Tinh Thần Phục Vụ Tại Trại Cùi Di Linh, Lầm Đồng, Vn

MeMaria.org Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng(714) 265-1512. Email: Kim Hà banner
Mẹ Maria Thiên Chúa Suy Niệm Đức Mẹ Medjugorje Giáo Hội Hoàn Vũ Quê Hương & Giáo Hội Việt Nam Radio & Audio Audio Books Video Clips Sách Online thư Tín Thư Tín Radio-gcm Mua Sách
Google Search
memaria www
Local Search Bài viết mới
Bài Đọc Cho Thánh Lễ Mỗi Ngày Bài Đọc Cho Thánh Lễ Mỗi Ngày
Thư Cám Ơn: Linh Mục Leo M. Nhất Tiến, Crm., Phụ Trách Việc Truyền Giáo Của Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc, Đã Nhận 240 Radio-gcm#3
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình Bổ Nhiệm Giám Mục Giáo Phận Thái Bình
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon Bổ Nhiệm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Saigon
Luôn Sống Và Hành Động --- Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Xxxiii - C
Cò Cha, Cò Me, Cò Con Cáy Suy Niệm Lễ Các Thánh ( Dr. Trần Mỹ Duyệt)
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 33 Thường Niên Năm C Lc 21,5-19 ( Lm Cao Sieu, Sj)
"đai Thắt Lưng" Của Đức Trinh Nữ Maria
Man-na--suy Niệm Phúc Âm Chúa Nhật 32 Thường Niên Năm C Lc 20,27-38
gty 1095 Ngày 6/11/2022
Theo Đạo Và Chúa Thưởng Phạt Như Thế Nào Sau Khi Chết --- Trần Mỹ Duyệt
Martinô De Porres Đứa Con Của Cuộc Tình Duyên Lén Lút Thành Thánh
Tin Xác Loài Người Ngày Sau Sống Lại -- Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Xxxii - C
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật 32 Thường Niên C 2 Mcb 7,1-2.9-14 ; 2 Tx 2,16-3,5 ; Lc 20,27-38. Tin Vào Cuộc Sống Vĩnh Hằng Đời Sau
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 32 Thường Niên Năm C Lc 20,27-38 ( Lm Cao Sieu,sj)
Suy Niệm Phúc Âm Chúa Nhật 32 Thường Niên Năm C Lc 20,27-38 --- Không Thể Chết Nữa
Cn 5887: Chữa Lành Gia Tộc
Cn 5886: Đức Tin, Đức Cậy Và Can Đảm
Cn 5885: Linh Hồn Người Thân Về Giúp
Cn 5884: Tham Dự Thánh Lễ
Cn 5883: Thánh Lễ Cao Trọng Nhất
Cn 5882: Cả Gia Đình Đi Lễ Hàng Ngày
Cn 5881: Đức Mẹ Cứu Chữa Chồng Tôi
Cn 5880: Đức Mẹ Chăm Sóc Các Con Tôi
Cn 5879: Đức Mẹ Giúp Đỡ Gia Đình Tôi
Cn 5878: Làm Chứng Về Ơn Chữa Lành Của Chúa
Cn 5877: Cảm Tạ Chúa Chữa Lành Con
Cn 5876: Vâng, Con Sẽ Vác Thánh Giá
Cn 5875: Thoát Chết Cách Kỳ Diệu
Cn 5874: Một Linh Mục Chết Thình Lình
Cn 5873: Mỗi Kinh Kính Mừng Đều Đáng Quý
Lễ Các Thánh Nam Nữ (01/11) Kh 7,2-4.9-14 ; 1 Ga 3,1-3 ; Mt 5,1-12 A --- Nên Thánh Giữa Đời Thường
Hiệp Sống Tin Mừng Lễ Các Đẳng Linh Hồn Ga 6,32-40 --- Tưởng Nhớ Cầu Nguyện Cho Tiền Nhân
Cn 5872: Các Phép Lạ Tại Medjugorje
Cn 5871: Dâng 60 Thánh Lễ Cứu Người Chị
Cn 5870: Tình Yêu Đức Mẹ Cao Vời
Cn 5869: Đức Mẹ Hiện Ra Tại Zaro, Nước Ý
Cn 5868: Đức Mẹ Zaro Ở Hòn Đảo Gần Thành Phố Naples, Nước Ý
Cn 5867: Chia Buồn Với Gia Đình Cha Giuse Trịnh Ngọc Danh
Mana--suy Niệm Phúc Âm Chúa Nhật 31 Thường Niên Năm C Lc 19,1-10 Tìm Và Cứu
“hãy Đi Khắp Thế Giới Và Rao Giảng Tin Mừng Cho Muôn Dân.” ( Trần Mỹ Duyệt)
Hoc Hoi Phúc Âm Chúa Nhật 31 Thường Niên Năm C Lc 19,1-10 ( Lm. Cao Sieu, Sj)
Cn 5866: Xin Chúa Chữa Lành Và Chúc Phúc
Cn 5865: Hãy Là Con Người Thật, Đừng Đổi Giống
Cn 5864: Thánh Lễ Rất Cần Cho Các Linh Hồn Luyện Ngục
Cn 5863: Công Chúa Gặp Các Linh Hồn Luyện Ngục
Cn 5862: Chúa Minh Oan Cho Em
Cn 5861: Cầu Cho Vợ, Chồng Sống Tử Tế
Cn 5860: Sống Lành, Chết Thánh
gty 1094 Ngày 30/10/2022
Cn 5859: Chiến Binh Ánh Sáng (3)
Cn 5858: Chiến Binh Ánh Sáng (2)
Thiên Chúa Là Tình Yêu Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Xxxi Năm – C
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật 31 Thường Niên C --- Sức Mạnh Hoán Cải Của Tình Thương
Cn 5857: Chiến Binh Ánh Sáng (1)
Cn 5856: Cảm Tạ Chúa Cứu Con Và Gia Đình Con
Cn 5855: Tôi Sống Ở Trung Tâm Cai Nghiện
Cn 5854: Chúa Cứu Con Thoát Nghiện
Cn 5853: Các Thiên Thần Và Các Thánh Cứu Giúp
Cn 5852: Các Thiên Thần Và Các Thánh Bảo Vệ Chúng Ta
Lễ Đức Mẹ Mân Côi. Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện. Lễ Đức Mẹ Mân Côi. Xin Mời Nghe Proshow "lời Gọi Fatima" Do Lm Lê Khắc Lâm Thực Hiện.
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện. Xin Chia Sẻ Cùng Quí Cha, Thày Và Anh Chị Proshow "danh Thánh Đức Maria" Do Lm Lê Khắc Lâm Thực Hiện.
Xin Cứu Giúp Bà Con Bị Lũ Lụt Ở Nghệ An
Cn 5851: Linh Hồn Giám Mục Trở Về (2)
Cn 5850: Linh Hồn Đức Cố Giám Mục Trở Về (1)
Cn 5849: Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn
Cn 5848: Chúa Chữa Lành Người Đau Khổ Trong Tâm Hồn
Cn 5847: Con Nhận Ơn Tha Thứ Của Chúa
Cn 5846: Sự Lạ Đêm Giáng Sinh
Cn 5845: Mẹ Muốn Tôi Xây Dựng Các Tu Viện
Cn 5844: Mẹ Ban Thêm Dấu Hiệu Cho Tôi
Cn 5843: Mẹ Ban Dấu Hiệu Cho Tôi
Cn 5842: Người Dân Làng Medjugorje Đáng Mến
Cn 5841: Kho Tàng Dấu Kín Tại Medjugorje
Cn 5840: Halloween Theo Kiểu Công Giáo
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tiểu mục :: gương chứng nhân
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
Tinh Thần Phục Vụ Tại Trại Cùi Di Linh, Lầm Đồng, Vn
Thứ Tư, Ngày 14 tháng 12-2011

