Tình Tiết “thực Hành Vi Trái Pháp Luật” - Hỏi đáp Trực Tuyến

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Hỏi đáp pháp luật
Lĩnh vực
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hôn nhân gia đình
  • Hành chính
  • Thương mại
  • Lao động
  • Đất đai
  • Các lĩnh vực khác
Câu hỏi xem nhiều
  • Hành vi cố ý gây thương tích
  • Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
  • Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và giả mạo văn bản, con dấu thì phải chịu hình phạt gì?
  • Xử phạt hoạt động cho vay nặng lãi
  • Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm
  • Điểm c khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
  • Thời hạn điều tra và ra Quyết định truy nã
  • Khi áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS, có bắt buộc phải khởi tố bị can không?
  • “Bệnh hiểm nghèo” quy định điểm b khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
  • Thời hạn sang tên sổ đỏ khi mua bán đất
Hỏi đáp trực tuyến

Tình tiết “thực hành vi trái pháp luật”

Người gửi: Toan Phuong

Tình tiết “thực hiện hành vi trái pháp luật” quy định tại khoản 1 Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) được hiểu như thế nào: Có gắn với hành vi “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” hay chỉ gắn với hành vi “sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả”? Hành vi trái pháp luật hình sự bị xử lý theo khoản 1 hay theo khoản 2, khoản 3 Điều này? Để xác minh “hành vi trái pháp luật” cần phải có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật không?

Câu trả lời

Yếu tố “thực hiện hành vi trái pháp luật” quy định tại khoản 1 Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) chỉ gắn với hành vi “sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả”, không gắn với hành vi “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Do vậy, hành vi “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” không bắt buộc phải gắn với yếu tố “thực hiện hành vi trái pháp luật” thì cũng có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.

“Hành vi trái pháp luật” quy định tại khoản 1 Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) được hiểu là hành vi trái pháp luật nói chung (kể cả pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật hành chính…). Trường hợp trái pháp luật hình sự, đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý theo quy định tại điểm d khoản 2 (sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng) hoặc điểm b khoản 3 (sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

“Thực hiện hành vi trái pháp luật” là thực hiện hành vi xâm phạm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ mà không cần phải có điều kiện là đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Ban Biên tập In In bài viết

Các câu hỏi khác

STT Câu hỏi Ngày hỏi Câu trả lời
1 Biên bản khám nghiệm hiện trường có bắt buộc lập tại hiện trường nơi xảy ra vụ việc hay không 20/08/2020
2 Thắc mắc về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự 20/08/2020
3 Thời hiệu Thừa kế 18/08/2020
4 Áp dụng Nghị định số 91/2019/NĐ-CP 18/08/2020
5 Giả mạo chữ ký để chuyển quyền sử dụng đất 16/08/2020
6 Biên bản kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở có được coi là kết luận giám định? 16/08/2020
7 Hành vi phạm tội của A có thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm? 15/08/2020
8 Xét giảm án 06/08/2020
9 Căn cứ nào để trả tự do cho người bị tạm giữ hình sự? 06/08/2020
10 A có phải chịu tình tiết tăng nặng không? 24/06/2020

Từ khóa » Tội 341