1936 đòi tăng lương giảm giờ làm giành thắng lợi vẻ vang đã trở thành một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất của phong trào cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ và độc lập dân tộc. Sau này ngày này trở thành ngày truyền thống của Công nhân vùng mỏ, gọi là Ngày vùng mỏ bất khuất.

Sau năm 1945

Cửa Ông sau giải phóng

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Việt Nam giành độc lập, bước sang giai đoạn dân chủ hiện đại.

Ngày 30 tháng 10 năm 1963 với nền tảng là khu Hồng Quảng (trong đó có khu đặc biệt Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên) và tỉnh Hải Ninh (trong đó có Hải Bằng và Ninh Tường), chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập tỉnh Quảng Ninh. Theo cách đặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên tỉnh là ghép tên của hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh cũ; thị xã Móng Cái chuyển thành huyện Móng Cái. Diện tích của toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km². Khi hợp nhất, tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính gồm 3 thị xã: thị xã Hòn Gai (tỉnh lị), thị xã Cẩm Phả, thị xã Uông Bí và 11 huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Cẩm Phả, Đầm Hà, Đình Lập, Đông Triều, Hà Cối, Hoành Bồ, Móng Cái, Tiên Yên, Yên Hưng.

Ngày 4 tháng 6 năm 1969, hợp nhất 2 huyện Đầm Hà và Hải Hà thành huyện Quảng Hà.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, chuyển huyện Đình Lập về tỉnh Lạng Sơn quản lý vừa được tái lập13 .

Ngày 18 tháng 1 năm 1979, huyện Móng Cái đổi tên thành huyện Hải Ninh14 .

Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Chính phủ bàn hành Nghị định số 102/CP, thành phố Hạ Long được chính thức thành lập trên cơ sở thị xã Hòn Gai15 .

Ngày 23 tháng 3 năm 1994, đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn; tách quần đảo Cô Tô khỏi huyện Cẩm Phả để thành lập huyện Cô Tô.

Ngày 20 tháng 7 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 52/1998/NĐ-CP, thành lập lại thị xã Móng Cái trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Hải Ninh16 .

Ngày 29 tháng 8 năm 2001, huyện Quảng Hà được tách thành 2 huyện: Đầm Hà và Hải Hà.17

Ngày 24 tháng 09 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 03/NĐ-CP thành lập thành phố Móng Cái trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Móng Cái18 .

Ngày 25 tháng 2 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP thành lập thành phố Uông Bí trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Uông Bí19 20 .

Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP tái lập thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Yên Hưng 21 .

Ngày 21 tháng 2 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP thành lập thành phố Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Cẩm Phả.22

Ngày 11 tháng 3 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH13 thành lập thị xã Đông Triều trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Đông Triều.

Hành chính

Quảng Ninh có 4 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện trực thuộc, trong đó có 186 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 67 phường, 8 thị trấn và 111 xã. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất của Việt Nam23 . Quảng Ninh cũng là tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất vùng Đông Bắc: 62%.

Ðơn vị hành chính cấp huyện Thành phố Hạ Long Thành phố Cẩm Phả Thành phố Móng Cái Thành phố Uông Bí Thị xã Đông Triều Thị xã Quảng Yên Huyện Vân Đồn Huyện Hoành Bồ Huyện Cô Tô Huyện Đầm Hà Huyện Hải Hà Huyện Bình Liêu Huyện Tiên Yên Huyện Ba Chẽ
Diện tích (km²) 271,95 486,45 516,6 256,3 397,11 314,2 551,3 843,7 39,75 412,37 526,01 471,39 437,59 576,66
Dân số (người) 221.580 195.80024 80.00025 157.77919 156.627 139.59626 40.204 46.288 4.985 33.219 52.279 27.629 44.352 18.877
Mật độ dân số (người/km²) 815 403 155 616 395 444 73 55 126 81 100 57 102 33
Số đơn vị hành chính cấp xã 20 phường 13 phường và 3 xã 8 phường và 9 xã 9 phường và 2 xã 6 phường và 15 xã 11 phường và 8 xã 1 thị trấn và 11 xã 1 thị trấn và 12 xã 1 thị trấn và 2 xã 1 thị trấn và 9 xã 1 thị trấn và 15 xã 1 thị trấn và 7 xã 1 thị trấn và 11 xã 1 thị trấn và 7 xã
Năm thành lập 1993 2012 2008 2011 2015 2011 1948 --- 1994 2001 2001 1919 --- 1946
Xếp loại đô thị I II III II IV IV IV27 IV28 V V V29 V V V
Nguồn: Website tỉnh Quảng Ninh30 31

Kinh tế

Nhà máy xi măng Cẩm Phả

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2015, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 332 ở Việt Nam

Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%. Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư. Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước (2014) sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hải Phòng.33 Tính đến hết năm 2014 GDP đầu người đạt hơn 3500 USD. Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao34 .