Tinh Thần phục vụ Tại Trại Cùi Di Linh, Lầm Đồng, VN

Ở Trại Cùi Di Linh Lâm Đồng, nơi tôi đã ghé một lần duy nhất vào năm 1970, trước 3 năm vị sáng lập trại cùi này vĩnh viễn nằm xuống, nhưng bấy giờ tôi không được diễm phúc chiêm ngưỡng dung nhan của một vị thừa sai Pháp đáng kính đáng phục như một vị thánh ấy. Lần này, tôi đã lên thăm phòng làm việc rất đơn sơ của ngài, và đến viếng mộ của ngài, một ngôi mộ có tấm bảng nhỏ bên trên:

“Jean Cassaigne. Amor et Caritas. 1895‐1973”.

Jean Cassaigne là một vị linh mục thừa sai Pháp Quốc. Nhập Chủng Viện của Hội Thừa Sai ngày 7/9/1920. Ngày 19/12/1925 được thụ phong linh mục. Ngày 5/5/1926, ngài đã đến Sài Gòn sau 30 ngày lênh đênh trên sóng nước. Ngày 18/11/1926, ngài nhận được bài sai “về truyền giáo vùng đất mới Djiring”. Ngày 24/1/1927, ngài tới một nơi mà bản đồ thời ấy ghi là “Đất Hoang, Bộ Lạc Mọi”. Chúa Nhật 30/1/1927, ngài dâng Thánh Lễ đầu tiên ở đây với 5 người duy nhất. Ngày 24/6/1941, ngài được tấn phong làm giám mục Sài Gòn.

Ngày 19/12/1945, ngày kỷ niệm thụ phong linh mục cũng là ngày ngài khám phá ra mình đã bị nhiễm bệnh phong. Ngày 2/12/1955, ngài đã trở về với đoàn con cái phong cuì của mình ở Di Linh, cho tới khi qua đời, với khẩu hiệu: Yêu Thương và Bác Ái (Amor et Caritas), như một người cùi giữa người phong! Thật vậy, theo chúc thư của Đức Cha Giang Cát Sanh tại nhà tưởng niệm của Khu Điều Trị Phong Di Linh, thì ngài đã quyết định thành lập Làng Cùi Di Linh hay Trại Phong Di Linh (theo những tên gọi trước 1975), bởi vì, như ngài đã thú nhận: “Tôi đã thấy họ trần truồng, la hét, đói khát, tuyệt vọng. Tôi đã thấy những vết thương của họ lúc nhúc ruồi trong những túp lều dơ bẩn…”.

Tinh thần phục vụ

Cũng tại nơi đây, tôi còn thấy được truyền nhân của ngài, còn thấy được một hiện thân của Mẹ Têrêsa Calcutta Việt Nam. Đó là một nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn. Bà đã phục vụ ở đây 38 năm, từ năm mới lên 27 tuổi. Bà đã mở mang cho rộng lớn hơn rất nhiều công trình được vị sáng lập gầy dựng từ ban đầu. Bà đã hết sức vui vẻ dẫn chúng tôi đến thăm cả khu nạn nhân (cũ) và bệnh nhân (mới), lẫn phòng làm giầy trị liệu cho những người anh chị em xấu số này. Ánh mắt và thái độ tỏ ra mến thương của mọi thành phần nạn nhân và bệnh nhân đối với bà, chứng tỏ bà đã biết hết mọi người và từng người bà phục vụ như con cái. Nên bà đã được 95% số người ở đây, thuộc dân tộc K’Ho và Nùng, gọi là Mơi Mậu (tức là Mẹ Mậu). Trong tổng số 219 người, một số là con cái của họ, và trong số những người con ấy, bà đã nuôi cho ăn học thành 3 bác sĩ và 2 kỹ sư, đang phục vụ cho chính trại cùi này.

Đó là một nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn Việt Nam. Bà đã phục vụ ở đây 38 năm, từ năm mới lên 27 tuổi. Đúng thế, cô thiếu nữ Mai Thị Mậu, năm 12 tuổi, đã theo gia đình từ Hải Hậu – Nam Định di cư vào Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, có một lần cô tình cờ cùng với một người bạn vào thăm thân nhân ở Bệnh Viện Nhi Đồng, cảm thấy thương các em nhỏ đớn đau lối la liệt nằm ở đó, cô đã thầm nguyện theo ngành y học để phục vụ thành phần bệnh nhân ở bất cứ nơi nào. Và thiên ý đã định cho cô đến với Trại Phong Di Linh từ năm 1972 cho tới nay. Vào năm phục vụ thứ 33 ở đây, người nữ tu này đã tâm sự rằng:

“Làm sao tôi bỏ đi đâu được, khi họ luôn luôn chờ tôi. Cũng giống như nếu tôi lấy chồng thì trại phong này chính là gia đình chồng tôi vậy. Tôi đã thuộc về nơi ấy!”

