Titanoboa – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 So sánh kích thước
  • 2 Xem thêm
  • 3 Chú thích
  • 4 Tham khảo
  • 5 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Wikispecies
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Titanoboa
Thời điểm hóa thạch: 60–58 triệu năm trước đây TiềnЄ Є O S D C P T J K Pg N ↓ Paleocen
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Lớp (class)Sauropsida/Reptilia
Bộ (ordo)Squamata
Phân bộ (subordo)Serpentes
Họ (familia)Boidae
Phân họ (subfamilia)Boinae
Chi (genus)TitanoboaHead và ctv., 2009
Các loài
  • T. cerrejonensis

Titanoboa (nghĩa là "trăn khổng lồ")[1] là một chi trăn từng sinh sống khoảng từ 60 tới 58 triệu năm trước sau thời điểm khủng long tuyệt chủng, trong thế Paleocen[2]. Loài duy nhất đã biết có danh pháp Titanoboa cerrejonensis, loài trăn to lớn nhất được phát hiện từ trước tới nay[2]. Bằng cách so sánh kích thước và hình dáng cột sống đã hóa thạch của nó với cột sống của các loài trăn hiện đại, T. cerrejonensis khi trưởng thành có thể dài 12,75m - 14,93m (43 ft)[1], cân nặng khoảng 705kg - 1165 kg(2000 - 2.500 - pao)[1] và rộng khoảng 1 m (3,3 ft) tại điểm dày nhất trên cơ thể nó. Các hóa thạch của 28 cá thể T. cerrejonensis đã được tìm thấy trong các mỏ than tại Cerrejón ở miền bắc Colombia vào năm 2009[1][2]. Trước khi có phát hiện này, một ít hóa thạch các động vật có xương sống thuộc thời kỳ Paleocen cũng đã được tìm thấy trong các môi trường nhiệt đới cổ đại ở Nam Mỹ[3]. Loài này có họ với trăn khổng lồ Nam Mỹ.

Các hóa thạch này được phát hiện trong chuyến thám hiểm của một đội các nhà khoa học quốc tế dưới sự chỉ đạo của Jonathan Bloch, một nhà cổ sinh học chuyên về động vật có xương sống của Đại học Florida và Carlos Jaramillo, một nhà cổ thực vật học từ Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian ở Panama[4].

Do trăn, rắn là động vật máu lạnh, phát hiện này hàm ý rằng khu vực nhiệt đới, môi trường sinh sống của sinh vật này khi đó phải ấm hơn so với các nhà khoa học đã nghĩ trước đó, trung bình khoảng 32 °C (90 °F)[1][2][5][6][7]

So sánh kích thước

[sửa | sửa mã nguồn]

Khí hậu ấm áp hơn của Trái Đất trong thời kỳ của Titanoboa đã cho phép các loài rắn máu lạnh có được kích thước to lớn hơn so với kích thước của rắn ngày nay[8]. Con to lớn nhất trong số 28 con rắn này dài khoảng 12,75 tới 14,9m (37 tới 50 ft). Để so sánh, những loài rắn to lớn nhất còn sinh tồn ngày nay là trăn gấm (Python reticulatus) với chiều dài khoảng 9,75 m (30 ft) và trăn anaconda xanh (Eunectes murinus) với chiều dài khoảng 9,3 m (24,6 ft)[9].

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Leptotyphlops carlae, loài rắn nhỏ nhất thế giới đã biết.
  • Python reticulatus, loài rắn dài nhất thế giới hiện còn sinh tồn.
  • Eunectes murinus, có lẽ là loài rắn nặng nhất thế giới hiện còn sinh tồn.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Jason J. Head & Jonathan I. Bloch, Alexander K. Hastings, Jason R. Bourque, Edwin A. Cadena, Fabiany A. Herrera, P. David Polly, Carlos A. Jaramillo. “Giant boid snake from the paleocene neotropics reveals hotter past equatorial temperatures”. Nature. 457: 715–718. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2009.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c d Kwok, Roberta (ngày 4 tháng 2 năm 2009). “Scientists find world's biggest snake”. Nature. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2009.
  3. ^ Maugh II, Thomas H. (ngày 4 tháng 2 năm 2009). “Fossil of 43-foot super snake Titanoboa found in Colombia”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2009.
  4. ^ “At 2,500 Pounds And 43 Feet, Prehistoric Snake Is Largest On Record”. Science Daily. ngày 4 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2009.
  5. ^ Joyce, Christopher (ngày 5 tháng 2 năm 2009). “1-Ton Snakes Once Slithered In The Tropics”. NPR. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2009.
  6. ^ AP: Video of Titanoboa
  7. ^ “Science Direct: Climate model sensitivity to atmospheric CO2 levels in the Early–Middle Paleogene”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2009.
  8. ^ The Royal Society: Gigantism, temperature and metabolic rate in terrestrial poikilotherms
  9. ^ “CTV: Ancient, gargantuan snakes ate crocs for breakfast”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2009.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn] Wikispecies có thông tin sinh học về Titanoboa Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Titanoboa.
  • Titanoboa Vs Megalodon trên YouTube Xuất bản 10-04-2013

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Titanoboa&oldid=70957898” Thể loại:
  • Titanoboa
  • Bò sát thế Paleocen
  • Loài hóa thạch miêu tả năm 2009
  • Rắn kỷ Paleogen
Thể loại ẩn:
  • Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả
  • Tất cả bài viết sơ khai
  • Sơ khai

Từ khóa » Trăn Khổng Lồ Wiki