Lịch sử phát triển dân số
Năm Dân số
1995 941.700
1996 958.000
1997 974.400
1998 991.400
1999 1.007.200
2000 1.024.200
2001 1.039.300
2002 1.054.400
2003 1.068.400
2004 1.081.800
2005 1.096.100
2006 1.109.300
2007 1.122.500
2008 1.135.100
2009 1.146.100
2010 1.154.900
2011 1.163.700
2012 1.177.200
Nguồn:35

Dân cư

Tính đến năm 2012, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 1.177.200 người, mật độ dân số đạt 193 người/km²36 Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 620.200 người37 , dân số sống tại nông thôn đạt 557.000 người38 . Dân số nam đạt 607.350 người39 , trong khi đó nữ đạt 569.850 người40 . Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 11,5 ‰41

Dân cư Quảng Ninh tập trung chủ yếu ở bốn thành phố và hai thị xã, là các trung tâm của ngành công nghiệp khai thác than, du lịch và cửa khẩu của Việt Nam, phần 8 huyện còn lại dân cư tương đối thưa thớt, sống chủ yếu bằng nghề nông.

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ninh có 34 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh đông nhất với 1.011.794 người, tiếp sau đó là người Dao đông thứ nhì với 59.156 người, người Tày 35.010 người, Sán Dìu có 17.946 người, người Sán Chay có 13.786 người, người Hoa có 4.375 người. Ngoài ra còn có các dân tộc ít người như người Nùng, người Mường, người Thái42 .

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ninh có 6 tôn giáo khác nhau chiếm 23.540 người, trong đó, nhiều nhất là Công giáo có 19.872 người, Phật giáo có 3.302 người, Đạo Tin Lành có 271 người, Đạo Cao Đài có 87 người, Hồi Giáo có bảy người, ít nhất là Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có một người42 .

Văn hóa, Du lịch

Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Vịnh Hạ Long là địa điểm du lịch lý tưởng của Quảng Ninh cũng như Việt Nam. Tiềm năng du lịch Quảng Ninh nổi bật với:

Thắng cảnh

Của khẩu Móng Cái
  • Vịnh Hạ Long một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới (N7W), di sản thiên nhiên thế giới, có diện tích 1.553 km2 với 1969 đảo. Trong đó khu di sản thế giới được UNESCO công nhận có diện tích trên 434 km2 với 788 đảo, có giá trị đặc biệt về văn hoá, thẩm mĩ, địa chất, sinh học và kinh tế. Trên vịnh có nhiều đảo đất, hang động, bãi tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều hình thức du lịch hấp dẫn. Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà là khu du lịch trọng điểm quốc gia, động lực phát triển vùng du lịch Bắc Bộ.
  • Vịnh Bái Tử Long nằm liền với vịnh Hạ Long ở phía bắc với nhiều đảo đá trải dài ven biển. Một vẻ đẹp hoang sơ cùng với các bãi tắm tại các đảo như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...(Vân Đồn). Phục vụ các du khách thích khám phá tận hưởng vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên.
  • Hàng chục bãi tắm bãi tắm đẹp hiện đại như Trà Cổ (Móng Cái), Bãi Cháy, đảo Tuần Châu được cải tạo, nâng cấp với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đa dạng các nhu cầu của du khách.
  • Đảo Cô Tô (phía đông bắc Quảng Ninh). Các bãi tắm đẹp như Hồng Vàn, Bắc Vàn, Vàn Chảy, đảo Cô Tô Con. Được đánh giá là những bãi biển đẹp nhất tại phía bắc.