Phải, chính vì người nữ tu này đã nhận nơi này làm nhà chồng của mình, và có lẽ chính vì những người anh chị em xấu số được bà phục vụ đã chẳng những trở thành nguyên cớ để bà đã đến không thể bỏ đi, mà còn là động lực để bà hăng say phục vụ hơn nữa, như bà đã tâm sự như sau:

“Người cùi vẫn luôn khao khát cuộc sống. Khi bị bệnh, họ bị buôn làng và gia đình ruồng rẫy. Đàn ông mất vợ. Đàn bà mất chồng… Vào trại, những con người bị ruồng ray ấy gặp nhau, rồi lại nên vợ nên chồng, để tiếp tục cuộc sống bằng sức lực và thân thể đã tàn phế. Tôi học được ở chính những bệnh nhân của mình phẩm chất biết chấp nhận số phận một cách bình thản, không kêu ca oán than…”

Vì biết chấp nhận số phận của mình, đúng hơn vì trung thực sống ơn gọi sống đời tận hiến của mình cho Thiên Chúa nơi việc phục vụ tha nhân, thành phần bị bất hạnh ở Trại Phong Di Linh này, nữ tu Mai Thị Mậu đã nỗ lực mở mang cho rộng lớn hơn rất nhiều công trình được vị sáng lập của bà gầy dựng từ ban đầu. Thật vậy, bà cho biết:

“Năm 1972, tôi tình cờ có dịp chăm sóc cho một bác sĩ người Pháp ở Lâm Đồng bị bệnh nặng. Sai khi giúp ông khỏi bệnh, để trả ơn, ông hỏi tôi muốn gì? Khi biết ông có rất nhiều đất ở vùng này, tôi liền xin mua một miếng đất để sau này giúp cho con cháu người cùi tự lực làm ăn sinh sống. Vị bác sĩ đồng ý ngay và để cho tôi một vạt rừng rộng 53 mẫu, với giá chỉ tròm trèm 15 cây vàng. Tôi tìm mọi cách chắt mót để có được số tiền ấy mua đất”.

Thế là sau bao nhiêu công lao khốn khó do đích thân người nữ tu chân yếu tay mềm này, cùng với những người được Thiên Chúa sai tới vào thời điểm của Ngài, mảnh đất là một vạt rừng chẳng những đầy những thân cây mấy người ôm mới hết, mà còn chập chờn bóng hoang thú, như cọp, beo, công, vượn v.v. từ từ đã trở thành nơi trồng cấy khoai mì, khoai lang, bắp, cà phê v.v. Chưa kể khu nhà trẻ mẫu giáo khang trang, tường hồng, gạch men, với vườn hoa thược dược đỏ thẵm trước sân.

Từ đó, các con em thuộc Trại Phong Di Linh được chuyển đến đây, cách 12 cây số, ở xã Gia Hiệp để sinh sống biệt lập. Thật là một chuyện hình như chưa hề xẩy ra trong lịch sử các trại phong cùi. Các em dù có gia đình hay chưa, đều được hướng dẫn trồng trọt và chăn nuôi, trong vòng 5 năm, rồi sau đó sống tự lập. Cách đây mấy năm đã có 30 hộ gia đình tự lập, với 4 sào đất được cấp cho và một căn nhà trị giá 12 triệu đồng Việt Nam (tương đương với trên 700 Mỹ kim). Trẻ em trong trại đều được đi học. Nay đã có 3 em làm bác sĩ và 2 em làm kỹ sư đang phục vụ tại chính Trại Phong Di Linh. Do anh NguyễnVăn Lộc gởi đ̣ến – trang 3/4

Khi bà đang dẫn chúng tôi từ khu nạn nhân đến khu bệnh nhân, tôi thấy một nữ tu trẻ đẹp, đang phục vụ bệnh nhân ở đấy, đang tiến ngược về phía phái đoàn viếng thăm của chúng tôi. Tôi tránh sang một bên, đợi đến khi người nữ tu bước ngang qua trước mặt mình, tôi lên tiếng nói: “ngưỡng phục, ngưỡng phục!” Một nữ tu trẻ đẹp, mới 32 xuân xanh, như Mơi Mậu cho biết. Kể như chôn vùi cuộc đời thanh xuân phơi phới đầy tương lai của mình trong trại cùi này. Hoàn toàn tự nguyện. Nếu trong trại này, như Mơi Mậu kể, có hai người đàn bà nạn nhân cùi, một người đã chết 80 tuổi, và một người đang sống 70 tuổi, vẫn còn muốn lập gia đình, để tìm hạnh phúc cho tấm thân tàn ma dại đầy già nua tuổi tác của mình vào những ngày cuối đời, thì lại càng phải ngưỡng phục biết bao trước con người nữ tu trẻ đẹp hiến thân phục vụ ở một ngọn đồi hoang vắng hầu như ít người biết đến ấy. Hạnh phúc của người nữ tu trẻ đẹp ấy không phải là tình yêu phái tính mà là đức ái trọn hảo!

Chắc chắn người nữ tu Việt Nam trẻ đẹp ấy không thể nào tự mình có thể hy sinh tận tuyệt đến như thế, ít là cho tới bấy giờ, nếu không được thu hút bởi Đấng là Tình Yêu, Đấng cũng đã bất ngờ chiếm đoạt con tim của một chiêu đãi viên hàng không người Pháp. Cô chiêu đãi viên xinh đẹp duyên dáng Pháp quốc này đã trở thành một nữ tu, và đã hiến trọn cuộc đời để phục vụ những anh chị em xấu số của mình, cũng tại chính trại cùi Di Linh này, người nữ tu được Mơi Mậu cho biết là “trẻ đẹp” và “chết rồi”. Người chiêu đãi viên hàng không trở thành người nữ tu phục vụ trại cùi Di Linh ấy, như truyện kể, đã thực sự được Vị Tình Quân là Tình Yêu của cô chinh phục trên một chuyến bay, sau khi nghe thấy một vị hồng y nói rằng: cô đẹp lắm, nhưng cái duyên sắc mà cô có được là do Thiên Chúa đã lấy của bao nhiêu người cùi để trang điểm cho cô đó!

Tấm lòng bác ái của Sơ Mai Thị Mậu

Hàng năm, cứ đến ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc Tế Phụ Nữ, được thế giới dành để vinh danh cho chị em phụ nữ chúng ta. Trong chương trình đặc biệt nhân dịp ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8-3 năm nay, Phương Anh xin dành để giới thiệu đến quí vị một nữ tu, vừa được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao Động.Có thể nói đây là lần đầu tiên, một vị tu hành được nhà nước phong tặng danh hiệu rất cao quí này. Người đó chính là sơ Mai Thị Mậu, thuộc Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn.

