Tính Toán Công Suất Hệ Thống Điện Từ Pin Năng Lượng Mặt Trời

Năng lượng mặt trời hiện nay đã và đang được khai thác và sử dụng rộng rãi. Nó không những mang lại những giá trị về kinh tế mà còn có giá trị về thẩm mỹ và bảo vệ môi trường. Để lắp đặt hệ thống điện mặt trời mang lại hiệu quả cao nhất.

Tính toán công suất điện mặt trời là bước quan trọng nhất để có một dự án hiệu quả
Tính toán công suất điện mặt trời là bước quan trọng nhất để có một dự án hiệu quả

Chúng ta phải tính toán công suất điện mặt trời chính xác. Để đảm bảo được hệ thống hoạt động đúng giá trị của điện áp. Cung cấp đầy đủ điện cho toàn bộ tải tiêu thụ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và tiết kiệm chi phí. Chính vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cách Tính toán công suất hệ thống điện từ Pin năng lượng mặt trời cho dự án của bạn.

Cách tính toán suất đầu tư và thời gian thu hồi vốn

mo ta hoat dong dien mat troi hoa luoi | GPsolar

Điện Năng Lượng Mặt Trời là hệ thống hấp thu ánh sáng và tạo ra điện cho các thiết bị sử dụng. Hệ thống gồm các tấm pin hấp thu ánh sáng tạo ra điện DC sau đó chuyển qua bộ phận Biến Tần để chuyển dòng điện DC thành AC cho các thiết bị sử dụng. (chú ý các tấm pin năng lượng mặt trời chỉ là hấp thu và tạo ra điện chứ không có tác dụng lưu trữ lại điện như nhiều người nghĩ). Điện Năng lượng mặt trời có 3 loại cơ bản: Điện năng lượng mặt trời hòa lưới không có lưu trữ, Điện năng lượng mặt trời hòa lưới có lưu trữ, Điện năng lượng mặt trời độc lập.

Xem thêm: Giá tấm pin năng lượng mặt trời 12v – 1000w cho gia đình

Hiện tại hệ thống điện năng lượng mặt trời hoà lưới không lưu trữ là hiệu quả nhất, giúp tiết kiệm tiền điện, thực sự mang lại hiệu quả trong đầu tư. Đây cũng chính là hệ thống điện năng lượng mặt trời được nhiều người đầu tư nhất trong 3 năm qua, vì tuổi thọ của các thiết bị lên đến 20 năm trở lên và chi phí đầu tư thấp nhất.

  • Điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ: là hệ thống hoạt động kết hợp giữa điện năng lượng mặt trời và điện lưới quốc gia, khi sản sinh ra điện sẽ cung cấp cho các thiết bị dùng luôn. Hệ điện mặt trời hoà lưới không lưu trữ không có hệ thống acquy để tích lại điện nên chỉ sử dụng vào ban ngày. Buổi tối sử dụng điện nhà nước
  • Hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ cực kỳ hiệu quả với những gia đình và nhà xưởng, công ty sử dụng điện nhiều vào ban ngày, vì sản sinh bao nhiêu sẽ được dùng hết bấy nhiêu.
  • Với hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ, khi sản lượng điện sản sinh ra nhiều hơn công suất sử dụng của thiết bị thì lượng điện dư đấy sẽ đẩy ngược lên điện lưới Quốc Gia. Sản lượng đẩy ngược này sẽ được cấp công tơ 2 chiều để ghi nhận lại và được nhà nước mua lại 20 năm với giá: 2086 đ. Chính sách mua lại điện của nhà nước dẫn đến nhiều người đầu tư không phải chỉ để tiết kiệm điện mà còn bán lại điện cho Nhà Nước, một kênh đầu tư hiệu quả và ổn định.

