Tình Trạng Cá Rồng Bỏ ăn Và Các Bệnh Thường Gặp ở Cá Rồng

Nuôi cá rồng luôn là công việc không dễ dàng gì đối với những người yêu loại cá này. Việc cho cá ăn, chăm sóc cá hàng ngày sẽ chẳng dễ dàng gì đối với người mới. Đã rất nhiều trường hợp người nuôi cá gặp phải tình trạng cá rồng bỏ ăn. Có thể là 1 bữa, bữa thì không sao, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ là điều đáng báo động. Vậy nguyên nhân và cách chữa trị việc cá rồng ăn ít, bỏ ăn thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Cá rồng ăn

Nguyên nhân và cách chữa bệnh cá rồng bỏ ăn

Cá rồng bỏ ăn không phải là tình trạng hiếm gặp đối với những người nuôi cá. Có thể nhiều người coi thường tình trạng này, nhưng đây lại là tiền đề dẫn đến những vấn đề nghiệm liên quan đến sức khỏe của cá.

Môi trường nuôi cá rồng bị thay đổi

cá rồng lai

Môi trường trong bể bị thay đổi là nguyên nhân khiến cá rồng dễ bị stress

Đây là tình trạng rất hay gặp khi bạn thay đổi bể cho cá hoặc vận chuyển cá đến khu vực khác. Điều này sẽ khiến cá nhanh chóng bị stress và biểu hiện bằng những hành vi như sau:

  • Cá bơi rất nhanh vòng quanh bể
  • Cá liên tục cọ xát lên xuống ở thành bể
  • Cá nhát, ở lì trong góc bể

Khi gặp tình trạng này, bạn cần tăng công suất bộ lọc nước và liên tục bật máy sủi oxi. Sau một thời gian, cá rồng sẽ quen dần với môi trường nước rồi ăn uống bình thường trở lại.

Nước trong bể không sạch

Cá rồng sau một thời gian sống trong bể. Một phần là do chất thải của cá, một phần là do lượng thức ăn thừa bạn cho cá ăn hàng ngày. Hoặc cũng có thể chất lượng nước bạn thay cho bể cá ngay từ đầu đã không đảm bảo. Sẽ khiến nước trong bể bị ô nhiễm, điều này ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của cá. Không chỉ làm cá biếng ăn mà còn kéo theo nhiều loại bệnh khác nhau nếu bạn không chú ý thay nước và làm sạch bể.

Để hạn chế điều này, bạn cần dừng cho cá ăn và tiến hành thay nước trong bể đều đặn hơn. Khoảng từ 5-7 ngày sẽ tiến hành thay nước 1 lần. Và mỗi lần thay chỉ nên thay khoảng 70% lượng nước trong bể thôi nhé.

Không nên thay nước sau khi cá rồng ăn no

cá rồng ngân long

Không nên cho cá rồng ăn no sau khi thay nước bể cá bạn nhé

Đây là lỗi không phải ai cũng biết, sau khi cá rồng ăn no mà bạn tiến hành thay nước. Về lâu về dài sẽ tạo cho cá rồng một phản xạ là sau khi ăn thì môi trường nước trong bể sẽ thay đổi, khiến cá khó chịu. Thậm trí nhiều trường hợp cá rồng bị nôn ra thức ăn (Điều này cực kỳ có hại, sẽ khiến cá bị nhiều bệnh về đường ruột).

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bỏ ngay thói quen thay nước cho cá sau khi ăn. Và tiến hành giảm lượng thức ăn hàng ngày của cá xuống khoảng 70-80%.

Cá rồng ăn kiêng

Khi cá rồng phát triển đến một kích cỡ nhất định này đó (thường là khoảng 45-50) chúng có biểu hiện chững lại, ăn ít hoặc thậm chí không ăn trong một khoảng thời gian. Điều này là hoàn toàn bình thường, bạn chỉ cần ngừng cho cá ăn hoặc chỉ thả một chút thức ăn thôi. Tuy nhiên cũng cần theo dõi sát sao cá trong khoảng thời gian này vì biết đâu cá rồng lại đang bị bệnh?

Cá rồng chán thức ăn hàng ngày

Cá rồng ăn rết

Cần bổ sung một lượng thức ăn tươi ổn định cho cá rồng hàng tuần

Có thể đối với các loại cá khác, bạn cho chúng ăn hoàn toàn loại thức ăn tổng hợp sẽ không sao. Tuy nhiên trong tự nhiên thì cá rồng vẫn là loại cá săn mồi và ăn thịt. Việc cho chúng ăn quá nhiều thức ăn viên thì vừa không tốt cho sức khỏe của cá lại khiến chúng chán ăn, bỏ ăn. Để cá ăn khỏe trở lại thì rất đơn giản, bạn cần bổ sung lượng thức ăn tươi cho cá. Các loại thức ăn cá rồng rất thích như: Rết, dế mèn, tôm đông lạnh, trùng huyết…

Cá rồng bị cô đơn?

Thường khi còn nhỏ, bạn nuôi cá rồng theo cặp hoặc 4 5 con trong một bể lớn. Tới khi cá đạt tới kích thước nhất định bạn bán đi hoặc cá bị chết. Chỉ còn lại chú cá rồng bạn giữ lại nuôi, điều này sẽ làm cá cảm thấy cô đơn và bỏ ăn cũng là điều dễ hiểu. Cứ để chúng như vậy, qua vài hôm là cá lại ổn định lại thôi.