Thưa quí vị và các bạn, vào năm 1941, ở xã Hải An, Hải Hậu, Nam Định, một bé gái ra đời… Lớn lên, trong sự giáo dục của cha mẹ và với lòng từ tâm vô bờ bến, cô quyết định nguyện suốt đời phục vụ cho người nghèo khổ bất hạnh và trở thành nữ tu Tu Hội Bác Ái Thánh Vinh Sơn. Năm 1968, người nữ tu trẻ tuổi này tình nguyện đến trại phong cùi Di Linh. Lúc bấy giờ, Sơ Mai Thị Mậu vừa tròn 27 tuổi.

Trại phong cùi Di Linh

Vào năm 1973, khi cha Cassaigne, người sáng lập làng phong cùi này qua đời vì bị lây bệnh, người nữ tu trẻ tuổi này quyết định xin ở lại trại cùi vĩnh viễn để được tiếp tục săn sóc cho các bệnh nhân. Nơi rừng thiêng nước độc và hẻo lánh, cả làng phong cùi chỉ có đôi ba nữ tu phục vụ, chẳng một ai ngó ngàng đến. Sơ kể lại: “Lúc đó, đối với mọi người ai cũng sợ hết, những người phong họ cho ở riêng một chỗ, chứ không ở chung trong gia đình. Ví dụ như nhà của họ, cách mấy chục thước thì họ làm cho cái nhà để mà ở. Thời đó ai cũng sợ lắm, không có ai dám bước đến trại phong, không ai giúp đỡ…

Chỉ ngoài những nữ tu phục vụ thì ở đó thôi. Cũng không có bệnh viện nào nhận hết, chỉ có một bệnh viện Chợ Quán, có hai chục giường là để riêng cho người bị bệnh phong, cần nằm thì cho nằm thôi…Còn ngoài ra, tất cả các bệnh viện khác, không có ai nhận người phong hết, vì họ quá sợ…

Thành ra, trong trại, các nữ tu theo nghề nghiệp của mình phải lo cho họ, tất cả mọi thứ, ngoài bệnh phong ra, phải tìm mọi cách để mà lo cho họ...”

Sơ Mai Thị Mậu kể lại:

Lúc đó, đối với mọi người ai cũng sợ hết, những người phong họ cho ở riêng một chỗ, chứ không ở chung trong gia đình. Ví dụ như nhà của họ, cách mấy chục thước thì họ làm cho cái nhà để mà ở. Thời đó ai cũng sợ lắm, không có ai dám bước đến trại phong, không ai giúp đỡ…

Là một y tá, Sơ Mậu chịu trách nhiệm trực tiếp điều trị cho bệnh nhân. Bà nói: “Tay chân họ bị mất ngón, cụt, có thể nói là họ bị rụt, tức là nó nhỏ xíu lại, còn cong thì nó co lại, không kéo ra được..vi trùng này nó làm hại đến dây thần kinh trên mặt, trên tay…làm cho miệng méo, mắt không nhắm được, mũi thì sập cái sống mũi…bệnh này để lại tàn phế, bàn chân, bàn tay cứ bị co rụt cho nên bây giờ còn tồn tại là vì phải nuôi những người bị tàn phế, chân tay họ còn lở loét, mình còn phải chăm sóc họ.”

Nâng đỡ tinh thần của bệnh nhân

Không những chỉ chăm sóc về thể xác, mà Sơ còn tìm cách nâng đỡ tinh thần của họ. Đa số những bệnh nhân khi đến trại đều bị gia đình bỏ rơi, hàng xóm láng giềng ghẻ lạnh… Sơ cho hay:

“Ngày xưa, họ ở theo tập thể gia đình, cứ mỗi một cái nhà bằng gỗ, 12 thước, chia ra, những người độc thân thì chung với nhau, 2, 3 người chung một phòng, rất là thiếu tiện nghi. Lúc đó, cũng ít người có gia đình, vì những người vợ, hay chồng bị phong bị bỏ, thì vô trại, còn những vợ hay chồng không bị phong thì họ ở lại làng…đương nhiên là người ta sẽ lấy chồng khác, vợ khác.

Khi họ vào đây thì họ lại lấy nhau làm thành một gia đình khác…Con cái theo mẹ, nếu sinh con ở đây thì con cái thuộc về đây luôn…”

Được hỏi làm thế nào để tránh cho con cái của bệnh nhân không bị nhiễm vi khuẩn phong? Sơ cho biết: lúc đầu, cách ly con ngay khi lọt lòng mẹ. Thế nhưng, vì điều kiện vật chất quá thiếu thốn nên khi tách con sớm như thế thì hay bị chết non.

Do đó, Sơ Mậu quyết định để hẳn trong trại phong nhưng cách ly sinh hoạt, cho ăn uống và ngủ riêng. Nhờ vậy, sự lây lan cũng đỡ dần. Với quyết tâm xây dựng tương lai cho các con của bệnh nhân được học hành đến nơi đến chốn, Sơ Mậu tìm mọi cách thuyết phục các trường học thu nhận các em này. Sơ kể lại: “Hồi đầu tiên họ nhất định không cho học, nhưng sau này, khi họ biết các cháu ở riêng, và phải có giấy xác nhận là chúng nó không có bệnh thì họ mới cho học…Các em đi học từ mẫu giáo đến cấp ba, em nào đi học đại học thì cho nó đi học ở thành phố HCM hay ngoài Huế, theo các ngành nghề khác nhau…

Những em học về ngành Y thì tụi nó trở về đây giúp, còn các ngành khác thì mình xin việc cho chúng nó làm như đi dậy học ở trường của tỉnh, còn kỹ sư thì chúng nó tự xin công việc ở thành phố hay các tỉnh…

Nhưng nếu mình cần, thì cũng kêu các em về và cũng trả lương cho các em, thí dụ như em nào là kỹ sư nông nghiệp, mình có đất sản xuất, chăn nuôi, thì phải nhờ nó, thì mình cũng trả lương để các em về làm cho mình…Còn các em y, bác sĩ, thì nhà nước họ trả tiền lương…”

Hồi đầu tiên họ nhất định không cho học, nhưng sau này, khi họ biết các cháu ở riêng, và phải có giấy xác nhận là chúng nó không có bệnh thì họ mới cho học…Các em đi học từ mẫu giáo đến cấp ba, em nào đi học đại học thì cho nó đi học ở thành phố HCM hay ngoài Huế, theo các ngành nghề khác nhau…