Di tích lịch sử

Hồ nước nhân tạo (hồ Yên Lập) - nơi có di tích chùa Lôi Âm
  • Bãi cọc Bạch Đằng thuộc thị xã Quảng Yên, khu vực tiếp giáp với thành phố Hải Phòng.
  • Thương cảng Vân Đồn với trận thủy chiến chống quân Nguyên Mông của tường Trần Khánh Dư. Nay thuộc khu vực đảo Quan Lạn và Minh Châu, huyện Vân Đồn.
  • Khu quần thể di tích lăng các vua Trần, nơi ở của tổ tiên Vương triều Trần trước khi di cư xuống vùng Thái Bình, Thiên Trường thuộc địa phận thị xã Đông Triều.
  • Núi Yên Tử, nơi phát tích thiền phái Trúc Lâm do phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập thuộc địa phận thành phố Uông Bí. Hiện nay Quần thể di tích danh thắng Yên Tử thuộc 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh đang được lập hồ sơ đề nghị công nhận di sản thế giới.
  • Ngoài ra cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích như miếu Tiên Công, đình phong Cốc (TX Quảng Yên),đền Cửa Ông (Cẩm Phả), Đình Trà Cổ (Móng Cái), chùa Long Tiên (TP Hạ Long), Đệ tứ chiến khu Đông Triều,chùa Ba Vàng( TP Uông Bí). đình Quan Lạn, chùa Cái Bầu - Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (Vân Đồn). Đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội.

Ấm thực

Quảng Ninh nổi bật với các món chế biến từ hải sản như tôm, cua, ghẹ, tu hài, hầu, sò. Nhưng đặc biệt không thể không kể đến Chả mực giã tay của Hạ Long, cá thu một nắng, sá sùng,.... Ngoài ra còn có miến dong Bình Liêu, rượu Ba Kích, gà Tiên Yên, chè Ba Chẽ, bánh gật gù Tiên Yên, bánh bạc đầu....

Nghệ thuật

Quảng Ninh là nơi sản sinh và nuôi dưỡng rất nhiều các tài năng nghệ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc. Có thể kể đến các nghệ sĩ thế hệ đầu như Nghệ sĩ Nhân dân Trần Khánh, Nghệ sĩ ưu tú Dương Phú, Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung, Nghệ sĩ Nhân dân Quang Thọ và sau này là những Hồ Quỳnh Hương, Ngọc Anh, Bích Phương, Kim Tiểu Phương, Tuấn Anh, Hoàng Thái, Hà Hoài Thu, Hoàng Tùng, Tô Minh Thắng v.v.. cùng với "cô con dâu" gốc Hà Nam Tân Nhàn.

Đoàn Chèo Quảng Ninh là đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp thuộc chiếng chèo Đông. Chèo Quảng Ninh hiện được đưa vào khai thác du lịch.

Giáo dục & Y tế

Giáo dục

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh có 421 trường học ở cấp phổ thông trong đó Trung học phổ thông có 46 trường, Trung học cơ sở có 146 trường, Tiểu học có 177 trường, có 45 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 205 trường mẫu giáo43 . Với hệ thống trường học như vậy, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Quảng Ninh góp phần đạt phổ cập giáo dục các cấp bậc học trong những năm tới.43 . Về bậc đại học, hiện tại Quảng Ninh có trường Đại học Hạ Long, Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Đại học Ngoại thương phân hiệu Quảng Ninh, và các trường cao đẳng, trung cấp khác.

Y tế

Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế được đầu tư đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và các du khách trong và ngoài nước44 . Tính đến năm 2010, toàn tỉnh Quảng Ninh có 15 bệnh viện, 09 phòng khám đa khoa khu vực, 10 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 14 trung tâm y tế tuyến huyện, 186 trạm y tế xã, phường. Trong đó, Đội ngũ bác sĩ, y sĩ rất chuyên nghiệp với 02 tiến sĩ y học, 53 thạc sĩ y học, 24 bác sĩ chuyên khoa II, 218 bác sĩ chuyên khoa I, 437 bác sĩ, 478 y sĩ, 109 kỹ thuật viên, 960 điều dưỡng viên, 225 nữ hộ sinh, 43 dược sĩ đại học, 99 dược sĩ trung học và 982 cán bộ chuyên môn khác. Năm 2015 đạt tỷ lệ 42,3 giường bệnh trên 10.000 dân, cao gần gấp 2 lần trung bình cả nước, đạt tỷ lệ 12,26 bác sĩ trên 10.000 dân, cao hơn trung bình cả nước gần 1,6 lần45 .

