TM Là Gì? Phân Biệt Chữ R (®), C (©), TM (™) Ghi Trên Nhãn?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Ký hiệu TM (™) là gì?
- 2 2. Ký hiệu C (©) – Copyrighted là gì?
- 3 3. Ký hiệu R (®) – Registered là gì?
- 4 4. Thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
- 5 5. Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu:
1. Ký hiệu TM (™) là gì?
TM là ký hiệu của Trademark, nghĩa là nhãn hiệu. Trademark là những ký hiệu để phân biệt sản phẩm dịch vụ hoặc của chính một công ty này với một công ty khác. Ở một số quốc gia, người ta còn sử dụng cả SM (Service Mark, nghĩa là dấu hiệu dịch vụ) cho các sản phẩm dịch vụ. Trong một số môi trường luật pháp, một nhãn hiệu chưa được đăng ký cũng có thể được doanh nghiệp gắn TM hoặc SM lên đó.
Ý nghĩa thứ hai cũng được dùng khá nhiều trong kinh doanh và tần suất xuất hiện cũng khá nhiều. Vậy TM là gì trong trường hợp này, TM được hiểu đơn giản là từ viết tắt của Thương Mại, một ý nghĩa vô cùng dễ đoán nếu vấn đề đang đề cập đến kinh doanh. Tuy nhiên, trong nội dung của bài viết sẽ chỉ phân tích TM trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, theo nghĩa là nhãn hiệu.
2. Ký hiệu C (©) – Copyrighted là gì?
© là ký hiệu của Copyrighted, nghĩa là bản quyền, đây là một tập hợp tất cả các quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó, nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu. Tất cả các quyền lợi hợp pháp này sẽ đươc Cơ quan quản lý bảo hộ.
Copyrighted áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, của người tạo ra tác phẩm/ ý tưởng/ thông tin… Đối tượng được bảo vệ của quyền tác giả là các tác phẩm văn học , nghệ thuật khoa học như: các tác phẩm âm nhạc, văn học, tác phẩm hiến trúc, các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng…được ghi nhận cụ thể tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ.
3. Ký hiệu R (®) – Registered là gì?
Ký hiệu này có hàm ý nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước. Vì vậy, trong các trường hợp, nhãn hiệu đã được đăng ký thì sử dụng ký hiệu này để thông tin cho người tiêu dùng biết là nhãn hiệu đó đã được pháp luật bảo hộ. Nếu chưa được bảo hộ thì không được dùng ký hiệu này.
Để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì nhãn hiệu này phải đáp ứng các điều kiện nhất định được quy định trong Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ. Quá trình đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài trong ít nhất 12 tháng. Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 10 năm kể từ này nộp hồ sơ và có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm.
4. Thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
Giai đoạn 1: Tra cứu nhãn hiệu.
Quý Khách hàng gửi mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu, Công ty Luật Dương Gia tra cứu sơ bộ và đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu.
Mục đích là để kiểm tra xem nhãn hiệu mà khách hàng dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không. Dựa vào kết quả tra cứu, luật sư có chuyên môn sẽ:
Đánh giá được khả năng bảo hộ nhãn hiệu của bạn;
-Nếu nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã đăng ký thì phải chỉnh sửa như thế nào để tạo ra sự khác biệt;
Có thể coi đây là bước quan trọng nhất trong cả quá trình bởi chỉ cần bỏ sót khi tra cứu hoặc không có chuyên môn để thẩm định chính xác thì khả năng nhãn hiệu bị từ chối đăng ký là rất cao
Giai đoạn 2: Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu (nộp đơn đăng ký nhãn hiệu):
Sau khi tra cứu, trường hợp nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký, Công ty luật Dương Gia tiếp tục tư vấn, soạn thảo hồ sơ, tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
Tờ khai theo mẫu.
Giấy uỷ quyền.
07 mẫu nhãn hiệu.
Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.
Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan
Cơ quan tiếp nhận
Cục sở hữu trí tuệ.
Quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu
Gồm 4 giai đoạn, thời gian kéo dài từ 12-14 tháng nhưng thực tế có thể lâu hơn. Đối với doanh nghiệp, đây là khoảng thời gian dài và có nhiều vấn đề phát sinh.
Quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu được minh họa chi tiết trong hình sơ đồ dưới đây:
Quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn
Khi nhận được đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn, chuyên viên của Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá tính đầy đủ và chính xác của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn,… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Do đó đơn đăng ký của bạn phải đảm bảo:
Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;
Đơn phải được làm bằng tiếng Việt. Các tài liệu bằng các ngôn ngữ khác chỉ được dùng để đối chiếu, tham khảo hoặc để kiểm tra…
Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Nếu đơn chưa hợp lệ: Cục sẽ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn bằng văn bản. Bạn phải sửa chữa, bổ sung theo nội dung hướng dẫn trong công văn trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ.