Phương Anh, phóng viên đài RFARFA

Tấm lòng bác ái của Sơ Mai Thị Mậu (2)

Làng phục hồi

Để giúp cho gia đình của các bệnh nhân tự lập và hoà nhập vào cộng đồng, Sơ Mậu nảy ra sáng kiến lập làng phục hồi. Cũng nhờ ngày xưa, trước năm 1975, với sự hỗ trợ của nhà Dòng và các ân nhân, Sơ mua được một miếng đất hoang vu, cách trại chừng 12 km, và đưa những người còn có khả năng làm việc về nơi ấy sinh sống và khai khẩn đất hoang, Sơ nói: “Những người đó đã sạch vi trùng, tuy họ tàn phế, nhưng họ đã hết vi khuẩn rồi, cùng với con em của họ về đấy để làm thành một làng luôn, để họ hoà đồng vào xã hội…Tất cả những ai còn sức lao động, hay tàn phế vừa vừa thì mình chuyển họ lên đó, vì họ ở quá lâu trong này, không còn đất đai, nhà cửa nữa…nên nhờ có miếng đất đó họ làm ăn…

Sau này, mình tập cho họ tự lo liệu lấy với hết khả năng của họ, rồi thiếu tới đâu, mình lo tới đó…mình tập cho họ không trở thành gánh nặng cho xã hội nữa…Thí dụ mình khoẻ mạnh thì mình làm được 90%, thì họ làm được 40%....”

Cũng theo lời Sơ Mậu, hầu hết kinh phí để lo cho đời sống của bệnh nhân và con cái của họ là do các nữ tu tự xoay sở lấy. Trước kia, trại có sự hỗ trợ của nhà dòng và các ân nhân cùng bạn bè của cha Cassaigne. Sau năm 1975, nhà nước bắt đầu quản lý, thì:

“Nhà nước quản lý thì được 5 ký gạo, và 5000 ngàn cho mỗi bệnh nhân….Sau đó, cứ lên dần, 20 ngàn, 50 ngàn…rồi 100 ngàn…bắt đầu năm nay thì được hai trăm ngàn một người…Bây giờ ở Việt Nam cũng nhờ có phong trào làm việc xã hội, nên họ cũng rủ nhau, qua những đoàn đi tham quan Đà Lạt, hoặc là thăm chuà, bên Công Giáo là các ngày lễ lớn, hay tết, thì người ta cũng rủ nhau đến tặng quà cho bệnh nhân…mỗi chỗ họ cho một ít.”

Sau 38 năm làm việc tại trại phong Di Linh, giờ đây, nhìn lại những gì đã trải qua, Sơ tâm sự: “Trong một khu vực mà chẳng một ai dám đến, nên đỡ đẻ cũng mình, nhổ răng cũng mình, chăm sóc cũng mình, chôn cất cũng mình, rồi lo ăn uống cũng mình…rồi lo nhà cửa cho họ… như một người mẹ lo cho các con vậy. Thật ra thì mình cũng có lý tưởng của mình rồi, không có sợ gì cả, giống như những người họ dấn thân vào bệnh Sida, nếu người ta sợ, người ta đâu có dấn thân lo cho Sida.

Mình tận hiến để lo cho họ, những anh em nghèo khổ, đó là mục đích của mình…chăm sóc cho họ về thể xác và lo cho họ về tinh thần, dậy dỗ, giáo dục cho các em về nhân bản, sống thành một người công dân tốt trong xã hội và có thể đưa họ đến đời sống thánh thiện nữa. Mình phục vụ cho họ là vô vị lợi, chứ cũng chẳng cho gia đình mình…”

Tấm lòng của người mẹ

Nữ hộ sinh kiêm điều dưỡng Ka Siuh, năm nay 31 tuổi, hiện đang làm việc tại khu điều trị thì nói: “Em sinh ra và lớn lên trong trại cùi này luôn…Dì Mậu như là người mẹ của tụi em vậy, dì săn sóc tụi em từ khi mới sinh ra cho đến khi lớn lên, học hành và lo cho tụi em đến khi thành tài.”

Anh Krung, năm nay 42 tuổi cho biết: “Tôi là người dân tộc. Tôi sống ở được 6 năm rồi, vô đây được các dì giúp đỡ. Từ ngày tôi mắc bệnh, tôi bất mãn và chán chường lắm. Từ khi tôi vô trại, được sự giúp đỡ, tôi cũng bớt mặc cảm đi.

Tôi sống rất thoải mái và hạnh phúc. Trong một thời gian điều trị thì tôi hết bệnh…được sơ đào tạo cho một nghề sửa xe. Tôi thấy sơ Mậu như một người mẹ tốt, đã tận tình giúp tôi trong những ngày tôi đau ốm.”

Bác Đinh Văn Cung, người đã sống trong trại 40 năm qua, hiện có hai con đang theo học Đại Học Y Dược ở TPHCM, đã phát biểu:

“Trong gần 40 năm, dì đã yêu thương, tận tình chăm sóc chúng tôi và làm cho cuộc sống của chúng tôi được hạnh phúc và tràn đầy niềm vui, những điều mà tưởng rằng chúng tôi không bao giờ có được nữa khi chúng tôi phải chịu nỗi bất hạnh của bệnh phong cùi…

Dì đã cho con cái của chúng tôi một tương lai tươi sáng khi lo lắng, giúp đỡ, khích lệ từng đưá con của chúng tôi nỗ lực học tập để hoà nhập vào cộng đồng…”

Rất bản lĩnh

Còn với Sơ Tiến, người đã làm việc trong trại 22 năm qua bên cạnh Sơ Mậu. Chứng kiến bao sự thăng trầm và gian nan vất vả của Sơ Mậu, thì chia xẻ: “Sơ Mậu là một người rất có bản lĩnh trong vấn đề phục vụ…giống như những người kinh doanh để làm giầu, bà bạo gan, bà dám nói, dám làm, bà rất táo bạo trong những công việc để phục vụ cho các bệnh nhân chứ không phải cho cá nhân bà…Nhờ đó, mà cho đến ngày hôm nay, các bệnh nhân và con em của bệnh nhân mới có được như ngày hôm nay.” Thưa quí vị, vừa rồi là câu chuyện về Sơ Mai thị Mậu, người đã hy sinh và tận hiến cả cuộc đời mình ở trại cùi Di Linh, Lâm Đồng.