Với việc sản sinh ra bao nhiêu thì các thiết bị dùng luôn, không phải tốn thêm chi phí đầu tư hệ thống acquy lưu trữ, nên hệ thống điện năng lương mặt trời hòa lưới không lưu có giá thành đầu tư thấp, và hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hệ thống điện mặt trời.

các dự án điện mặt trời GPsolar đã triển khai

CÁCH TÍNH SẢN LƯỢNG ĐIỆN MẶT TRỜI ĐƯA RA CÔNG SUẤT MỘT HỆ THỐNG THEO LƯỢNG ĐIỆN TIÊU THỤ HÀNG THÁNG

Ví Dụ: 1 Gia đình sử dụng 1 tháng hết 700.000 đ – 1.200.000 đ giả sử gia đình này sử dụng 50% vào ban ngày và 50% vào buổi tối hoặc. + với số tiền như thế giá điện sẽ rơi vào khoảng 2800 đ – 3000 đ 1Kw điện (ký điện). lấy tổng số tiền chia cho 2800 đ sẽ ra được sản lượng điện tiêu thụ 1 tháng là: 250kw – 430KW…. Chúng ta sẽ lấy con số 430KW điện sẽ được sử dụng 1 tháng vì nhu cầu sử dụng càng ngày càng nhiều, con số luôn tăng dù chúng ta cố gắng tiết kiệm. Và 1 điều quan trọng hơn nữa là GIÁ ĐIỆN ngày càng tăng, và tăng càng cao khi sử dụng điện càng nhiều. Với 430 kw 1 tháng thì 1 ngày sử dụng khoảng 15kw điện, trung bình 1 ngày dùng 15 – 16 Số điện.

Với 430 Kw/ tháng tương đương 15kw/ngày thì đầu tư công suất bao nhiêu? thời gian thu hồi vốn là bao nhiêu năm? và sản lượng điện mặt trời là bao nhiêu

GPsolar
  • Ở Miền Nam quy định hệ số giờ nắng để tạo ra điện là 3-5h nắng thực thế trung bình là từ 4.5 h nắng trở lên, có những ngày được tới 6h nắng. Vậy Chúng ta sẽ lấy 15 chia cho 4.5 giờ nắng là ra công suất đầu tư, ở đây ra công suất đầu tư là: 3.3 KWP. hoặc có thể đầu tư hơn đến 5KW vì dư điện có thể bán lấy tiền (430:30 ngày = 15Kw, 15:4.5 giờ nắng = 3.3kw)
  • Với công suất 3.3 kw những này nắng tốt ở TPHCM thì 1 ngày sẽ tạo ra 15 – 19 KW điện (kg điện). Hiện tại giá điện nhà nước đang mua vào là 2086 đ 1KW như vậy 1 tháng thu nhập của khách hàng là từ : 938.700 đ – 1.189.000 đ. Nhưng nếu nhân với giá phải trả thực tế nếu không có điện mặt trời VD là 2800 đ 1 số thì tổng thu nhập là 15×2.800 = 1.305.000 đ. Với thu nhập như thế này khoảng 5 năm tổng số tiền thu về là: 78.300.000 đ
  • Vậy 1 hệ thống công suất 3.3kw khi chúng ta đầu tư sẽ mất 05 năm để hoàn lại số tiền ban đầu bỏ ra, còn lại sau đó là lợi nhuận của chúng ta ( từ 10 -20 năm thu lợi nhuận). Để đảm bảo được sự hoạt động ổn định của hệ thống chúng ta cần Chú ý chọn thiết bị cho hệ thống điện năng lượng mặt trời và Công Ty lắp đặt điện mặt trời. Công nghệ tấm pin đang sử dụng liên quan tới giá thành, nếu bạn chọn tấm pin công nghệ cũ thì giá rẻ và hiệu suất thấp.