Do thời tiết không ổn định

Thời tiết tại Việt Nam rất không ổn định. Nhất là miền bắc, có khi hôm trước và hôm sau nhiệt độ chênh lệch tới 10 độ C. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường trong bể cá. Cá rồng sẽ không kịp thích nghi với nhiệt độ môi trường mới này và dẫn tới bỏ ăn. Do vậy trang bị sưởi bể cá là điều cực kỳ cần thiết. Nếu thấy nhiệt độ giảm xuống đột ngột, bạn cần nhanh chóng bật máy sưởi của bể để, cá sẽ trở nên nhanh nhẹn và ăn nhiều trở lại ngay.

Cá rồng đến mùa giao phối

cá rồng sinh sản

Khi cá rồng sinh sản sẽ rất nhạy cảm, bạn cần chú ý chúng nhiều hơn nhé

Thường trong khoảng thời gian này cá mái bắt đầu có trứng. Các bộ phận trong cơ thể cá sẽ hoạt động khác so với ngày thường. Cho nên các rồng bỏ ăn cũng là điều dễ hiểu. Bạn cần cực kỳ chú ý tới cá trong khoảng thời gian nhạy cảm này. Cần đảm bảo hoàn hảo các yếu tố môi trường nước như: Nhiệt độ, độ pH, lượng Oxi trong bể… Sau thời gian giao phối và sinh đẻ, cá rồng sẽ nhanh chóng trở lại như trước thôi.

Các bệnh thường gặp ở cá rồng

Trường hợp cá rồng bị bệnh là rất nhiều và biểu hiện đầu tiên thường là biếng ăn, bỏ ăn. Có rất nhiều bệnh khiến cá rơi vào tình trạng này. Bạn cần nhanh chóng tìm hiểu rõ nguyên nhân và chữa bệnh cho cá.

Bệnh stress ở cá rồng

cá rồng bị stress

Chú ý tới tâm lý của cá rồng cũng là điều vô cùng quan trọng

Triệu chứng của bệnh có thể thấy rõ: cá bơi chậm, co mình bám vào thành bể. Sự căng thẳng này là do môi trường thay đổi, chế độ ăn thay đổi hoặc chất lượng nước không đảm bảo. Để chữa trị cho cá Rồng bị stress, bạn nên tránh cho cá tiếp xúc với loài cá nhỏ khác. Khi đó bạn nên tách cá Rồng ra một bể riêng, không nuôi chung với các loại cá nhỏ. Bởi lẽ, lúc này cá Rồng bị bệnh, các loài cá nhỏ sẽ rỉa vây của chúng, khiến chúng stress nặng hơn.

Bệnh trướng bụng

cá rồng bị trướng bụng

Trướng bụng là bệnh hết sức nguy hiểm đối với cá rồng

Cá bỏ ăn, bụng to hơn bình thường, bơi lội khó khăn, có trường hợp nặng thì chổng đầu hoặc đuôi lên trời (gọi chung là trồng cây chuối). Nặng hơn nữa thì ở hậu môn chảy ra nước nhờn. Bệnh này rất khó chữa, khả năng chết cực cao. Vậy nếu thấy cá bỏ ăn, bụng hơi to, hay oằn mình thì nên thay 1/3 lượng nước, tăng cường bơm hơi, tăng lượng muối và duy trì nhiệt độ ở 30 độ C và có thể thêm một lượng metronidazol rồi theo dõi Bệnh đốm trắng

Cá rồng bị đốm trắng

Đốm trắng là căn bệnh thường gặp đối với cá rồng

Nước trong bề hơi đục và có mùi tanh nồng. Cá bơi lội hay giật mình, chà xát người vào thành bể, bỏ ăn… trường hợp nặng thì trên vây cá có những điểm trắng như những u nang, gây ra cụt vây. Với bệnh đốm trắng, bạn nên cho chút muối vào trong bể cá hoặc cho muối lên bông lọc nước của bộ lọc. Muối sẽ làm vi khuẩn gây nên bệnh đốm trắng bị tiêu diệt. Mặt khác, việc này còn giúp tránh được những bệnh khác cho cá. Vi khuẩn đốm trắng phát triển tốt ở nhiệt độ khoảng 25 tới 27 độ. Do đó, để tránh vi khuẩn tái phát, bạn hãy duy trì nhiệt độ của bể cá khoảng từ 30 đến 32 độ C. Bạn có thể ra ngoài cửa hàng cá cảnh để mua thuốc chữa bênh đốm trắng này.

Bệnh xù vảy

Cá rồng bị xù vẩy

Môi trường thay đổi là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh xù vẩy cá rồng

Những chú cá Rồng nhỏ hoặc yếu sẽ dễ bị loại bệnh này. Bệnh thường tái phát vào mùa đông, mùa thu. Triệu chứng của bệnh: vảy cá bị kênh lên, nặng hơn có thể lồi mắt, cá bỏ ăn. Nguyên nhân gây bệnh do sự thay đổi đột ngột môi trường thủy sinh. Bạn hãy thường xuyên quan sát bể cá để phát hiện bệnh kịp thời. Trước tiên, bạn cần duy trì nhiệt độ nước bể khoảng từ 30 đến 31 độ, tăng thêm muối cho bể. Bạn hãy thay nước cho bể 2 lần trong 1 ngày với lượng nước ít. Những ngày đầu trong khi trị bệnh, bạn không nên cho cá ăn.

Trên đây là bài viết những nguyên nhân gây ra tình trạng cá rồng bỏ ăn. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về cách nuôi cá rồng nhé. Nếu muốn có một bể cá rồng đẹp, khỏe mạnh thì đừng quên liên hệ với bể cá hoàng gia chúng tôi.

Chia sẻ:

Từ khóa » Cá Rồng Tự Nhiên ăn ít