Với tâm nguyện phần nào chăm sóc và xoa dịu những nỗi bất hạnh của những người bệnh phong cùi, với quyết tâm đem lại cho đời sống và con cái của họ được có một tương lai tốt đẹp, Sơ đã kiên trì vượt qua bao gian khổ, cùng chia xẻ bao mồ hôi và nước mắt với bệnh nhân, để ngày nay họ được hưởng một cuộc sống tươi sáng hơn. Cảm phục thay sự can đảm và hy sinh của bà ! …

2006.03.06 Phương Anh, phóng viên đài RFA

Nguồn: RFA

Một nữ tu được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động

Nhân kỷ niệm 51 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2006), ngày 25.2, tại Khu điều trị phong Di Linh (Lâm Đồng), UBND và Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động của Chủ tịch nước cho nữ tu Mai Thị Mậu, Trưởng khu điều trị phong Di Linh.

Bà Mai Thị Mậu năm nay 65 tuổi, đã có 38 năm gắn bó với khu điều trị phong. Bên cạnh việc chăm sóc, chữa trị cho trên 2.100 bệnh nhân phong, khu điều trị này còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục gia đình bệnh nhân khỏi bệnh; giúp gần 30 con em bệnh nhân theo học bậc đại học, cao đẳng, trung cấp. Hiện nay có 14 người học xong trở về làm việc tại khu điều trị phong, trong đó có bác sĩ, y sĩ, hộ lý, cấp dưỡng, kỹ sư... Năm 2001, nữ tu Mai Thị Mậu và khu điều trị phong được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng III. Năm 2005, bà Mai Thị Mậu là một trong 12 chiến sĩ thi đua tiêu biểu đại diện cho tỉnh Lâm Đồng tham dự Đại hội thi đua yêu nước tổ chức tại Hà Nội.

LÂM VIÊNSoeur Mậu thăm bệnh cho bà Ka Út, 75 tuổi

TTCN - Soeur Mai Thị Mậu bảo rằng thời trẻ bà đến cao nguyên Di Linh này như thế nào thì mai này khi ra đi cũng như thế ấy. Tình yêu thương những con người bất hạnh là cái duy nhất bà cần. Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu từng nói rằng với soeur Mậu phải phong ba lần anh hùng mới xứng đáng!

Và hôm 25-2, một lễ trao danh hiệu anh hùng do Chủ tịch nước tặng cho người nữ tu ấy đã diễn ra ngay tại làng phong Di Linh trên một ngọn đồi.

Ngôi làng trên đồi, Khung cảnh làng phong Di Linh

Cao nguyên Di Linh bạt ngàn cà phê đã là vùng đất dung nạp sớm nhất những con người bất hạnh mắc bệnh phong. Cái cõi riêng ấy đã tồn tại suốt gần 80 năm qua. Thật khó hình dung khu dân cư thanh bình, sạch sẽ, ẩn dưới cây xanh với đường đi lối lại uốn lượn và được trồng nhiều hoa này lại là một trại phong nổi tiếng, đã có từ năm 1927.

“Làng cùi” - cái tên chỉ còn trong quá khứ ấy - gồm nhiều nóc nhà rải ra, nhấp nhô trên nhiều cung bậc của khu đồi rộng chừng 40ha thuộc huyện Di Linh (Lâm Đồng). Ngôi làng đặc biệt ấy chỉ cách thị trấn Di Linh một thung lũng trồng lúa nước, chừng 500m theo đường chim bay nhưng là một thế giới khác hoàn toàn với những sôi động ngoài kia.

Dân làng có đủ mọi lứa tuổi, nhiều gia đình có lẽ đã trải qua đến 3-4 thế hệ chung sống tại đây. Trên những khoảng sân có những ông lão, bà cụ đang trầm tư ngồi, đây đó là dăm ba người đàn bà đang cho lũ trẻ ăn cạnh cầu thang, dưới những mái nhà mang phong cách kiến trúc pha trộn biệt thự kiểu Pháp với nhà sàn Tây nguyên.

Trong những căn nhà trên đỉnh đồi - khu điều trị bệnh - những người bệnh đang được chẩn trị, chăm sóc chu đáo. Lại có một khu khác cho người bệnh đã giảm tịnh dưỡng. Còn ven các sườn đồi, quanh các mái nhà là những mảnh vườn cà phê nho nhỏ đang ra bông trắng ngào ngạt hương, với khá nhiều dân làng đang canh tác. Cũng không khó nhận ra khu khám chữa bệnh, khu phục hồi thể hình cho bệnh nhân, rồi trường mẫu giáo, nhà ăn... Và có cả một nghĩa trang riêng của làng với hàng ngàn nấm mộ.

Dưới chân đồi, ngay lối vào làng là tấm bảng ghi “Trung tâm điều trị phong Di Linh”, chỉ rõ cái cộng đồng cư dân ở đây.

Nhưng ở đây tôi còn gặp những người khỏe mạnh, đã hết bệnh vẫn chung sống với người đang bệnh. Tôi còn biết có người không hề mắc bệnh vẫn lập gia đình với người từng bị bệnh nhưng đã được chữa trị và con cái họ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. Người ta cũng kể với tôi về những mối tình đi đến hôn nhân giữa những cô gái Kinh với các chàng trai người thiểu số K’ho ngay tại ngọn đồi này, hay những chàng trai sống bên ngoài làng phong yêu và cưới các cô gái trong làng...

Người nữ tu anh hùng

Làng phong Di Linh trong quá khứ gắn với “ông Tây” bác ái nhân từ J.B.Casaigne. Năm 1973, khi ông mất đi, trách nhiệm điều hành ngôi làng bỗng chốc đặt lên vai soeur Mai Thị Mậu, khi ấy vừa 32 tuổi và đã sống ở làng được năm năm. Thế là người nữ tu trẻ tuổi đến từ Sài Gòn tiếp tục công việc đầy vất vả, khó khăn: chữa trị bệnh, chăm nom những công dân của làng.

Trong những năm chiến tranh ác liệt, khó ai bình tâm để chú ý đến những người mắc bệnh phong thân tàn ma dại ở vùng cao hẻo lánh, nhưng soeur Mậu vẫn tiếp tục tìm kiếm trên cao nguyên Lang Bian những người mắc bệnh để đưa về ngôi làng cô quạnh trên ngọn đồi. Những năm đầu (từ 1968) khi mới đặt chân lên đây, người nữ tu đã trải qua trường y ấy đã tâm nguyện: “Nếu không được cứu kịp thời chắc chắn những con người bất hạnh ấy sẽ chết trong quằn quại đớn đau một cách oan uổng giữa rừng”.

