Tỉnh ủy Vĩnh Phúc – Wikipedia Tiếng Việt

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam

Khóa thứ 17 (2020 - 2025) Cơ cấu Tỉnh ủy
Bí thư Dương Văn An - Ủy viên Trung ương Đảng
Phó Bí thư (2) Bùi Huy Vĩnh - Thường trựcTrần Duy Đông
Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy (13) Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa 17
Tỉnh ủy viên (39) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa 17[1]
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quản Ban Chấp hành Trung ươngBộ Chính trịBan Bí thư
Chức năng Cơ quan lãnh đạo Đảng giữa 2 kỳ Đại hội tại tỉnh Vĩnh Phúc
Cấp hành chính Cấp tỉnh
Văn bản Ủy quyền Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Bầu bởi Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉ Tầng 1, tòa nhà Tỉnh ủy, Đ. Kim Ngọc, P. Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Trang web http://vinhphuc.dcs.vn
Cơ quan tương đương

{{{a}}}

Tỉnh ủy (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh) Vĩnh Phúc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc giữa hai kỳ Đại hội, có chức năng lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh; các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo của Trung ương đối với địa phương.

Đứng đầu Tỉnh ủy là Bí thư Tỉnh ủy, thường là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Bí thư Tỉnh ủy hiện tại là Ủy viên Trung ương Đảng Dương Văn An.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, ở Vĩnh Phúc hàng loạt các Chi bộ Cộng sản được ra đời như: Chi bộ Đa Phúc (3-1933), Chi bộ Vĩnh Tường (8-1938), Chi bộ Tam Lộng (10-1933), Chi bộ Lâm Hộ (12-1940),...

Ngày 26/01/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết 504-NQ/QH về việc hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng. Tháng 5/1968, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú.

Trong thời gian từ 1968-1996 Đảng bộ Phú Thọ và Đảng bộ Vĩnh Phúc hợp chung thành Đảng bộ Vĩnh Phú.

Ngày 12/12/1996, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 117-QĐNS/TW thành lập Đảng bộ Vĩnh Phúc và chỉ định Ban Chấp hành lâm thời của Đảng bộ.

Nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số nhiệm vụ chính:

  • Lãnh đạo cụ thể hóa nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh; các chủ trương, nghị quyết của Trung ương.
  • Lãnh đạo chính quyền địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • Định hướng những vấn đề đặc biệt quan trọng do HĐND tỉnh quyết định.
  • Lãnh đạo công tác dân vận; nâng cao vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và đại diện của nhân dân.
  • Xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch dài hạn và trung hạn...
  • Cho chủ trương về kinh tế - xã hội, ngân sách, đối ngoại...; chủ trương đầu tư các dự án của địa phương.
  • Cho ý kiến về quy hoạch địa giới hành chính hoặc thành lập, sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật...
  • Xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các chương trình, dự án trọng điểm. Tổ chức triển khai thực hiện thí điểm các chủ trương, mô hình mới theo chỉ đạo của Trung ương.
  • Định hướng hoặc quyết định theo thẩm quyền những vấn đề về xây dựng Đảng.
  • Quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ; xem xét, cho ý kiến về công tác tài chính đảng.

Các Cơ quan, Đảng ủy trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

1. Văn phòng Tỉnh ủy: cơ quan tham mưu, giúp việc chung; trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh ủy,...

2. Ban Tổ chức Tỉnh ủy: cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác tổ chức xây dựng đảng; cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị trong tỉnh; cơ quan thường trực về công tác thi đua, khen thưởng, tuyển dụng, nâng ngạch, xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.

3. Ban Nội chính Tỉnh ủy: cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng; cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính đảng; cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng của Tỉnh ủy.

4. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa giáo; cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của Tỉnh ủy.

5. Ban Dân vận Tỉnh ủy: cơ quan tham mưu về công tác nghiên cứu, kiểm tra việc thực hiện công tác quần chúng, phối hợp với các hoạt động vận động quần chúng nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

6. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy: cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Tỉnh ủy, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng; cơ quan tham mưu về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

7. Đảng ủy Quân sự tỉnh: lãnh đạo mọi mặt cơ quan quân sự tỉnh.

8. Đảng ủy Công an tỉnh: lãnh đạo mọi mặt cơ quan công an tỉnh.

9. Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh: lãnh đạo các tổ chức cơ sở đảng trong khối thực hiện nhiệm vụ chính trị; kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong khối chấp hành các văn bản của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,...

10. Đảng uỷ Khối Các cơ quan tỉnh: lãnh đạo các tổ chức cơ sở đảng trong khối thực hiện nhiệm vụ chính trị; kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong khối chấp hành các văn bản của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,...

11. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh

12. Trường Chính trị tỉnh: tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý về lý luận chính trị - hành chính; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các thành viên,...