Năng lực hệ thống y tế dự phòng Quảng Ninh được xếp vào top đầu toàn quốc. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, VSATTP, DS-KHHGĐ và phòng, chống HIV/AIDS được thực hiện đồng bộ hiệu quả. Tỉnh cơ bản đã hoàn thành mục tiêu 100% xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, về đích trước 5 năm so với quy định của Bộ Y tế.45

Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện đã thực hiện được nhiều kỹ thuật của tuyến trên, nhiều kỹ thuật khó, chuyên sâu:

  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh: thay khớp gối, khớp háng, đốt sống cổ; mổ u rễ thần kinh dưới kính vi phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi; gây mê hồi sức trong mổ bệnh nhân đa chấn thương; mổ lấy máu tụ trong não; nội soi khớp gối; chụp động mạch vành qua da; can thiệp và đặt stent động mạch vành; đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn; phẫu thuật tim hở; thay van động mạch chủ, thay van hai lá, sửa các van tim và các lỗ thông liên thất.46
  • Bệnh viện Bãi Cháy: đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn; chụp, can thiệp mạch vành; phẫu thuật nội sôi cắt thùy dưới phổi với gây mê nội khí quản hai nòng; phẫu thuật cắt gan phải; triển khai xạ trị cho bệnh nhân ung thư;...47
  • Bệnh viện Sản Nhi tỉnh: lọc máu cho trẻ sơ sinh; nội soi phẫu thuật phình đại tràng; nội soi khí phế quản; nội soi cắt lách; điều trị vô sinh, hiếm muộn bằng bơm tinh trùng vào buồng tử cung; gây tê ngoài màng cứng; thụ tinh trong ống nghiệm;...47
  • Lĩnh vực cận lâm sàng, các đơn vị y tế trong tỉnh cũng thực hiện nhiều kỹ thuật khó, như: Realtime PCR định lượng máu; đo tải lượng vi rút viêm gan B (HBV); định lượng Prealbumin trong máu; định tính các chất ma tuý tổng hợp... Hệ dự phòng đã định lượng được độc tố nấm aflatoxin trong thực phẩm; xét nghiệm Realtime PCR các bệnh tả, sốt xuất huyết, bạch hầu, ho gà...47
  • Nhiều bệnh viện tuyến huyện như Hoành Bồ, Vân Đồn, Móng Cái, Đông Triều... đã triển khai thêm những kỹ thuật tuyến tỉnh như: Phẫu thuật nội soi ổ bụng; kỹ thuật lọc máu chu kỳ; phẫu thuật sọ não; xử lý vết thương tim trong chấn thương; mổ kết hợp xương; chụp cắt lớp vi tính v.v..47
  • Nhiều ca bệnh khó, phức tạp trước kia phải chuyển tuyến trên nay đã cơ bản được điều trị tại tỉnh, huyện, tạo thuận lợi và giảm đáng kể chi phí cho người bệnh. Đặc biệt, việc triển khai và đưa vào hoạt động các trung tâm, đơn vị chữa trị ung bướu, tim mạch, vô sinh hiếm muộn, tự kỷ... tại các bệnh viện tuyến tỉnh đã góp phần thực hiện thành công một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế tỉnh năm qua là “tập trung phát triển chuyên khoa mũi nhọn”.47
Danh sách các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
STT Tên bệnh viện Địa chỉ ĐT Website
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phố Tuệ Tĩnh, phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long 0203.3825489

0203.3825499

[3]
2 Bệnh viện Sản Nhi Quốc lộ 18A, phường Đại Yên, TP. Hạ Long 0203.3696568 [4]
3 Bệnh viện Bãi Cháy Đường 279, phường Giếng Đáy, TP. Hạ Long 0203.3846566

0203.3646525

[5]
4 Bệnh viện Y dược cổ truyền Đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hà, TP. Hạ Long 0203.3838102 [6]
5 Bệnh viện Phục hồi chức năng 278 Đặng Châu Tuệ, phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả 0203.3737963

