Tình Trạng Sẹo Lồi Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi

Tìm hiểu chung

Sẹo lồi là gì?

Khi da bị thương, các mô sẹo sẽ hình thành để phục hồi và bảo vệ nơi bị thương. Đôi khi, mô sẹo phát triển quá mức hình thành nên những nếp nhăn cứng và to hơn vết ban đầu, đó là sẹo lồi. Sẹo lồi thường xuất hiện ở ngực, vai, dái tai và má. Tuy nhiên, sẹo lồi có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.

Mặc dù sẹo lồi không gây hại nghiêm trọng cho sức khoẻ nhưng lại có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sẹo lồi là gì?

Mỗi người có thể có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sẹo lồi khác. Các dấu hiệu và triệu chứng của sẹo lồi có thể bao gồm:

  • Chỗ da bị thương có màu, hồng hoặc đỏ;
  • Chỗ da có bướu hoặc da bị rám nắng thường lồi lên;
  • Vùng da tiếp tục phát triển với mô sẹo lớn hơn theo thời gian;
  • Một mảng da bị chàm.

Sẹo lồi có xu hướng lớn hơn vết thương ban đầu và có thể chúng sẽ phát triển đầy đủ trong vài tuần hoặc vài tháng.

Sẹo lồi có thể gây ngứa, nhưng chúng thường không gây hại cho sức khỏe. Bạn có thể cảm thấy khó chịu, mềm, nhão khi sờ vào hoặc có thể bị kích thích khi bị ma sát với quần áo hoặc các vật khác.

Bạn hiếm khi bị nhiều vết sẹo lồi trên cơ thể nhưng không phải là không có nguy cơ bị như vậy. Khi điều này xảy ra, các mô sẹo cứng, chặt có thể hạn chế chuyển động của bạn.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh sẹo lồi?

Hầu hết các loại hình tổn thương da có thể góp phần làm sẹo lồi, bao gồm :

  • Sẹo mụn;
  • Bỏng;
  • Sẹo đậu mùa;
  • Bấm lỗ tai;
  • Vết trầy, xước của da;
  • Các vết rạch phẫu thuật;
  • Chỗ tiêm chủng ngừa.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh sẹo lồi?

Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh sẹo lồi có thể lên đến 10%. Bệnh có thể xảy ra ở mọi người ở mọi lứa tuổi, trong đó, phụ nữ có thai và người dưới 30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sẹo lồi?

Bạn có thể có nguy cơ cao đối với tình trạng này nếu bạn đang gặp những điều kiện sau:

  • Là người gốc châu Á;
  • Đang mang thai;
  • Dưới 30 tuổi.

Sẹo lồi có khuynh hướng di truyền, có nghĩa là bạn dễ bị sẹo lồi hơn nếu một hoặc cả hai bố mẹ đã mắc bệnh này. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có gen AHNAK có nguy cơ phát triển các sẹo lồi cao hơn những người không có.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh sẹo lồi?

Nếu nghi ngờ bạn có sẹo lồi, bác sĩ có thể tiến hành việc khám sức khoẻ. Sau khi chẩn đoán sẹo lồi bằng khám trực quan, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết để loại trừ các tình trạng khác, nghĩa là họ lấy một mẫu nhỏ của mô từ khu vực sẹo và phân tích xem có các tế bào ung thư hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sẹo lồi?

Sẹo lồi là hệ quả của phục hồi các vết thương của cơ thể. Sau khi loại bỏ các sẹo lồi, mô sẹo có thể phát triển trở lại và đôi khi lại lớn hơn trước.

Dưới đây một số phương pháp điều trị sẹo lồi :

  • Tiêm corticosteroid để giảm viêm;
  • Dầu giữ ẩm để giữ mô mềm;
  • Sử dụng áp lực hoặc miếng silicone gel sau khi bị thương;
  • Làm đông mô máu để tiêu diệt tế bào da;
  • Điều trị bằng laser để giảm mô sẹo;
  • Dùng bức xạ để làm phẳng sẹo lồi.

Ban đầu, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn, chẳng hạn như áp dụng miếng đệm silicone, dụng cụ ép hoặc tiêm. Những phương pháp điều trị này yêu cầu phải dùng thường xuyên và cẩn thận mới có hiệu quả. Tuy nhiên, sẹo lồi có xu hướng co lại và trở nên phẳng hơn theo thời gian ngay cả khi không điều trị.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sẹo lồi?

Nếu có nguy cơ bị sẹo lồi cao hơn những người khác, bạn nên tránh những thương tích ở da, bấm lỗ tai và phẫu thuật bất cứ khi nào có thể. Nếu bạn cần phẫu thuật, đặc biệt là trong một khu vực có nhiều khả năng có sẹo hơn, hãy chắc chắn rằng bác sĩ biết rằng bạn có thể bị sẹo lồi.

Bạn nên bắt đầu một số phương pháp điều trị (ví dụ như tiêm corticosteroid, dùng lực ép) ngay sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa sẹo lồi. Nếu xỏ lỗ tai, bạn nên đeo khuyên tai để giảm sẹo.

Sẹo lồi thường gây ra các vấn đề về thẩm mỹ nhiều hơn là các vấn đề sức khoẻ. Bạn có thể cảm thấy xấu hổ nếu sẹo rất lớn hoặc ở một vị trí rất dễ nhìn thấy, ví dụ như ở thùy tai hoặc mặt. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm màu vết sẹo tối hơn một chút so với vùng da xung quanh. Điều này có thể làm cho vết sẹo trở lên nổi bật hơn. Vì vậy, bạn nên che phủ vết sẹo khi tiếp xúc dưới ánh mặt trời.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Từ khóa » Hiện Tượng Sẹo Lồi