Giai đoạn 2: Công bố đơn hợp lệ
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Nội dung công bố là:
Các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ (ngày nộp đơn, tên và địa chỉ của người nộp đơn, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp,…);
Mẫu nhãn hiệu, màu sắc bảo hộ và danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký.
Định kỳ hàng tháng Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố các đơn đăng ký hợp lệ trên Công báo sở hữu công nghiệp, có cả bản giấy và bản điện tử. Việc công khai thông tin về nhãn hiệu đăng ký nhằm giúp cho bên thứ 3 có thể gửi yêu cầu phản đối đến Cục Sở hữu trí tuệ nếu phát hiện ra nhãn hiệu bị trùng hoặc có thể gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn
Đơn nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ sẽ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng bảo hộ của dấu hiệu nêu trong đơn và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng theo các điều kiện bảo hộ.
Thời hạn thẩm định nội dung đơn là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Hầu hết nhãn hiệu đăng ký không thành công đều do thẩm định nội dung không đạt. Trước khi thẩm định nội dung, không ai có thể chắc chắn 100% nhãn hiệu của bạn sẽ được đăng ký bảo hộ thành công. Ngay cả khi bạn nhờ đến chuyên viên của Cục Sở hữu trí tuệ tra cứu nhãn hiệu thì cũng chỉ đảm bảo khả năng thành công cao hơn mà thôi.
Nếu bạn không có chuyên môn hoặc thuê dịch vụ không có đủ chuyên môn thì ngay từ bước tra cứu nhãn hiệu đã bị thiếu sót hoặc thẩm định nhãn hiệu chưa chính xác dẫn đến bảo hộ thất bại.
Điều đáng nói ở đây là: Bạn phải chờ đợi hơn 1 năm (thực tế có thể lên đến 18-24 tháng) mới có kết quả thẩm định nội dung và biết nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ vì lý do gì. Nếu muốn đăng ký bảo hộ lại nhãn hiệu đó bạn phải thực hiện lại thủ tục từ đầu và tiếp tục chờ đợi hơn 1 năm nữa.
Để tiết kiệm thời gian cho bạn, lựa chọn tốt nhất là tìm đến luật sư chuyên về Sở hữu trí tuệ như Luật Dương Gia. Bạn sẽ an tâm và tiết kiệm được thời gian, cơ hội kinh doanh không bị bỏ lỡ.
Giai đoạn 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và đăng bạ
Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp các khoản lệ phí . Sau đó chính thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn; đồng thời ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
5. Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu:
Lưu ý về việc đăng ký nhãn hiệu với việc đăng ký tên thương mại, tên miền, đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đối với logo (nhãn hiệu hình)
Sự đồng nhất giữa việc đăng ký nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp
Khi Quý khách hàng đăng ký nhãn hiệu nên song song đăng ký tên công ty có một phần nhãn hiệu đã đăng ký, để tránh trường hợp sau khoảng hơn 1 năm khi nhãn hiệu được cấp văn bằng thì từ khi nộp đơn đến khi cấp văn bằng có đối thủ cạnh tranh đăng ký tên thương mại có phần chữ nhãn hiệu của mình dẫn tới trường hợp dù nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ rồi nhưng chủ nhãn hiệu không thể thực hiện xử lý vi phạm hoặc yêu cầu đối thủ chấm dứt hành vi xử dụng tên thương mại do đối thủ đã đăng ký tên thương mại trước ngày mình được cấp bằng nhãn hiệu. Đây là quy định đang bất hợp lý của pháp luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật Doanh nghiệp mà bản thân người nộp đơn cần lưu ý để tránh được rủi ro không cần thiết.
Sự đồng nhất giữa việc đăng ký nhãn hiệu và tên miền
Trường hợp nếu Quý khách hàng đăng ký nhãn hiệu mà tên công ty (tên thương mại) của công ty không đồng nhất với nhãn hiệu đã đăng ký có thể lựa chọn thêm phương án đăng ký tên miền (đặc biệt là tên miền do Nhà nước Việt Nam quản lý có đuôi “.vn” để chứng minh việc đăng ký nhãn hiệu cùng với tên miền. Sở dĩ hiện nay, việc đăng ký nhãn hiệu đang kéo dài nên để được xác lập quyền chủ đơn cần có thời gian từ trên 01 năm trở lên. Cũng để tránh rủi ro như phân tích ở trên, sau này nhãn hiệu được cấp bằng chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu đối thủ đăng ký tên thương mại sau thời điểm đăng ký nhãn hiệu và tên miền chấm dứt hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ.