13. Báo Vĩnh Phúc.

14. Thành ủy: Vĩnh Yên, Phúc Yên.

15. Huyện ủy: Bình Xuyên, Yên Lạc, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô.

Thường trực Tỉnh ủy

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ cấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm Bí thư và 2 Phó Bí thư. Theo Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII, số lượng Phó Bí thư (trừ Hà Nội, TP. HCM) tối đa là 2 người.

Nhiệm vụ chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, chương trình làm việc toàn khóa của Tỉnh ủy; Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc hằng năm, 6 tháng, hằng quý, hằng tháng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm của Tỉnh ủy.
  • Chỉ đạo giải quyết những công việc hằng ngày của đảng bộ, những vấn đề đột xuất nảy sinh giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
  • Cho chủ trương thực hiện quy trình bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, điều động, thuyên chuyển, nghỉ hưu, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức các chức danh thuộc diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý trước khi trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến.
  • Cho ý kiến về bổ nhiệm, điều động, thuyên chuyển, nghỉ hưu, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ thuộc quyền quản lý của đảng đoàn, ban cán sự đảng các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức quần chúng đối với các trường hợp mà các tổ chức đảng thấy cần phải xin ý kiến thường trực cấp ủy trước khi quyết định.
  • Chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
  • Cho ý kiến về chủ trương xử lý các vấn đề đột xuất có liên quan đến an ninh trên địa bàn, nhất là an ninh chính trị, tôn giáo, dân tộc. Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và trong chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn.
  • Cho ý kiến về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng theo quy định của Ban Thường vụ để UBND tỉnh quyết định.

Danh sách khóa 17

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Dương Văn An - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy
  2. Bùi Huy Vĩnh - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy
  3. Trần Duy Đông - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Ban Thường vụ Tỉnh ủy

[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ họp của Tỉnh ủy, có chức năng lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu tỉnh; nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy và của Trung ương.
  • Quyết định chủ trương về công tác tổ chức, cán bộ.
  • Quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Tỉnh ủy; đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tỉnh ủy những vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo của Trung ương và của cấp ủy cấp tỉnh đối với địa phương.
  • Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Cơ cấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII, số lượng ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh (trừ Hà Nội, TP. HCM, Thanh Hóa, Nghệ An) là từ 13 đến 15 thành viên. Định hướng cơ cấu gồm: Bí thư, Phó bí thư; Chủ tịch và 1 phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch và 1 phó chủ tịch UBND; Chủ nhiệm UBKT cấp ủy và trưởng các ban: Tổ chức, Tuyên giáo, Dân vận, Nội chính; Chủ tịch MTTQ (ở những nơi chưa thực hiện Trưởng ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch MTTQ); Chỉ huy trưởng Quân sự, Giám đốc Công an; người đứng đầu cấp ủy một số địa bàn, lĩnh vực quan trọng cần tập trung sự lãnh đạo của ban thường vụ cấp ủy.

Danh sách khóa 17

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Dương Văn An - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Vĩnh Phúc [3]
  2. Trần Duy Đông - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh [4]
  3. Bùi Huy Vĩnh - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy [5]
  4. Hà Quang Tiến - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh [6]
  5. Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Huyện ủy Tam Dương [7]
  6. Nguyễn Trung Hải - Bí thư Thành ủy Vĩnh Yên [8]
  7. Vũ Việt Văn - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh
  8. Đại tá Thân Văn Hải - Giám đốc Công an tỉnh
  9. Trần Thanh Hải - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy [9]
  10. Nguyễn Tuấn Khanh - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
  11. Đại tá Nguyễn Văn Xuân - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
  12. Lương Đức Minh - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Kỷ luật

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại kỳ họp thứ 2 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ), cơ quan này xác định: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc, quy định về trách nhiệm nêu gương và các quy định của Đảng, Nhà nước trong việc bổ nhiệm một số cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. UBKTTƯ yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thu hồi, hủy bỏ các nghị quyết, quyết định không đúng quy định về công tác cán bộ, đồng thời kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan, trong đó có trường hợp bà Trần Huyền Trang, ái nữ của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hoàng Thị Thúy Lan được bổ nhiệm là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư 31 tuổi.[10]

Tại kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ), cơ quan này xác định: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; vi phạm nguyên tắc tự phê bình, phê bình, đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong công tác cán bộ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Đảng đoàn Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện một số dự án đầu tư, trong đó có các dự án do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện; một số cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, nhận hối lộ, kê khai tài sản cá nhân không trung thực, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Ngày 14/5/2024, căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm của các tổ chức đảng và các cá nhân nêu trên; theo Quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025.[11]