0203.3735015

[7]
6 Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần 14/361 Đặng Châu Tuệ, phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả 0203.3862671 [8]
7 Bệnh viện Lao và Phổi Đường Trần Phú, phường Cao Xanh, TP. Hạ Long 0203.3825101 [9]
8 Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả 371 Trần Phú, phường Cẩm Thành, TP. Cẩm Phả 0203.3862245 [10]
9 Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả Đường Trần Phú, phường Cẩm Thịnh, TP. Cẩm Phả 0203.3865294 [11]
10 Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Đường Tuệ Tĩnh, phường Thanh Sơn, TP. Uông Bí 0203.3854037

0203.3854038 

[12]
11 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long 10A, Lê Thánh Tông, phường Hòn Gai, TP Hạ Long 0203.3828188

0203.3616188

[13]
Danh sách các trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
STT Tên trung tâm Địa chỉ ĐT Website
1 Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh 651 Lê Thánh Tông, phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long 0203.3825449 [14]
2 Trung tâm Y tế TP. Hạ Long 80 Trần Hưng Đạo, TP. Hạ Long 0203.3825277
3 Trung tâm Y tế TP. Cẩm Phả 445 Trần Phú, phường Cẩm Thành, TP. Cẩm Phả 0203.3862285 [15]
4 Trung tâm Y tế TP. Móng Cái Đường Tuệ Tĩnh, phường Ninh Dương, TP. Móng Cái 0203.3884773 [16]
5 Trung tâm Y tế TP. Uông Bí Đường Quang Trung, TP. Uông Bí 0203.3854452
6 Trung tâm Y tế TX. Đông Triều Phường Đức Chính, TX. Đông Triều 0203.3870061 [17]
7 Trung tâm Y tế TX. Quảng Yên Phường Quảng Yên, TX. Quảng Yên 0203.3875255
8 Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn Thôn 12, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn 0203.3874255 [18]
9 Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ Khu 2, thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ 0203.3858407 [19]
10 Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên Phố Lý Thường Kiệt, thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên 0203.3876251
11 Trung tâm Y tế huyện Hải Hà 10 Trần Quốc Toản, thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà 0203.3607858
12 Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ Khu 4, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ 0203.3888046 [20]
13 Trung tâm Y tế huyện Cô Tô Khu 1, thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô 0203.3500008

0203.3889229

14 Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà Lỷ A Coỏng, thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà 0203.3880059 [21]
15 Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu Khu Bình An, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu 0203.3878537

 0203.3878244

[22]
16 Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long 0203.3629413 [23]
17 Trung tâm Kiểm nghiệm Đường Lê Thánh Tông, phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long 0203.3828572
18 Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Tổ 73, khu 5, phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long 0203.3825940
19 Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội 643 Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hà, TP Hạ Long 0203.3633629 [24]
20 Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Khu Lán Bè, phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long 0203.3826402
21 Trung tâm Giám định y khoa Quảng Ninh Phường Trần Hưng Đạo, TP. Hạ Long 0203.3825487 [25]
22 Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Đường Tuệ Tĩnh, Phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long 0203.3627422 [26]
23 Trung tâm Vận chuyển cấp cứu Đường Lê Thánh Tông, TP. Hạ Long 0203.3825505
24 Trung tâm Pháp y Phường Trần Hưng Đạo, TP. Hạ Long 0203.3627422

Giao thông

Hệ thống giao thông của Quảng Ninh rất phong phú bao gồm giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và cảng hàng không.

Đường bộ

Hệ thống đường bộ có 6 tuyến Quốc lộ dài 381 km gồm QL18A, 18B, 18C, 4B, 279, 10. Đường tỉnh có 12 tuyến với 301 km, 764 km đường huyện và 2.500 km đường xã. Toàn tỉnh có 16 bến xe trong đó 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp48 .

Các tuyến đường bộ cao tốc đang triển khai bao gồm: Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, Vân Đồn - Móng Cái.

Đường thủy

Đối với hệ thống đường thuỷ nội địa toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa, 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng biển trong Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Các cảng biển lớn như Cảng Cái Lân, Cảng Vạn Gia, Cảng Cửa Ông, Cảng Hòn Nét và Cảng Mũi Chùa.

Đường sắt

Tỉnh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép - Hạ Long và hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than48 .

Đường hàng không

Trong tương lai gần, tại huyện đảo Vân Đồn sẽ hoàn thành Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và tham quan du lịch cho người dân và khách du lịch. Quảng Ninh cũng đã và đang phát triển dịch vụ thuỷ phi cơ cho mục đích di chuyển và ngắm cảnh. Dự kiến tháng 4/2018, sân bay quốc tế Vân Đồn sẽ chính thức đi vào hoạt động .

