Tính Từ Là Gì? Cách Sử Dụng Tính Từ Trong Tiếng Việt Lớp 4
Có thể bạn quan tâm
Tính từ là gì? Tính từ là từ loại được sử dụng phổ biến hiện nay được sử dụng để miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng hay các hoạt động, trạng thái,…Để hiểu rõ hơn về chức năng, phân loại cũng như cách sử dụng quý bạn đọc hãy theo dõi nội dung thông tin có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org
Nội dung bài viết
- 1 Tính từ là gì trong tiếng Việt ?
- 2 Cụm tính từ là gì?
- 3 Đứng sau tính từ là gì?
- 4 Phân loại tính từ trong tiếng Việt
- 4.1 Tính từ chỉ đặc điểm
- 4.2 Tính từ chỉ trạng thái
- 4.3 Tính từ tự thân
- 4.4 Tính từ không tự thân
- 5 Các chức năng của tính từ
- 6 Một số câu hỏi liên quan khác
- 6.1 Tính từ kí hiệu là gì trong tiếng Anh?
- 6.2 Tính từ dài là gì?
- 6.3 Tính từ ngắn là gì?
- 6.4 Sau tính từ sở hữu là gì?
Tính từ là gì trong tiếng Việt ?
Khái niệm tính từ là gì đã được định nghĩa chi tiết trong chương trình học lớp 4. Tính từ là những từ có tác dụng miêu tả màu sắc, trạng thái, hình dáng của sự vật, con người hay hiện tượng thiên nhiên. Tính từ còn là những từ được sử dụng để miêu tả cảm xúc, tâm trạng của con người, sự vật.
Trong các văn bản tiếng Việt, tính từ có tính gợi hình gợi cảm giúp người viết, người nói truyền đạt được toàn bộ nội dung cho người nghe, người đọc. Tính từ bổ nghĩa cho danh từ, đại từ và liên động từ.
Ví dụ:
- Tính từ chỉ màu sắc như: xanh, đỏ, lam, tím, xanh lá cây, xanh nước biển,….
- Tính từ chỉ trạng thái như: vui, buồn, đáng yêu,….
- Tính từ chỉ hình dáng: cao, thấp, dài, ngắn,…
Danh từ là gì? Phân loại các loại danh từ trong tiếng Việt
Cụm tính từ là gì?
Là một nhóm tính từ kết hợp với nhau để tạo thành một từ có ý nghĩa nhất định. Cụm tính từ có thể là chủ ngữ, vị ngữ hay bổ ngữ trong câu đơn, câu ghép. Cấu tạo của cụm tính từ gồm có thành phần phụ trước, tính từ trung tâm và phần phụ phía sau.
Đứng sau tính từ là gì?
Tính từ thường đứng sau danh từ. Khi sử dụng làm chủ ngữ thì tính từ đứng ở đầu câu còn trong trường hợp này, tính từ là vị ngữ.
Trong ngữ pháp tiếng Việt, vị ngữ bao gồm vị ngữ là một động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ). Và vị ngữ cũng có thể là một danh từ hay cụm danh từ.
=> Như vậy, sau tính từ có thể là động từ, cụm động từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
Động từ là gì? Phân loại động từ? Các ví dụ về động từ
Phân loại tính từ trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, tính từ được chia làm các loại sau:
Tính từ chỉ đặc điểm
Là loại tính từ được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp. Tính từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị đặc điểm của sự vật; trong đó đặc điểm là nét riêng biệt vốn có của một sự vật ví dụ như con vật, đồ vật hay cây cối,….Đặc điểm giúp con người ta phân biệt các sự vật với nhau, bao gồm:
- Đặc điểm bên ngoài là nét riêng biệt của sự vật, hiện tượng được nhận biết thông qua các giác quan như màu sắc, hình dáng, âm thanh.
- Đặc điểm bên trong là các nét riêng biệt mà qua quan sát, suy luận, khái quát,…ta mới nhận biết được nó. Đây là các đặc điểm về tính tình, tâm lý, tính cách của con người, độ bền hay giá trị của đồ vật. Các tính từ sử dụng để chỉ đặc điểm bên trong đó là ngoan ngoãn, chăm chỉ, kiên định,…
Tính từ chỉ trạng thái
Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.
Trong bài thơ Sóng, tác giả đã sử dụng linh hoạt các tính từ để chỉ trạng thái của sóng như:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
=> Các từ như “dữ dội”, “dịu êm”, “ồn ào”, “lặng lẽ” là tính từ chỉ trạng thái.
Tính từ chỉ tính chất
Là những từ được sử dụng để biểu thị đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng bao gồm cả những hiện tượng xã hội trong cuộc sống nhưng chủ yếu là các đặc điểm bên trong. Vậy nên, tính chất chỉ được nhận biết thông qua việc quan sát, phân tích,….
Tính từ tự thân
Tính từ tự thân là tự bản thân chúng đã là một tính từ, nếu đứng một mình thì người đọc vẫn biết đó là một loại tính từ. Loại tính từ này không cần các từ khác bổ nghĩa cho chúng. Tính từ tự thân có tác dụng mô tả màu sắc, hình dáng, mùi vị,….của sự vật hay hiện tượng nào đó.
Các loại tính từ tự thân đó là:
- Tính từ chỉ mùi vị: ngọt, cay, đắng, chua, mặn, tanh, nồng,…
- Tính từ chỉ âm thanh: ồn ào, trầm bổng, thánh thót, lác đác,…
- Tính từ chỉ lượng: nặng, nhẹ, đông đúc, quạnh hiu,….
- Tính từ chỉ hình dáng: tròn, vuông, thẳng, cong,…
- Tính từ chỉ phẩm chất con người: Tốt, xấu, kiên cường, nhỏ mọn,….
