Tình Trạng Da Của Trẻ Sơ Sinh
Có thể bạn quan tâm
Làn da non nớt của bé sơ sinh phải thích nghi từ môi trường giống nước trong bụng mẹ sang môi trường khô hơn sau khi sinh. Sự chuyển tiếp này không diễn ra tức thời và làn da của con bạn sẽ tiếp tục phát triển sau khi sinh, khiến làn da của bé mỏng manh hơn da của bạn. Mặc dù làn da của con bạn có thể hấp thụ độ ẩm nhanh hơn da của người lớn, nó cũng mất nước nhanh hơn, khiến da bé dễ bị khô. Ngoài ra, hệ miễn dịch của con bạn vẫn đang phát triển nên bé cũng có khả năng nhiễm trùng cao hơn.
Mụn ở Trẻ nhỏ
Mụn ở trẻ nhỏ xảy ra ở xấp xỉ 20% số trẻ nhỏ. Thường thì tình trạng này sẽ tự khỏi trong vài tháng đầu. Nó có thể xuất hiện dưới dạng nốt mụn nhọt, mụn đầu trắng hoặc nổi mẩn nhẹ. Các nốt mụn nhọt hay vết màu trắng nhỏ xuất hiện trên mặt, đặc biệt là vùng mũi và cằm. Chúng không ngứa và không khiến con bạn khó chịu. Chúng chỉ là kết quả do các tuyến mồ hôi chưa trưởng thành tạo ra và có thể là hoocmon từ giai đoạn bạn mang thai và sẽ biến mất mà không cần điều trị.
Mặc dù hầu hết trường hợp viêm nang lông ở bé đều ở mức hạn chế và tự khỏi, nếu tình trạng của con bạn trở nên nghiêm trọng hoặc bạn thấy lo lắng, hãy trao đổi với nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe trẻ em.
Tróc Da
Bạn cũng có thể nhận thấy da của con mình hơi bị tróc trong những ngày đầu tiên, nhất là ở vùng lòng bàn tay, gan bàn chân và mắt cá chân của bé. Đây là điều hoàn toàn bình thường, nhất là nếu con bạn chào đời muộn hơn ngày dự sinh. Sau vài ngày, tình trạng tróc da sẽ khỏi. Bạn có thể hỏi cơ sở chăm sóc sức khỏe trẻ em xem có thể sử dụng dầu thoa cho bé hoặc sữa dưỡng ẩm không.
“Cứt trâu” hay viêm da
Một số bé gặp tình trạng dân gian hay gọi là “cứt trâu” hoặc viêm da tiết bã nhờn—một tình trạng ngoài da trông như các mảnh vảy cứng xuất hiện trên da đầu hoặc vùng lông mày. Đây là một tình trạng rất phổ biến, có thể xuất hiện ngay từ những tuần đầu tiên và thường kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Thật may là tình trạng này thường khỏi hẳn khi con bạn được từ 8 đến 12 tháng tuổi.
Để giúp giảm nhẹ tình trạng này, bạn có thể thoa nhẹ một loại sữa hoặc dầu dưỡng ẩm như dầu dưỡng ẩm JOHNSON'S® cho bé lên vùng vảy để làm mềm phần vảy cứng. Chờ vài phút, sau đó lấy lược chải nhẹ để đánh tróc vảy đi. Sau đó, bạn có thể gội đầu cho bé bằng loại dầu gội đầu dành cho trẻ như dầu gội đầu JOHNSON'S® cho bé.
Hăm tã
Nhiều bé gặp tình trạng hăm tã ở một số điểm. Để biết thông tin về cách chăm sóc và phòng hăm tã, hãy truy cập phần hướng dẫn về hăm tã của chúng tôi.
Ngay cả khi nhiều tình trạng nêu trên đều tự khỏi, nếu bạn có bất cứ lo lắng hay e ngại nào, tốt nhất là nên nói chuyện với nhân viên chăm sóc y tế của bạn.
Từ khóa » Có Nên Dùng Johnson Baby Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Có Nên Dùng Kem Dưỡng ẩm Cho Trẻ Sơ Sinh? Top 7 ... - Hello Bacsi
-
TOP 12 Kem Dưỡng Ẩm Cho Trẻ Sơ Sinh Được Bác Sĩ Da Liễu ...
-
Có Nên Dùng Kem Dưỡng ẩm Cho Trẻ Sơ Sinh? | Vinmec
-
Kem Dưỡng ẩm Johnson Baby Có Tốt Không? Đánh Giá Chi Tiết Từng Loại
-
Bật Mí Sự Thật đằng Sau Việc Sử Dụng Kem Dưỡng ẩm Cho Bé
-
Sữa Tắm Johnson Baby Cho Trẻ Sơ Sinh Có Tốt Không - Mẹ Bầu Em Bé
-
Có Nên Dùng Sữa Tắm Johnson Baby Cho Trẻ Sơ Sinh?
-
Dòng Kem Dưỡng ẩm Johnson Baby Mềm Mịn Như Da Em Bé
-
10 Loại Kem Dưỡng ẩm Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Nhất Hiện Nay
-
[GIẢI ĐÁP] Có Nên Dùng Nước Hoa Cho Trẻ Sơ Sinh? - SukemShop
-
10 Sản Phẩm Kem Dưỡng Da TỐT NHẤT Cho Bé 2021 - KidsPlaza
-
Review Sữa Tắm Johnson Baby Có An Toàn Cho Trẻ Sơ Sinh Không?
-
Có Nên Dùng Kem Dưỡng Da Trẻ Em Cho Bé Không? Xem Ngay! - VinID
-
Top 13 Kem Dưỡng ẩm Nào Tốt Nhất Cho Bé Hiện Nay được Tin Dùng