Hình ảnh

  • Một phần của kỳ quan thiên nhiên thế giới,Vịnh Hạ Long

  • Vạn chài trên Vịnh

  • Bãi tắm và bến tàu trên đảo Ti Tốp

  • Cánh buồm du lịch màu đỏ tương phản trên mặt nước xanh vùng Vịnh

  • Hòn Cánh Buồm

  • Kiến tạo địa chất kiểu Phong Linh với các đỉnh tách rời nhau

  • Nhũ thạch trong động Thiên Cung

  • Những đảo đá có hình thù kỳ lạ và đẹp mắt

Chú thích

  1. ^ “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2015. 
  2. ^ “Tỉnh Quảng Ninh - Cải cách hành chính”. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2013. 
  3. ^ “People's Committee of Quảng Ninh”. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2013. 
  4. ^ a ă Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam.,Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh.
  5. ^ Điều kiện địa lý tự nhiên của Quảng Ninh, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  6. ^ a ă Địa hình Quảng Ninh mang tính chất là một vùng miền núi, trung du và ven biển, hình thành 3 vùng tự nhiên rõ rệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  7. ^ a ă Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi., Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh.
  8. ^ Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh.
  9. ^ Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ, Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh.
  10. ^ Nhiệm vụ QHXD vùng Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050, UBND tỉnh Quảng Ninh.
  11. ^ Biến tiềm năng thành lợi thế phát triển, Theo Báo Quảng Ninh.
  12. ^ "Tấm bản đồ chín gạch (chữ U) của Trung Quốc" Báo Người Việt Boston
  13. ^ Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành
  14. ^ Quyết định số 22-CP đổi tên huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh thành huyện Hải Ninh
  15. ^ Nghị định về việc thành lập thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, Nghị định Chính phủ.
  16. ^ Nghị định 52/1998/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh, Chính phủ Việt Nam.
  17. ^ Nghị định 59/2001/NĐ-CP về việc chia huyện Quảng Hà, tỉnh Quảng Ninh thành hai huyện Hải Hà và huyện Đầm Hà
  18. ^ Nghị định 03/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh
  19. ^ a ă Thành lập thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
  20. ^ Nghị quyết số 89/2011/NQ-CP ngày 24/8/2011 về việc thành lập các phường: Phương Đông, Phương Nam thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
  21. ^ Nghị quyết số 100/NQ-CP của Chính phủ: Về việc thành lập thị xã Quảng Yên và thành lập các phường thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
  22. ^ Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ: Về việc thành lập thành phố Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh
  23. ^ Đơn vị hành chính, Đất đai và Khí hậu, Niên giám thống kê 2011, Tổng cục thống kê
  24. ^ Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ: Về việc thành lập thành phố Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  25. ^ Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về việc thành lập các phường thuộc thành phố Hạ Long và thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
  26. ^ Nghị quyết số 100/NQ-CP của Chính phủ: Về việc thành lập thị xã Quảng Yên và thành lập các phường thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  27. ^ “Thẩm định đề án Đề nghị công nhận thị trấn Cái Rồng mở rộng đạt đô thị loại IV”. 
  28. ^ “Quyết định công nhận thị trấn Trới là đô thị loại IV” (PDF). 
  29. ^ “Hải Hà: Nâng cao hiệu quả quy hoạch và quản lý đô thị”. 
  30. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. 
  31. ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam
  32. ^ bảng xếp hạng., chỉ số cạnh tranh năng lực cấp tỉnh.
  33. ^ [1]
  34. ^ [2]
  35. ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  36. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  37. ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  38. ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  39. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  40. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  41. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  42. ^ a ă Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
  43. ^ a ă Thống kê về Giáo dục Việt Nam, Niên giám thống kê 2011, Theo tổng cục thống kê Việt Nam
  44. ^ Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế được đầu tư đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và các du khách trong và ngoài nước., Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh.
  45. ^ a ă “Y tế Quảng Ninh: Những đột phá góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân”. 
  46. ^ “Y tế Quảng Ninh năm 2015: Năm của những kỹ thuật cao”. 
  47. ^ a ă â b c “Y tế Quảng Ninh năm 2015: Năm của những kỹ thuật cao”. 
  48. ^ a ă Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh.

(Nguồn: Wikipedia)

Từ khóa » Dân Số Qn