Tips để Thi Tiếng Đức Tốt - Kinh Nghiệm Của Ngọc

1. Kĩ năng nghe 

 

Khi luyện bài thi nghe chúng ta chú ý tập thói quen gạch chân thật nhanh các ý họ muốn hỏi. Khi đang nghe bài thì " tai nghe và tay viết " những ý chính hoặc từ khoá giúp mình có thể nhớ lại đoạn đó người ta đề cập đến nội dung gì. Notice những phần quan trọng - là phần giúp mình có thể trả lời được câu hỏi. 

Tóm lại là phải nghe trọng tâm tức là tóm lấy ý của bài nghe mà nó liên quan đến các nội dung được đề cập trong câu hỏi. 

 

Ngoài việc nghe trọng tâm thì phải có cả nghe " toàn bộ " tức là phải đoán được ý toàn bộ của đoạn băng nghe đó nói gì chứ không chỉ thấy họ nhắc đến từ hoặc ý liên quan đến câu hỏi thì mới cố nghe. 

 

Khi nghe hãy cố gắng giữ bình tĩnh, nếu có một đoạn nào đó không nghe được thì cũng đừng để nó làm phân tâm mà hãy ngay lập tức nghe đoạn tiếp theo để bắt kịp bài nghe. Phần không nghe được bạn nên dựa vào văn cảnh để đoán ý của câu. 

 

 

2. Kỹ năng nói

 

Đầu tiên là phải chú ý đến việc phát âm và tốc độ nói, nói nhanh thì tốt nhưng nếu nói quá nhanh mà các từ không được phát âm rõ và chuẩn thì cũng không được đánh giá cao lắm. Tập phản xạ tốt và nhanh từ câu hỏi của giám thị hay câu hỏi của Ansprechpartner, không nên ậm ừ khi đang nói. Tăng cường dùng các từ nối, Redemittel hay Redewendung ( Redewendung dùng hơi khó hơn nên cần phải thực sự hiểu thì mới dùng được đúng lúc phù hợp ). 

Trong buổi thảo luận nên diễn đạt ý của mình một cách sáng tạo và mở rộng phát triển ý để nói được càng nhiều càng tốt ( nhưng không bị đi lạc trọng tâm ). Phải bám vào các câu hỏi được đặt ra và đồng thời bám vào ý của người nói cùng mình để đưa ra một cuộc thảo luận có nội dung tốt. 

 

Trong trường hợp gặp phải một người Ansprechpartner ít nói hoặc nói kém hơn thì bạn phải là người chủ động gợi ý cho họ, tránh để việc chờ người kia nói quá lâu làm mất thời gian của cả hai dẫn đến kết quả không được tốt như mong đợi. 

Từ khóa » Bài Thi Nghe B1 Tiếng đức