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ và tên Chức vụ trước đó Chức vụ hiện nay Ghi chú
1 Dương Văn An Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Vĩnh Phúc
2 Trần Việt Cường Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy [12]
3 Lưu Văn Dũng Chánh Thanh tra tỉnh Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội
4 Phùng Quang Dũng Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bí thư Huyện ủy Sông Lô [13]
5 Nguyễn Thị Thu Hà Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh
6 Nguyễn Thanh Hải Giám đốc Sở Y tế Bí thư Thành ủy Phúc Yên
7 Nguyễn Trung Hải UVBTV, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh UVBTV, Bí thư Thành ủy Vĩnh Yên
8 Trần Thanh Hải Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn UVBTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy
9 Đại tá Thân Văn Hải Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang UVBTV, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc [14]
10 Bùi Thị Thu Hằng Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh [15]
11 Nguyễn Khắc Hiếu Bí thư Huyện ủy Yên Lạc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
12 Lê Tất Hiếu Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
13 Phan Thế Huy Phó Giám đốc Sở Xây dựng Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
14 Nguyễn Văn Huyến Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Chánh Văn phòng Tỉnh ủy
15 Nguyễn Tuấn Khanh Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
16 Lương Văn Long Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ
17 Nguyễn Văn Mạnh Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Vĩnh Phúc
18 Lương Đức Minh Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy UVBTV, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
19 Phùng Thị Kim Nga Phó Trưởng ban thường trực Ban Nội chính Tỉnh ủy Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh [16]
20 Phạm Quang Nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh [17]
21 Hà Đình Nhã Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Lập Thạch Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
22 Nguyễn Hồng Nhung Phó Tổng Biên tập Báo Vĩnh Phúc Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
23 Phạm Thị Hồng Nhung Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy
24 Nguyễn Việt Phương Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên
25 Lê Quang Nghiệp Bí thư Huyện ủy Sông Lô Bí thư Huyện ủy Lập Thạch
26 Nguyễn Xuân Quang Bí thư Huyện ủy Vĩnh Tường Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
27 Nguyễn Phú Sơn Giám đốc Sở Nội vụ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo [18]
28 Nguyễn Mạnh Thắng Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Chánh Thanh tra tỉnh
29 Trịnh Thị Thoa Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh
30 Hà Quang Tiến UVBTV, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy UVBTV, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
31 Lê Hồng Trung Giám đốc Sở Y tế Giám đốc Sở Y tế
32 Nguyễn Minh Trung Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy
33 Ngô Chí Tuệ Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
34 Lại Hữu Tuyển Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy
35 Nguyễn Thanh Tùng Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy UVBTV, Bí thư Huyện ủy Tam Dương
36 Vũ Việt Văn Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh UVBTV, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh
37 Hoàng Thị Thúy Vân Trưởng phòng, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
38 Bùi Huy Vĩnh Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh (từ 11/2021)[19] Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy
39 Nguyễn Văn Xuân Sư doàn trưởng Sư đoàn 316, Quân khu 2 UVBTV, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (từ 7/2021)
40 Trần Duy Đông Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ http://https Lưu trữ 2013-07-11 tại Wayback Machine://baoxaydung.com.vn/be-mac-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tinh-vinh-phuc-lan-thu-xvi-164149.html/
  2. ^ “Ông Dương Văn An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc”.
  3. ^ “Phê chuẩn ông Dương Văn An làm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc”.
  4. ^ “Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm phó bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc”.
  5. ^ “Ông Bùi Huy Vĩnh làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc”.
  6. ^ “Vĩnh Phúc bầu 1 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh”.
  7. ^ “Vĩnh Phúc điều động, bổ nhiệm một loạt cán bộ”.
  8. ^ “Ông Nguyễn Trung Hải giữ chức Bí thư Thành ủy Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc”.
  9. ^ “Vĩnh Phúc luân chuyển, bổ nhiệm 2 Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận”.
  10. ^ “Uỷ ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu tỉnh Vĩnh Phúc huỷ bỏ các quyết định về cán bộ không đúng quy định”.
  11. ^ “Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc 2 nhiệm kỳ”.
  12. ^ “Vĩnh Phúc cho thôi chức hàng loạt cán bộ cấp sở”.
  13. ^ “Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ tại huyện Sông Lô”.
  14. ^ “Công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc”.
  15. ^ “Bà Bùi Thị Thu Hằng được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc”.
  16. ^ “Vĩnh Phúc có 2 tân Phó Chủ tịch UBND tỉnh”.
  17. ^ “Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XVII”. Cổng TT-GTĐT tỉnh Vĩnh Phúc. 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  18. ^ “Vĩnh Phúc có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo”.
  19. ^ TL (17 tháng 11 năm 2021). “Trao quyết định Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc kiêm Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh”. Báo điện tủ Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.

Từ khóa » Danh Sách Ban Thường Vụ Tỉnh Vĩnh Phúc