Giá Thành Tham Khảo 1 Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời Để Đảm Bảo Được Chất Lượng Hoạt Động Ổn Định:

  1. Hệ thống hoà lưới 2KW : Giá từ 40 triệu – 46 triệu, Phù hợp cho gia đình có hóa đơn tiền điện từ 800.000 – 1.2 triệu/tháng, diện tích lắp đặt là 15m2. Số điện được tạo ra từ hệ thống 240 – 300 kw.
  2. Hệ thống hoà lưới 3KW : Giá từ 60 triệu – 76 triệu, Phù hợp cho gia đình có hóa đơn tiền điện từ 1.000.000 – 1.5 triệu/tháng, diện tích lắp đặt là 20m2. Số điện được tạo ra từ hệ thống 360 – 450 kw.
  3. Hệ thống hoà lưới 5KW : Giá từ 95 triệu – 136 triệu, Phù hợp cho gia đình có hóa đơn tiền điện từ 1.600.000 – 3 triệu/tháng, diện tích lắp đặt là 35m2. Số điện được tạo ra từ hệ thống 600 – 750 kw.
  4. Hệ thống hoà lưới 10KW : Giá từ 198 triệu – 246 triệu, Phù hợp cho gia đình có hóa đơn tiền điện từ 3.600.000 – 5 triệu/tháng, diện tích lắp đặt là 75m2. Số điện được tạo ra từ hệ thống 1200 – 1500 kw.
  • Hệ thống điện mặt trời: 8 Tấm Pin JA solar 380W và 1 Inverter Sungrow 3kwp Hệ thống điện mặt trời: 8 Tấm Pin JA solar 380W và 1 Inverter Sungrow 3kwp

Việc đầu tư điện năng lượng mặt trời là 1 trong những xu thế của tương lai: Nó mang lại giải pháp tiết kiệm điện hiệu quả và kinh tế cho mọi nơi sử dụng điện nhiều. Đây cũng là công việc giá trị đóng góp vào bảo vệ môi trường bảo vệ trái đất cho thế hệ sau. Đầu tư điện mặt trời thật sự hiệu quả khi chọn đúng sản phẩm, chọn đúng công ty cung cấp và lắp đặt, còn nếu không thì là sẽ tiền mất tật mang…

Đôi ngũ gpsolar

Tính toán công suất hệ thống Điện từ Pin năng lượng mặt trời

Tính tổng điện tiêu thụ của toàn tải mà điện mặt trời phải cung cấp mỗi ngày

Để tính được tổng điện tiêu thụ của toàn tải mà điện mặt trời phải cung cấp mỗi ngày. Chúng ta chỉ cần tính lượng điện tiêu thụ của từng thiết bị sau đó cộng chúng lại. Chúng ta sẽ có tông điện tiêu thụ mà toàn tải cần cung cấp trong ngày.

Tính tổng Wh mà pin mặt trời phải cung cấp cho toàn tải mỗi ngày

GP SOLAR Thi Công Năm 2016 cho khách ở quận 9.
GP SOLAR Thi Công Năm 2016 cho khách ở quận 9.

Theo các nghiên cứu cho thấy. Tính toán công suất điện mặt trời của các tấm pin mang lại cho hệ thống phải cao hơn 1.3 lần so với nhu cầu sử dụng điện của tải. Đó chính là số điện hao tổn trong quá trình vận hành của hệ thống. Chính vì vậy số Wh pin mặt trời phải cung cấp cho tải = 1.3 x tổng số Wh toàn tải sử dụng.

Tính kích cỡ hệ thống pin mặt trời cần sử dụng

Để tính được chính xác nhất kích cỡ của hệ thống pin mặt trời cần sử dụng. Chúng ta phải tính được Wp của tấm pin mặt trời đó. Mà chỉ số Wp của tấm pin mặt trời còn tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng miền trên thế giới. Vì tùy theo từng vùng khí hậu nhất định mà tấm pin mặt trời có mức độ hấp thu năng lượng sẽ khác.

tính toán công suất điện mặt trời
Tính toán kích cỡ tấm pin mặt trời chính xác đảm bảo được lượng điện cung cấp cho các tải đầy đủ

