Tinh Trùng Có Màu Hồng, đỏ, Nâu Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị?
Có thể bạn quan tâm
Tinh trùng có màu hồng, màu đỏ hay màu nâu đỏ đều là những biểu hiện bất thường. Nhưng đừng quá lo lắng, hãy tìm hiểu những triệu chứng chi tiết hơn, nguyên nhân để có phương pháp khắc phục hiệu quả.
Tinh trùng bình thường và bất thường
Tinh dịch là hỗn hợp dịch được phóng ra khi hoạt động tình dục của nam giới đạt cực khoái.
Tinh trùng là một phần nằm trong tinh dịch và có kích thước rất nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được, người ta chỉ thấy nó khi đưa lên kính hiển vi phóng lên 10 – 100 lần.
Tinh dịch được tạo thành từ nhiều loại khoáng chất, protein, hormone và enzyme, tất cả đều góp phần vào màu sắc và kết cấu của tinh dịch.
Tinh dịch bình thường có màu trắng đục và đặc như keo. Các yếu tố như gen, chế độ ăn uống và sức khỏe có thể ảnh hưởng đến màu sắc, kết cấu của tinh trùng.
Tinh dịch có sự khác lạ về màu sắc như trong suốt, màu vàng, xanh lá hay tinh trùng có màu hồng, màu đỏ, nâu đỏ và kết cấu quá loãng hay quá đặc, vón cục đều là tình trạng bất thường.
Đặc biệt, khi tinh trùng có màu hồng, đỏ, nâu đỏ hay thậm chí màu cam là biểu hiện tinh trùng có lẫn máu. Đây có thể chỉ là dấu hiệu của một tổn thương nhỏ nhưng cũng có thể cảnh báo những tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Tại sao tinh trùng có màu hồng?
Tinh trùng bị lẫn máu có thể do một trong các nguyên nhân sau đây:
Sinh thiết tuyến tiền liệt, hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt
Sau khi sinh thiết hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt, bệnh nhân có thể thấy một lượng nhỏ máu màu hồng hay rỉ sét hòa lẫn với tinh dịch hoặc nước tiểu trong vài tuần.
Hiện tượng này thường không gây cảm giác gì và có thể tự khỏi. Nhưng nếu bệnh nhân thấy lượng máu nhiều ngày càng nhiều lên kèm theo các triệu chứng đau đớn thì nên đi khám ngay.
Bị bệnh lây qua đường tình dục
Khi bệnh nhân bị bệnh do nhiễm trùng đường tình dục chẳng hạn như chlamydia, herpes và lậu, đường sinh dục bị tổn thương và có thể xuất hiện máu khi xuất tinh.
Nam giới mắc các bệnh này thường kèm theo các biểu hiện dễ dàng được nhận biết như:
– Đau hoặc rát khi đi tiểu
– Dương vật rỉ chất dịch vàng
– Tinh hoàn bị đau
– Người bị herpes trên dương vật hay bộ phận sinh dục xuất hiện các mụn nước nhỏ
Bệnh nhân cần được khám ngay để có phác đồ điều trị kịp thời.
Viêm tuyến tiền liệt
Tinh dịch được sản xuất trong tuyến tiền liệt. Khi tuyến này bị nhiễm trùng gây viêm sưng có thể dẫn đến tinh dịch có máu khi được xuất ra ngoài.
Viêm tuyến tiền liệt có thể kèm theo một số triệu chứng như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau khi xuất tinh, đau và khó đi tiểu hoặc đau các bộ phận gồm:
– Dương vật
– Hậu môn
– Tinh hoàn
– Bụng dưới
Viêm tuyến tiền liệt là một tình trạng phổ biến ở nam giới nhất là nam giới độ tuổi trung niên và hậu quả nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu tương tự, bệnh nhân cần phải được thăm khám chuyên khoa nam ngay.
Viêm niệu đạo
Niệu đạo là ống giúp đưa nước tiểu và tinh dịch ra khỏi cơ thể. Nếu ống này bị viêm nhiễm có thể khiến máu xuất hiện trong tinh dịch hay nước tiểu.
