Tình Trạng Tinh Dịch ít: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Dấu hiệu nhận biết tinh dịch ít
- Nguyên nhân tinh dịch ít
- Cách điều trị tinh dịch ít
- Phòng ngừa tinh dịch ít
Tinh dịch là dịch thường được tiết ra từ dương vật trong lúc quan hệ. Lượng tinh dịch này cũng phản ánh lên tình trạng sức khỏe của nam giới. Vậy tình trạng tinh dịch ít có nguy hiểm không? Nếu có thì điều trị như thế nào? Hãy cùng Youmed tìm hiểu nhé.
Dấu hiệu nhận biết tinh dịch ít
Tinh dịch là chất dịch màu trắng đục chứa tinh trùng và dịch tiết từ tuyến tiền liệt, túi tinh… Tinh dịch được phóng ra từ cửa niệu đạo của dương vật. Thường tiết ra lúc phái nam đạt cực khoái khi quan hệ. Tinh dịch cũng được phóng ra khi không có hoạt động tình dục như mộng tinh hoặc thủ dâm. Đối với người bình thường, mỗi lần xuất tinh sẽ tiết khoảng 2 – 5ml tinh dịch. Lượng này tương đương 1/4 – 1 thìa cà phê. Tuy nhiên, lượng tinh dịch có thể thay đổi ở mỗi người nam và tùy theo thời điểm. Một người không xuất tinh nhiều ngày có khả năng xuất nhiều tinh dịch hơn người mới xuất tinh gần đây.
Nếu lượng xuất tinh dưới 2 ml tinh dịch trong hai lần quan hệ riêng biệt, đó là dấu hiệu của tinh dịch ít. Tình trạng này phản ánh dấu hiệu bất thường của sinh lý.
Nguyên nhân tinh dịch ít
Tuổi
Tuổi tác có thể khiến tinh dịch ít đi. Những nam giới 40 tuổi trở lên, khả năng thụ tinh thường bị giảm nên tinh dịch ít đi.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Sức khỏe nam giới, tải ngay ứng dụng YouMed.
Mắc bệnh lý
Giãn mạch thừng tinh hoàn: khiến nhiệt độ tinh hoàn tăng lên đáng kể và làm ảnh hưởng đến chức năng sinh tinh đồng thời làm giảm cả số lượng và chất lượng của tinh dịch.
Viêm nhiễm nam khoa:
- Viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục nam giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng của tinh dịch. Một số bệnh có thể kể đến như viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt,… Ngoài ra, còn các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh giang mai, lậu,… Không chỉ vậy, nam giới xuất tinh quá thường xuyên thì lượng tinh dịch sẽ giảm đi và chất lượng tinh trùng cũng suy giảm theo.
- Các bệnh lý viêm có thể hình thành sẹo gây tắc ống dẫn tinh, cản trở quá trình vận chuyển và xuất tinh.
- Những nam giới gặp phải những bất thường ở tuyến giáp, trục tuyến sinh dục, bệnh thận… có thể làm số lượng tinh dịch bị ảnh hưởng.
Tổn thương thần kinh
Dây thần kinh ở tủy sống, bàng quang hoặc các khu vực khác có thể ảnh hưởng đến quá trình xuất tinh, tác động đến dòng chảy của tinh dịch. Nam giới mắc bệnh tiểu đường dễ gây ra vấn đề xuất tinh. Đôi khi còn dẫn đến tình trạng xuất tinh ngược. Đây là hiện tượng một số hoặc toàn bộ lượng tinh dịch vào bàng quang thay vì ra khỏi dương vật.
Yếu tố tâm lý
Tiền sử trầm cảm, chấn thương tâm ký trong quá khứ cũng ảnh hưởng đến lượng tinh dịch được phóng ra. Tình trạng lo lắng, bất an có thể làm nam giới xuất tinh không hết.
Nội tiết tố bất thường
Khi bạn già đi, mức độ của các nội tiết tố nam suy giảm. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất tinh dịch.
Xuất tinh ngược dòng
Xuất tinh ngược dòng là tình trạng tinh dịch đi vào bàng quang thay vì phóng ra khỏi dương vật. Điều này ảnh hưởng đến lượng tinh dịch được tiết ra khi quan hệ. Tình trạng này xuất hiện có thể do nam giới bị đái tháo đường, tổn thương tủy sống, viêm tiền liệt tuyến, phẫu thuật bàng quang,… Khi đó, nam giới không thể xuất tinh ra ngoài hoặc lượng tinh dịch rất ít.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống ít vitamin C, ít kẽm, folate… cũng sẽ khiến tinh dịch bị giảm xuống mức thấp nhất. Thiếu chất dinh dưỡng làm cơ thể nam giới bị suy nhược, thể trạng yếu, không đủ lực để phóng hết lượng tinh dịch.
Sử dụng chất kích thích
Sử dụng các chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá… thường xuyên sẽ làm suy yếu khối lượng, chất lượng và tuổi thọ của tinh trùng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nam giới nghiện thuốc lá, nghiện rượu có tần suất và chất lượng tinh dịch kém hơn hẳn so với nam giới không sử dụng.
Tiếp xúc với chất độc hại
Làm trong môi trường hoặc tiếp xúc với nhiều chất độc hại như: tia X, hóa chất diệt côn trùng, dung môi trong sản xuất sơn; hoặc do tiếp xúc với các kim loại nặng như chì, thạch tín, thủy ngân… đều có thể gây ra tinh dịch ít. Phương pháp điều trị ung thư như ung thư tiền liệt tuyến… cũng ảnh hưởng đến lượng tinh dịch.