Có lúc bà đi một mình, có lúc đi cùng những người phiên dịch (tiếng K’ho), trên vai họ là những chiếc gùi đựng gạo muối, rau xanh, thuốc men... Ai mắc bệnh nhẹ bà chữa trị ngay tại buôn làng, người bệnh nặng được đưa về làng phong để điều trị nội trú. Không ít buôn làng khi ấy vẫn còn sống trong tình trạng bán khai, người dân lại tự kỷ, sợ người lạ nên nhiều bệnh nhân thấy soeur Mậu là bỏ chạy.

Bởi phần lớn bệnh tật bà con làng buôn đều đổ cho “con ma lai”, huống chi thứ bệnh tàn phá cơ thể khủng khiếp như vậy. Và hễ ai mắc bệnh phong là bị đuổi khỏi làng, vì lũ làng cho rằng đã có “liên lụỵ” với con ma hoặc đã “thành ma!” rồi. Muốn cứu họ soeur Mậu phải tìm vào những khu rừng “biệt xứ” kia. Lúc đi bộ, lúc đi xe đạp, rồi xe Honda, có khi phải lên tận vùng Lang Hanh thì soeur phải nhảy xe đò Sài Gòn - Đà Lạt...

Bà kể: có một lần trên đường đi Sài Gòn, xe nghỉ ăn trưa ở Định Quán, bất chợt thấy nhóm người lam lũ ở quanh đó mà bà dễ nhận ra dấu hiệu của bệnh phong trên thân thể của họ, thế là ngay khi trở lại Di Linh bà đã đánh xe xuống Định Quán đưa họ lên Di Linh chữa trị... Cứ thế cho đến nhiều năm sau, khi không còn đủ sức để băng rừng, thêm công việc cần phải giải quyết hằng ngày tại làng phong quá nhiều bà mới thôi đi, tập trung điều hành mọi hoạt động chữa trị bệnh, tổ chức cuộc sống cho dân làng. Trong số những con bệnh, có người khi lành bệnh đã xin ở lại luôn nơi đây, bởi với họ bây giờ ngọn đồi cô quạnh này thật ấm áp ân tình. Vị nữ tu chăm sóc bữa ăn cho một người bệnh cao tuổi

Dành trọn cuộc đời cho những bệnh nhân của làng phong Di Linh, soeur Mậu không hề ngại va chạm ngay cả những vết lở loét trên cơ thể họ, bà còn chăm nom giấc ngủ, lo từng bữa ăn hằng ngày cho họ. Trái gió trở trời đau nhức cơ thể họ cũng gọi bà, một phụ nữ nào đó trở dạ sinh con vẫn cứ phải có bàn tay “mẹ Mậu” hay có ai đó qua đời cũng bà lo tang ma... Con cái những người dân làng đi học, mọi thứ giấy tờ, thủ tục cần cho chúng cũng đến tay bà. Người ta cũng không khỏi ngạc nhiên khi mà ngay từ năm 1973 bà đã nghĩ đến quĩ đất dành cho những người khi hết bệnh, sinh con đẻ cái có chỗ để ra riêng.

Đó là khu đất rộng 53ha ở xã Gia Hiệp, cách ngọn đồi này 9km, mà bà đã mua rẻ được khi chữa lành bệnh cho một điền chủ người Đức quốc tịch Pháp. Khi ông ta muốn trả ơn thì bà chỉ yêu cầu cho mua rẻ lại ít đất để lo cho tương lai con cái của bệnh nhân làng phong. Hiện soeur Mậu đã chia đất cho những người lành bệnh cùng con cháu họ và hằng ngày khi xe chạy ngang khu đất cạnh đường 20 này người ta dễ thấy một ngôi làng mới hình thành với những căn nhà nho nhỏ sơn màu tím đỏ ẩn trong màu xanh của vườn cà phê.

Suốt mấy mươi năm qua “mẹ Mậu” âm thầm gánh vác công việc ở cái làng có đến 150 nhân khẩu (57 gia đình) cùng 152 bệnh nhân già trẻ khác đang “thường trú” tại làng phong... Dù “làng cùi” nay đã thuộc sự quản lý của Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội Lâm Đồng (thuộc Sở Y tế Lâm Đồng), nhưng thật ra mọi công việc ở đây chủ yếu vẫn do các soeur lo toan dưới sự điều hành của “mẹ Mậu”...

Năm 2006 này soeur Mậu đã 65 tuổi nhưng bà vẫn tiếp tục công việc của một “kiến trúc sư trưởng” Trung tâm điều trị bệnh phong Di Linh (tên gọi mới) dù dưới hình thức gọi là “hợp đồng lao động”. Bà nói: “Những thân phận đáng thương ở đây không cho phép tôi nghỉ hưu. Chừng nào họ cần đến tôi, chừng ấy tôi cần phải ở bên họ, chăm lo cho họ”. Tôi hỏi soeur Mậu: suốt một đời gắn bó với “thế giới người cùi” ấy, lúc nào bà hoan hỉ nhất?

Bà cho biết đó là khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo các cơ sở y tế từ nay phải tiếp nhận các bệnh nhân phong, và các trường học phải tiếp nhận học sinh tiền sử có bệnh phong! Trong lòng của bà vẫn không quên những cái chết oan uổng của người bệnh phong ở làng này khi họ mắc thêm những thứ bệnh khác nhưng không được nhập viện chữa trị (như ruột thừa, tim mạch...): “Được hòa nhập, đối xử từ tâm và bình đẳng là niềm an ủi lớn lao nhất của những ai đã mắc bệnh phong. Vì họ cũng là con người!”.