Viêm niệu đạo kèm theo các triệu chứng như cảm giác ngứa, khi đi tiểu thấy bỏng rát, đau đớn và khó khăn. Bệnh này cần được chữa trị ngay tránh phiền toái cho người bệnh.
Viêm mào tinh, túi tinh
Viêm mào tinh hoàn hoặc túi tinh do vi khuẩn có thể dẫn đến tình trạng sưng, tắc gây chảy máu khiến tinh dịch lẫn máu khi xuất tinh.
Các triệu chứng kèm theo như bìu sưng đỏ, đau tinh hoàn, xuất tiết và đi tiểu đau.
Hoạt động tình dục quá mạnh mẽ
Hoạt động tình dục như thủ dâm, quan hệ tình dục với tần suất cao, vận động quá mạnh mẽ có thể gây tổn thương bộ phận sinh dục dẫn đến xuất hiện máu trong tinh dịch. Ngược lại, nếu nam giới không đạt được cực khoái trong thời gian quá dài cũng có thể gây ra tình trạng tương tự.
Tình trạng này thường không kèm các triệu chứng khác nên chỉ cần giải quyết nguyên nhân bằng việc điều chỉnh hoạt động tình dục hài hòa.
Ung thư tinh hoàn, tuyến tiền liệt hoặc niệu đạo
Tuy đây là tình trạng hiếm gặp xong ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt hay niệu đạo cũng có thể biểu hiện bằng dấu hiệu sớm là có máu trong tinh dịch. Ngoài ra, người bệnh còn có một vài triệu chứng đau và khó chịu ở:
– Tinh hoàn
– Bìu
– Bụng dưới
– Háng
Tình trạng này có thể điều trị được nhưng bệnh nhân cần phải thăm khám và điều trị kịp thời.
Rối loạn chảy máu
Rối loạn chảy máu do bị các bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể (như ung thư hạch và bệnh bạch cầu) và nhiễm trùng như bệnh lao hoặc bệnh sán máng cũng có thể tạo ra máu trong tinh dịch.
Rối loạn chảy máu thường có lượng máu khá nhiều, số lượng tăng sau mỗi lần hoặc lúc chảy lúc không. Các tình trạng này còn kèm theo nhiều triệu chứng đặc thù (sốt, ho, sụt cân, mệt mỏi, ngất đột ngột v.v…)
Bệnh nhân cần được khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng sức khỏe và có phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
Huyết áp cao
Máu trong tinh dịch có thể là triệu chứng của tăng huyết áp nặng (huyết áp cao). Tình trạng này thường không có triệu chứng kèm theo. Tuy nhiên, khi huyết áp cao tiến triển hoặc không kiểm soát được, các triệu chứng bổ sung có thể bao gồm đau đầu, chảy máu mũi hoặc khó thở.
Làm gì khi tinh trùng có màu hồng?
Khi bạn nhận thấy dấu hiệu bất thường như tinh trùng có màu hồng, màu đỏ, nâu đỏ, ngoài việc tự chẩn đoán thông qua các triệu chứng đi kèm và tình trạng của bản thân, người bệnh cần được thăm khám ngay.
Hãy ghi nhớ những điều sau để cung cấp cho bác sĩ khi cần:
– Tần suất số lần thấy máu trong tinh dịch, số lượng máu
– Tuổi tác, bệnh sử bản thân và gia đình
– Tình trạng của bản thân, các triệu chứng khác nếu có
Bác sĩ thường sẽ thực hiện một số thử nghiệm đơn giản như:
– Kiểm tra huyết áp
– Khám sức khỏe: kiểm tra bạn về các triệu chứng khác bao gồm tinh hoàn bị sưng, đỏ hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm có thể nhìn thấy khác.
– Xét nghiệm STI. Thông qua các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo bạn không mắc STI có thể gây chảy máu.
– Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc các bất thường khác trong nước tiểu.
– Xét nghiệm PSA tìm kháng nguyên do tuyến tiền liệt tạo ra và đánh giá sức khỏe của tuyến tiền liệt.
– Các xét nghiệm sàng lọc như siêu âm, CT và MRI có thể giúp xác định bộ phận và vị trí gặp vấn đề.
Đặc biệt, nếu là nam giới trên 40 tuổi có thể được chuyển sang chuyên khoa tiết niệu để đánh giá thêm.
Các chỉ số nhận được sẽ giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán những tình trạng bệnh thường gặp. Nếu có nghi ngờ các tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần phải làm thêm các thủ tục chuyên khoa khác do bác sĩ chỉ định.
Hướng dẫn điều trị khi có máu trong tinh dịch
Việc điều trị sẽ được bác sĩ khuyến nghị và chỉ định theo tình trạng bệnh.
Điều trị tại nhà
Trong nhiều trường hợp nhất là khi bệnh nhân không có triệu chứng nào khác hoặc máu trong tinh dịch chỉ là một sự cố độc lập như chấn thương, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi không cần điều trị, cơ thể sẽ tự chữa lành. Nếu háng bị sưng, bệnh nhân bạn có thể chườm đá lên vùng này trong 10 đến 20 phút một lần để giảm sưng đau.
Theo dõi các triệu chứng và cần đi khám ngay nếu chúng trở nên tồi tệ hơn hoặc kéo dài lâu hơn một tháng.
Điều trị y tế
Nếu máu trong tinh dịch là do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm.
Nếu máu trong tinh dịch là do tắc nghẽn trong đường sinh dục, phẫu thuật có thể là cần thiết để loại bỏ nhân tố gây tắc chẳng hạn sỏi bàng quang đường tiết niệu hoặc khối u.
Nếu nghi ngờ ung thư gây ra máu trong tinh dịch, bạn cần được chuyển sang chuyên khoa ung bướu và có phác đồ điều trị riêng biệt.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Cơ sở 1:
Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014
Cơ sở 2:
Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022
Xem thêm các bài viết khác:
Nguy cơ vô sinh do thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu
Nhóm thực phẩm có thể gây vô sinh ở nam giới
Xem thêm các bài viết của Trung tâm hỗ trợ sinh sản IVF Hồng Ngọc:
Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm tinh hoàn sau quai bị
Quá trình xuất tinh ở nam giới
Từ khóa » Tinh Dịch Có Màu đỏ
-
Một Số Bất Thường Của Tinh Dịch
-
Tinh Dịch Có Máu Có Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Tinh Dịch Có Máu Nâu đỏ Là Do Những Nguyên Nhân Nào? | Medlatec
-
Tinh Trùng Có Màu Đỏ Do Đâu? Cảnh Báo Bệnh Gì Và Cách Chữa
-
Tinh Trùng Có Màu đỏ Hồng, đỏ Nâu: Cẩn Thận Các Mối Nguy Hiểm
-
Tinh Dịch Màu đỏ: Dấu Hiệu Nam Giới Không được Chủ Quan - YouMed
-
Tinh Dịch Có Màu đỏ Và Nâu Là Do Nguyên Nhân Gì? Những Nguy ...
-
Tinh Trùng Có Màu đỏ, Nâu đỏ Là Bệnh Gì, Nguy Hiểm Không?
-
Tinh Trùng Có Màu Đỏ - Coi Chừng Bệnh Nguy Hiểm!
-
TS.BS Trương Hoàng Minh: Màu Sắc Tinh Dịch Phản ánh Những ...
-
Màu Tinh Dịch Biểu Hiện Bệnh Gì?
-
Xuất Tinh Ra Máu Có Nguy Hiểm Không? - Báo Tuổi Trẻ
-
Tinh Dịch Có Máu - Y Học Cộng Đồng
-
Xuất Tinh Ra Máu Là Hiện Tượng Gì? Có Nguy Hiểm Không? - Diag