Thuốc
Một số loại thuốc cũng gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc xuất tinh của nam giới. Có thể kể đến như: thuốc chống trần cảm, chống loạn thần kinh, điều trị cao huyết áp, thuốc dãn cơ, thuốc giảm đau, thuốc chẹn beta… Sử dụng các thuốc này sẽ gây tác dụng phụ khiến tình trạng tinh dịch ít và một số vấn đề sinh lý kéo theo.
Cách điều trị tinh dịch ít
Vai trò của tinh dịch
Tinh dịch đóng vai trò như là môi trường sống của tinh trùng. Tinh dịch có các chất dinh dưỡng và hóa học như: kẽm, kali, natri, magie, clo….giúp nuôi dưỡng tinh trùng và làm tinh dịch có độ nhầy, giúp tinh trùng di chuyển dễ dàng hơn. Tinh dịch còn có khả năng làm sạch niệu đạo của nam giới. Bởi khi xuất tinh, tinh dịch sẽ đẩy những vi khuẩn, các chất bẩn trong niệu đạo nên giúp đường tiết niệu sạch hơn và giảm thiểu nguy cơ bị bệnh viêm âm đạo.
Ngoài ra, tinh dịch giúp ngủ tốt hơn. Trong tinh dịch có chứa melatonin – hợp chất giúp dễ ngủ và thư giãn. Tinh dịch cũng là một hợp chất đa vitamin. Một muỗng cà phê, tinh dịch chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất hữu ích khác gồm vitamin C, canxi, fructose, phốt pho, lactic,… Tần suất xuất tinh thường xuyên làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Tinh dịch là chất giúp bảo vệ sức khỏe nam giới tốt.
Tác động của tinh dịch ít đối với nam giới
- Về mặt tâm lý: nam giới có tinh dịch ít thường mặc cảm vì nghĩ mình không có phong độ tốt và khó đạt được cảm giác khi quan hệ tình dục. Với những trường hợp tinh dịch ít, khó xuất tinh còn làm thời gian quan hệ tình dục kéo dài, cả nam giới và bạn tình cảm thấy mệt mỏi. Lâu dần có thể có cảm giác sợ quan hệ tình dục, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tâm lý của cả nam và nữ.
- Về mặt sinh sản: tinh dịch ít là một biểu hiện của hiện tượng tinh trùng ít, đây cũng là nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộn ở nam giới. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hạnh phúc gia đình và duy trì nòi giống.
Cách điều trị tinh dịch ít
Để xác định chính xác tình trạng xuất tinh ít, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra tinh dịch đồ và thực hiện những xét nghiệm cần thiết. Khi đó, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng tinh dịch ít và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
- Nam giới có tinh dịch ít do giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc tắc ống dẫn tinh có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
- Bên cạnh đó, được chỉ định sử dụng thêm các thuốc giúp cân bằng nội tiết tố của cơ thể.
Phòng ngừa tinh dịch ít
Các yếu tố sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng tinh dịch. Vậy để phòng ngừa hiện tượng xuất tinh ít hãy bắt đầu với các phương pháp sau:
- Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày (nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày). Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là thực phẩm tốt cho vấn đề sinh lý.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,… những chất ảnh hưởng xấu đến sinh lý.
- Chế độ ngủ nghỉ hợp lý: nên ngủ từ 7 – 9 giờ mỗi ngày. Việc ngủ quá nhiều hoặc quá ít hoặc ngủ muộn cũng gây hại.
- Rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- Quan hệ tình dục điều độ, hợp lý, làm chủ các kỹ thuật. Điều chỉnh tần suất quan hệ hợp lý theo sức khỏe, độ tuổi, tránh quá mức.
- Giữ tinh thần, đầu óc thoải mái.
Bài viết giới thiệu đến bạn đọc tình trạng tinh dịch ít là như thế nào. Thông quá đó để có phương pháp phòng ngừa, hỗ trợ hợp lý. Nếu nam giới phát hiện tình trạng này, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị hiệu quả.
ThS. BS. CKI. Trần Quốc Phong
Từ khóa » Tinh Dịch ít
-
Lượng Tinh Dịch ít Sau Xuất Tinh Có Bình Thường Không?
-
Tinh Trùng ít: Triệu Chứng Và Nguyên Nhân Phổ Biến | Vinmec
-
Tinh Trùng ít Là Như Thế Nào Và Phương Pháp điều Trị | Medlatec
-
Tinh Trùng ít Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Dễ Nhận Biết
-
Ít Tinh Dịch Có ảnh Hưởng đến Sinh Sản? - VnExpress Sức Khỏe
-
Xuất Tinh ít Là Gì? Thông Tin Cần Biết Và Cách Cải Thiện Hiệu Quả
-
Tinh Trùng Ít Và Yếu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Xuất Tinh Ít: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Các Phương Pháp Điều Trị
-
Tinh Trùng ít: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Docosan
-
Tinh Trùng Yếu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
ÍT TINH DỊCH ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO TỚI ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG?
-
Xuất Tinh Ít Là Gì? Có Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Không?
-
Xuất Tinh Ra ít Tinh Dịch Có Sao Không?
-
Tinh Trùng Yếu: Nguyên Nhân Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách điều Trị