NGUYỄN HÀNG TÌNH

Nữ tu hai lần được tuyên dương gương tốt

Sáng 27-12-2004, chúng tôi may mắn gặp lại nữ tu Tê-rê-sa Mai Thị Ngượi, dòng Đa-minh Tam Hiệp, trong 100 tấm gương tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai được mời về dự Hội nghị biểu dương người tốt việc tốt. Đây là lần thứ hai tỉnh tổ chức quy mô hội nghị tôn vinh, tuyên dương khen thưởng những tấm gương sáng thuộc mọi thành phần trong xã hội, mọi lứa tuổi, ngành, nghề. Ở lần trước (ngày 19-5-2003) dì Ngượi là một trong 50 tấm gương tiêu biểu nhất được tôn vinh (ngoài ra còn 220 người khác được biểu dương). Sáng 27-12-2004, chúng tôi may mắn gặp lại nữ tu Tê-rê-sa Mai Thị Ngượi, dòng Đa-minh Tam Hiệp, trong 100 tấm gương tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai được mời về dự Hội nghị biểu dương người tốt việc tốt. Đây là lần thứ hai tỉnh tổ chức quy mô hội nghị tôn vinh, tuyên dương khen thưởng những tấm gương sáng thuộc mọi thành phần trong xã hội, mọi lứa tuổi, ngành, nghề. Ở lần trước (ngày 19-5-2003) dì Ngượi là một trong 50 tấm gương tiêu biểu nhất được tôn vinh (ngoài ra còn 220 người khác được biểu dương).

Nữ tu Mai Thị Ngượi (sinh năm 1954) hiện làm điều dưỡng ở khoa cấp cứu Bệnh viện Thánh Tâm (Bệnh viện đa khoa khu vực Thống Nhất). Dì coi bệnh viện là nhà, bệnh nhân là những người thân yêu của mình. Mọi bệnh nhân đến khoa cấp cứu không phân biệt giàu nghèo, có thân nhân hay vô gia cư đều nhận từ tay dì sự chăm sóc dịu dàng, cần mẫn chăm sóc bệnh nhân, bằng tất cả trái tim, bằng tình người chia sẻ và cao hơn bằng tinh thần bác ái Ki-tô giáo. Có hôm hết ca trực, dì vẫn tự nguyện ở lại khoa để giúp đỡ, chăm sóc, động viên... những người bệnh.

Mười hai năm làm việc ở khoa cấp cứu - một khoa tất bật công việc, căng thẳng nhất trong bệnh viện, dì Ngượi được xem là người điều dưỡng có thâm niên lâu nhất ở khoa. Nhiều năm liền dì đều đoạt các giải cao trong các cuộc thi điều dưỡng của bệnh viện. Ngoài công việc nhà dòng, bệnh viện, dì rất tích cực trong công tác từ thiện, xã hội.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
Tin/Bài mới

Ðời sống của bà Marthe Robin chứa đầy sự can đảm và tình thương yêu. Nhìn vào bà thì ta có thể hiểu được ỳ nghĩa của sự đau khổ và ý nghĩa của một tình yêu cao cả.

Cn175 : Bà Marthe Robin, Một Nhà Thần Bí (1/12/2012)
Thánh Gemma Galgani là một đóa hoa khổ nạn. Thánh Gemma là một người bạn chí thiết của Chúa Giêsu và một trạng sư đặc biệt trước Tòa Thiên Chúa tình yêu. Cn1367: Thánh Galgani, "viên Ngọc Của Chúa Kitô, 1878-1903 (1/3/2012)
Ngôi sao trên đầu thánh nhân khiến ta liên tưởng đến ngôi sao huyền nhiệm mà ngày ấy đã dừng lại “trên nơi Hài Nhi” (Mt 2, 9); ngôi sao đã dừng ngay trên nơi Ngôi Lời ngự… Nhưng ngôi sao này còn làm ta nghĩ đến “lưỡi lửa” đã đậu trên đầu Thánh Đa Minh (1/1/2012)
Trân trọng chuyển tiếp một bức hoạ sơn dầu mô-tả cảnh Cố Hồng-Y Francois Xavier Nguyễn-văn-Thuận dâng thánh lễ trong lúc đang bị giam cầm. Một Tấm Hình Có Giá Trị Bằng Ngàn Lời Nói (12/19/2011)
(12) Sự nói dối chính là con của ma quỷ. Lời Khôn Ngoan Của Cha Thánh Padre Pio (12/15/2011)
Tin/Bài cùng ngày
Nhưng công cuộc truyền giáo này chỉ thực sự bắt đầu khi Đức Cha Dumortier đặt Cha Jean Cassaigne, một linh mục thuộc Hội Thừa Sai Balê đến Di Linh năm 1927. Đức Cha Dumortier viết trong bản tường trình năm 1927 như sau: Chân Dung Linh Mục Việt Nam (12/14/2011)
Tin/Bài khác
Thánh nữ là con gái một gia đình giàu có, mồ côi cha lúc còn thơ ấu. Eutychia mẹ Lucia là một người mẹ phúc hậu và mộ đạo nuôi nấng dạy dỗ. Khi còn là một cô gái nhỏ thánh nữ đã thề nguyền giữ đồng trinh để tận hiến cuộc đời mình cho Chúa. Vì không muốn ai biết nên thánh nữ đã giữ kín cả với mẹ ý nguyện của mình. Ngày 13-12: Thánh Lucia, Ðồng Trinh Tử Ðạo (12/12/2011)
Cách đây đúng 10 năm, Chúa Nhật 21-10-2001 - Khánh Nhật Truyền Giáo lần thứ 75 - Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) long trọng nâng cặp vợ chồng Công Giáo người Ý lên hàng Á Thánh. Chân Phước Vợ Chồng Luigi Beltrame Quattrocchi Và Maria Corsini (11/29/2011)

Trên đường chạy trốn cơn bách hại khủng khiếp của bạo chúa Néron đang giáng xuống kinh thành Roma, vị tông đồ trưởng Phêrô đã bàng hoàng thốt lên câu hỏi trên khi bất ngờ gặp Chúa Giêsu vác Thập Giá đi ngược chiều với mình.

24-11: Thánh Anrê Dũng-lạc Và Các Bạn Tử-đạo Việt-nam (11/29/2011)
Thánh Cecilia là vị thánh tử vì đạo đầu tiên có nhục thân được bảo tồn nguyên vẹn không bị hủy hoại. Bà được coi là vị thánh bảo hộ cho âm nhạc nhà thờ. Thánh Nữ Cecilia (11/23/2011)

Ngày 6-12-1726, tại đan viện kín Cát-minh ”Chúa Ba Ngôi” ở Munich, Đức Quốc, nữ tu Anne-Josèphe de Jésus Lindmayr trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 69 tuổi. Ngay năm sau, 1727, giáo phận Munich mở cuộc điều tra để lập hồ sơ xin phong thánh cho Chị.

Ta Cùng Trẩy Lên Đền Thánh Chúa! (11/21/2011)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc. Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768

Từ khóa » Trại Cùi Di Linh Lâm đồng