Chính vì vậy người ta sẽ tiến hành khảo sát mức độ hấp thụ năng lượng mặt trời của các tấm pin mặt trời trên nhiều vùng khác nhau. Sau đó chúng ta có được các hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời trung bình của các tấm pin mặt trời tại vùng miền đó. Hệ số này chính là hiệu suất của hấp thu năng lượng mặt trời và bức xạ mặt trời. Hiện nay ở nước ta mỗi tấm pin mặt trời đều có các thông số Wp của nó. Để tính được tổng số pin mặt trời cần sử dụng cho hệ thống. Chúng ta chỉ cần lấy tổng Wp cần có của dự án chia cho thông số Wp của tấm pin. Sẽ ra được số lượng các tấm pin mặt trời cần dùng đến cho hệ thống. Tính toán công suất điện mặt trời của các tấm pin trên chỉ là con số tối thiểu các tấm pin cần sử dụng. Tuy nhiên chúng ta có càng nhiều các tấm pin mặt trời thì hệ thống hoạt động càng tốt hơn. Đồng thời tuổi thọ sử dụng của hệ thống cũng như của ắc quy sẽ cao hơn.

Tính toán công suất điện mặt trời cho hệ thống ắc quy

Ắc quy sử dụng cho hệ thống điện mặt trời chính là loại ắc quy chuyên dụng deep-cycle. Nó cho phép hệ thống xả sâu nhất và nạp đầy cực nhanh. Đồng thời nó cho phép nạp xả nhiều lần trong ngày mà không bị hư hỏng từ bên trong. Chính vì vậy nó cực kỳ bền bỉ và có tuổi thọ sử dụng lâu nhất trong tất cả các loại ắc quy. Đầu tiên chúng ta phải tính được dung lượng bình ắc quy cần sử dụng cho hệ thống. Tổng dung lượng ắc quy cần sử dụng là dong lượng ắc quy cần sử dụng cho tải tiêu thụ trong những ngày pin mặt trời không tạo ra điện. Ví dụ như trời mưa, trời râm mát… Chỉ số trung bình của hiệu suất điện mặt trời là 85%. Chính vì vậy để tính dung lượng ắc quy cần sử dụng cho hệ thống điện mặt trời. Chúng ta lấy số Wh của tải tiêu thụ chia cho 0.85 sẽ cho ta kết quả. Mức xả sâu nhất của hệ thống ắc quy cho phép là 0.6. Ta chỉ cần lấy số Wh của bình ắc quy ở trên chia cho 0.6 sẽ ra được kết quả.

tính toán công suất điện mặt trời
tính toán công suất hệ thống ắc quy của điện mặt trời

Kết quả tính toán công suất điện mặt trời của hệ thống ắc quy ở trên chỉ là con số tối thiểu nhất. Chính vì vậy khi lắp đặt chúng ta nên lắp dự phòng thêm bình ắc quy. Để hệ thống được vận hành tốt hơn và có tuổi thọ sử dụng cao hơn.

Địa chỉ lắp đặt và tính toán công suất điện mặt trời uy tín

Để tính toán công suất điện mặt trời chính xác nhất. Chúng ta nên nhờ sự tư vấn của các chuyên gia có kinh nghiệp về ngành năng lượng tái tạo. Vì tính toán công suất điện mặt trời cực kỳ mất thời gian và cần sự am hiểu nhất định. Khi đó mới tính ra được công suất hệ thống chính xác nhất. Để lắp đặt và tính toán công suất điện mặt trời uy tín nhất. Hãy liên hệ ngay với Công Ty GPsolar. Một trong những công ty hàng đầu nước ta về ngành năng lượng tái tạo. Tại Website: https://gpsolar.vn/ hoặc số hotline: 0931 480 336. Để được các chuyên gia hàng đầu tư vấn miễn phí cho dự án điện mặt trời của gia đình, doanh nghiệp bạn nhé.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo cuộc trò chuyên của chuyên gia Gpsolar Cương Solar với khách hàng:

  • 1. Có nên lắp điện mt không và nên lắp bao nhiêu:các bạn muốn lắp 5, 7 kw để giảm tiền điện và còn dư bán lại cho điện lực thì nên bỏ ý định đó đi, dùng tiền đó trả tiền điện có lợi hơn. nếu muốn lắp thì lắp từ 12 kW (dùng ivt 10kw để tối đa hiệu suất) trở lên mới có lời được. Chỗ mình các anh em trong ngành điện lắp nhiều lắm, vài chục kw đến vài trăm kw(tức Ninh Thuận)
  • 2. Tự lắp hay thuê đơn vị ngoài: Nên tự lắp với số lượng ít, tự lắp thì giá thành hoàn tất khoảng 10-11 triệu 1kw (đã bao gồm khung sắt, nhân công vật tư, dây điện, nói chung là tất tần tật), thuê trọn gói từ 13-14 triệu 1 kw. Trong khi mình tự lắp thì chủ động được pin, ivt, dây điện, nói chung là vật tư mua theo ý mình, chọn loại tốt, chứ đặt trọn gói phải tìm đơn vị uy tín và có biểu giá rõ ràng như GPsolar. Chứ nhiều bên lắp cái thứ gì lên không kiểm soát được
  • 3. Thời gian thu hồi vốn, có lời sao không làm nhiều: Mình có khách hàng tự lắp 30 KW hết 300 triệu, được nữa năm sau khi trừ tiền điện nhà xài thu về 45 triệu, nếu tính ra khoảng hơn 3,5 – 4 năm thu hồi vốn, cũng định vay tiền làm 100kW nhưng trên quê không có điện 3 pha (1 pha chỉ tối đa 20 kW, mình lắp 30 kW phải gắn 2 đồng hồ), còn dưới thành phố có lưới 3 pha nhưng chỉ có 100m2 đất không lắp được bao nhiêu (100kW phải tốn 600m2 đất). Nếu lập trạm để lắp 100 kW thì hết 250 triệu thì không kinh tế.
  • 4. EVN có hỗ trợ cho CBCNV sao không làm: mình có đọc chương trình hỗ trợ đó rồi, giá hỗ trợ còn cao hơn giá thị trường, làm 5kw mà 95 triệu hỗ trợ 20 triệu còn 70 triệu, xài pin đểu công nghệ cũ 390w, ivt đểu. 70 triệu/5kw là các bạn trả tiền 1 lần nhé, còn trả góp thì vẫn trả đủ 95 triệu/5kw
  • 5. Rủi ro: Có. các bạn nói trong quá trình vận hành thế này thế kia, xin thưa với các bạn kinh doanh bất cứ cái gì cũng đều có rủi ro, có cái gì àm chắc ăn 100% không, kể cả gửi tiền cho ngân hàng.
  • 6. Về các nhà máy điện mặt trời để rửa tiền: mình có tham gia đoàn nghiệm thu được 4 nhà máy điện mặt trời , mỗi cái khoảng 49,9MW (dưới 50mW để lách luật) thì xác nhận toàn là người nhà , cty sân sau của các bác evn, bộ công thương, có cái để rửa tiền cũng có, có cái chủ đầu tư thấy được lợi nhuận làm cũng có.
  • Kết: Nếu các bạn muốn làm điện mặt trời thì nên tự làm sẽ thu hồi vốn nhanh, kinh tế, nên làm. còn nếu thuê trọn gói thì tùy điều kiện kinh tế và nơi uy tín, riêng mình nếu có điều kiên về lưới điện vẫn sẽ tiếp tục mua pin về lắp, không thuê

Tác giả

  • Dũng DX Dũng DX

    Nguyễn Văn Dũng (Dung DX) là co founder của GPsolar. Là kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên viên hỗ trợ và lắp đặt các hệ thống điện mặt trời của công ty GPsolar. Dũng đã tham gia vào lĩnh vực năng lượng sạch hơn 8 năm, đã lắp trên 100 dự án hệ thống năng lượng mặt trời lớn nhỏ.

    View all posts

Từ khóa » Cách Tính Dung Lượng Bình ắc Quy Năng Lượng Mặt Trời