- Tính từ chỉ mức độ: Nhanh, chậm, xa, gần,….
Tính từ không tự thân
Là loại tính từ mà bản chất của nó không phải là tính từ nhưng được chuyển loại và sử dụng như một tính từ. Chúng được coi là tính từ khi kết hợp với các từ loại như danh từ, động từ và khi đứng riêng thì không có nghĩa là một tính từ. Khi các danh từ, động từ được chuyển đổi và sử dụng là tính từ thì nghĩa của nó sẽ rộng hơn, bao quát hơn.
Từ đồng âm là gì? Các loại từ đồng âm và ví dụ
Các chức năng của tính từ
Trong tiếng việt, tính từ có rất nhiều chức năng, góp phần tạo nên sự hoàn hảo cho câu đơn, câu ghép, phải kể đến như:
- Tính từ kết hợp với danh từ, động từ và nhiều loại từ khác để giải thích nghĩa cho câu.
- Tính từ không thể kết hợp với chỉ từ, các loại câu như câu đặc biệt, câu cầu khiến, phó từ mệnh lệnh.
- Tính từ có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ trong câu đơn
- Thường thì tính từ có tác dụng làm chủ ngữ trong câu để bổ sung cho danh từ, làm chủ ngữ đứng trước đó.
- Tính từ giúp tăng tính gợi hình, gợi cảm và làm tăng giá trị nghệ thuật cho văn bản.
- Tính từ còn giúp người đọc hình dung rõ hơn về tính chất, màu sắc hay cảm xúc của con người trong văn bản.
Phó từ là gì? Các loại phó từ trong tiếng Việt
Một số câu hỏi liên quan khác
Tính từ kí hiệu là gì trong tiếng Anh?
Trong tiếng Anh, tính từ có nghĩa là adjective, viết tắt là adj. Là từ được sử dụng dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng. Tính từ có vai trò bổ trợ cho danh từ.
Trong một số trường hợp, tính từ thường được đứng trước danh từ để bổ nghĩa và cung cấp thông tin để miêu tả cho danh từ đó. Ví dụ như tính từ đứng sau danh từ nó bổ trợ như available, imaginable, possible, suitable,…Bên cạnh đó, tính từ còn đứng sau động từ liên kết, dùng để cung cấp thông tin về chủ ngữ trong câu. Một số động từ liên kết thường được sử dụng đó là tobe, seem, feel, look, sound,…
Điệp ngữ là gì? Các dạng điệp ngữ, vai trò và ví dụ của điệp ngữ
Tính từ dài là gì?
Tính từ dài trong tiếng anh có tên gọi là Long Adjectives; là những từ khi phát âm ta nghe thấy có hai âm tiết trở lên.
Ví dụ:
- Modern: hiện đại (hai âm tiết)
- Tired: mệt mỏi (hai âm tiết)
- Terrible: kinh khủng (ba âm tiết)
- Wonderful: tuyệt vời (ba âm tiết)
- Intelligent: thông minh (bốn âm tiết)
- Enjoyable: thú vị (bốn âm tiết)
Tính từ ngắn là gì?
Tính từ ngắn trong tiếng anh là Short Adjectives. Là tính từ khi phát âm lên chỉ nghe thấy có một âm tiết.
Ví dụ:
- Long: dài
- Short: ngắn
- Thin: mỏng
- Thick: dày
- Big: lớn
- Light: nhẹ
- Hard: cứng, khó
- Soft: mềm
Hoán dụ là gì? Tác dụng và ví dụ về hoán dụ môn văn 6
Sau tính từ sở hữu là gì?
Tính từ sở hữu trong tiếng anh Possessive adjectives là một thành phần ngữ pháp của câu chỉ sự sở hữu; thường đứng trước danh từ và có chức năng bổ ngữ cho các danh từ đi sau nó. Nhờ đó giúp người nghe xác định được danh từ đó thuộc về một vật hay một người đó.
Ví dụ:
- My car is red
- I broke my leg
Với các thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm tính từ là gì. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc hãy truy cập website ruaxetudong.org để tìm hiểu.
Gửi đánh giáTừ khóa » Tính Từ Sách Tiếng Việt Lớp 4
-
Luyện Từ Và Câu: Tính Từ Trang 110 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1
-
Luyện Từ Và Câu Lớp 4 Tính Từ - Giải Bài Tập SGK Tiếng Việt 4 Trang ...
-
Tính Từ Tiếng Việt Lớp 4 Và Tất Tần Tật Thông Tin Giúp Bé Dễ Hiểu Học Tốt ...
-
Luyện Từ Và Câu Tính Từ - Tuần 11 - Tiếng Việt Lớp 4 - YouTube
-
[SGK Scan] Luyện Từ Và Câu: Tính Từ - Sách Giáo Khoa
-
[Sách Giải] Luyện Từ Và Câu: Tính Từ
-
[CHUẨN NHẤT] Tính Từ Là Gì Lớp 4 - TopLoigiai
-
Tính Từ Là Gì ? Phân Loại Tính Từ - Tiếng Việt Lớp 4
-
Giải Tiếng Việt 4 Trang 110 Bài Luyện Từ Và Câu: Tính Từ - Tech12h
-
Luyện Từ Và Câu – Tính Từ Trang 77 Vở Bài Tập (SBT) Tiếng Việt 4 Tập 1
-
Luyện Từ Và Câu: Tính Từ Trang 110 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1
-
Tính Từ (tiếp Theo) Trang 86 Vở Bài Tập (SBT) Tiếng Việt 4 Tập 1
-
Luyện Từ Và Câu: Tính Từ (tiếp Theo) Trang 123 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1
-
Soạn Bài Luyện Từ Và Câu: Tính Từ (tiếp Theo) - Tuần 12