Sự đồng nhất giữa việc đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bản quyền tác giả mỹ thuật ứng dụng đối với nhãn hiệu có phần hình và phần chữ
Đối với nhãn hiệu hình (Tức logo) khi đăng ký có cùng thông tin nhãn hiệu chữ, Quý khách hàng không đăng ký tên thương mại công ty, hoặc chưa có nhu cầu đăng ký tên miền có thêm lựa chọn khi đăng ký nhãn hiệu cũng đồng thời đăng ký luôn bản quyền đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cho nhãn hiệu có cả phần chữ và phần hình. Việc đăng ký này cũng tương tự như việc đăng ký tên thương mại, tên miền là để tránh trường hợp sau khi nhãn hiệu được cấp văn bằng có đối thủ đã đăng ký tên công ty, tên miền trước ngày nhãn hiệu được cấp văn bằng thì chủ sở hữu nhãn hiệu có đủ cơ sở để yêu cầu đối thủ cạnh tranh không lành mạnh chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan đăng ký doanh nghiệp thu hồi phần tên có dấu hiệu xâm phạm quyền.
Lưu ý về màu sắc khi đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không có các quy định cụ thể về phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đen – trắng và nhãn hiệu màu, cũng như đăng ký nhãn hiệu đen – trắng hay đăng ký nhãn hiệu màu, việc này là quyền lựa chọn của chủ đơn. Tuy nhiên, thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam cho phép một nhãn hiệu đăng ký ở dạng đen-trắng có thể được sử dụng ở các dạng màu sắc khác nhau, miễn là vẫn giữ nguyên được các nội dung chữ/hình của nhãn hiệu và không xâm phạm quyền đối với một nhãn hiệu đen-trắng hoặc màu của người khác đã được đăng ký.
Do vậy, quan điểm của Luật Dương Gia là đối với các cá nhân và doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam muốn tiết kiệm chi phí trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoặc lựa chọn giữa đăng ký nhãn hiệu màu hay đen – trắng thì nên ưu tiên đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen – trắng sẽ là tối ưu hơn.
Một số lưu ý khi thiết kế, lựa chọn đăng ký nhãn hiệu
Để đảm bảo có khả năng được bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp mình, doanh nghiệp cần thiết kế nhãn hiệu đảm bảo được tính độc đáo, phản ánh nét riêng biệt cho hàng hóa, dịch vụ của bên mình đồng thời phải có sự khác biệt với nhãn hiệu của đơn vị khác.
+ Nhãn hiệu có thể kết hợp giữa chữ và hình. Trong trường hợp nhãn hiệu chỉ là chữ nên có sự cách điệu để có thể được cấp văn bằng bảo hộ khi đăng ký.
+ Một số yếu tố không được cấp văn bằng bảo hộ (tức các dấu hiệu loại trừ không nên sử dụng làm nhãn hiệu) bao gồm:
+ Nhãn hiệu không nên thiết kế là hình, hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng,
+ Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào (như dịch sang tiếng Anh, tiếng Nhật, Tiếng Tàu, tiếng La tinh…)
+ Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ;
+ Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh;
+ Nhãn hiệu không nên thiết kế là các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ;
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2019.
Từ khóa » Tm Và R
-
Phân Biệt Chữ R, TM, Và C Với Sản Phẩm Dịch Vụ - Thương Hiệu
-
Ý Nghĩa Của Các Ký Tự R (®), C (©), TM (™) Trên Sản Phẩm
-
Ý Nghĩa Của Các Ký Hiệu R ®, TM (™) Và C © Trên Sản Phẩm Hàng Hóa
-
Các Ký Hiệu R ®, TM (™) Và C © Trên Sản Phẩm Có ý Nghĩa Gì.
-
Ý Nghĩa Các Ký Hiệu R , TM Và C Trên Sản Phẩm Dịch Vụ
-
Ý Nghĩa Chữ R®,TM™,C©,SM℠ &cách Sử Dụng Trong Luật Sở Hữu Trí ...
-
Phân Biệt Chữ R, TM, Và C đối Với Sản Phẩm Dịch Vụ - DanLuat
-
Dấu Hiệu TM Và Chữ R Trên Nhãn Hiệu - Bảo Hộ Nhãn Hiệu
-
Ý Nghĩa Của Các Ký Hiệu TM, R, C Trên Sản Phẩm - AZLAW
-
Các Chữ TM, R, C Trên Sản Phẩm - Báo Đà Nẵng
-
Ký Hiệu R, TM Và C Với Sản Phẩm Dịch Vụ - Sở Hữu Trí Tuệ
-
Các Ký Hiệu R (®), TM (™) Và C © Có ý Nghĩa Gì? Khi Nào được Sử ...
-
Difference Between TM (™) And R (®) Symbol In Trademark