TMT - QLNT

Số hóa Giới thiệu Giáo viên Quản lí trẻ Quản lí dinh dưỡng Thiết bị Tài nguyên Video - Clip Ảnh đẹp Hệ thống PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP CHÍ LINH TRƯỜNG MẦM NON PHẢ LẠI Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI TRUYỀN THÔNG TRANG TRÍ, TẠO MÔI TRƯỜNG THÂN THIỆN CHO TRẺ

Trường mầm non Phả Lại nằm phía tây thành phố Chí Linh. Trường được thành lập từ ngày 01/08/2019 do sáp nhập trường mầm non Nhiệt điện và trường mầm non Phả Lại. Là một trường có thuận lợi địa phương nhiều khu công nghiệp và doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Tuy nhiên nhà trường có 06 điểm trường nằm rải rác trên địa bàn phường Phả Lại khó khăn trong công tác quản lý.

Trải qua quá xây dựng và phát triển, mặc dù khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ giáo viên - nhân viên (CBGV-NV) trong nhà trường cùng với sự quan tâm của các cấp ủy đảng chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh học sinh. Đến nay quy mô nhà trường ngày càng phát triển, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp 36 nhóm lớp, 906 học sinh và đầy đủ các phòng chức năng theo quy định sắp xếp không gian hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện.

Để thực hiện tốt công tác “Trang trí, tạo môi trường thân thiện cho trẻ” ngay từ khi nhận được hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên nhà trường triển khai kế hoạch đến toàn thể CBGV-NV trong nhà trường.

Được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường các đồng chí giáo viên, nhân viên đã đoàn kết chung tay cùng nhau thiết kế làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương. Đến nay các nhóm, lớp trong nhà trường đã có đầy đủ các loại đồ dùng, đồ chơi mang tính thẩm mỹ cao để phục vụ công tác dạy và học trong trường mầm non.

Thực hiện các chuyên đề trong năm học 2021-2022 trong nhà trường: Tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và triển khai “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 và các hoạt động theo chủ đề năm học 2021-2022”. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xác định môi trường giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng quyết định rất lớn đến mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm qua đó phát triển toàn diện về đức, trí, thể mĩ và lao động. Một môi trường thân thiện sẽ giúp trẻ hứng thú đến trường, đến lớp. Bên cạnh đó còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng.

1. Trang trí trong lớp học:

Ngay sau khi tuyển sinh xong nhà trường đã chú trọng đến việc trang trí, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để tạo môi trường học tập vui chơi trong lớp và ngoài lớp. Để phát huy tính tích cực của trẻ, trường MN Phả Lại đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Bám sát yêu cầu của từng độ tuổi các cô đã thiết kế những bài giảng phù hợp phát huy tích tích cực của trẻ với những đồ dùng đồ chơi đa dạng chủng loại, lại tiết kiệm được nguồn kinh phí.

Các phòng học được thiết kế hợp lý đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đảm bảo an toàn thân thiện. Các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên đã tập trung nghiên cứu nội dung trang trí phù hợp với giáo dục mầm non, thu hút trẻ đến trường. Phụ huynh tin tưởng cho con đi học đông đảm bảo tỷ lệ huy động so với mặt bằng chung của các trường mầm non trong toàn phường Phả Lại nói riêng và các trường trong toàn thành phố Chí Linh nói chung.

Không gian lớp học được giáo viên sắp xếp bố trí theo các góc phù hợp từng độ tuổi, diện tích, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực tế hàng ngày của trẻ, trang trí vừa tầm mắt với trẻ, màu sắc hài hòa, sinh động. Đồ dùng, đồ chơi các góc phong phú về thể loại, mang tính mở và được bổ xung theo từng chủ đề.

Giữa các góc đều có danh giới rõ ràng, khoảng cách di chuyển thuận tiện trong việc liên kết giữa các góc chơi. Các đồ dùng đồ chơi được các cô tự làm trong đó có những đồ dùng được tận dụng sáng tạo từ những vật liệu phế thải.

Các góc hoạt động này được bố trí linh hoạt trong đó có những góc hoạt động bố trí không cố định để có thể dễ dàng di chuyển thay đổi, chuyển vị trí hoặc sắp xếp lại nhằm giảm sự nhàm chán đối với trẻ. Kích thích sự tìm tòi, chú ý, khám phá của trẻ. Giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ - lao.

Các đồ dùng, đồ chơi tại các góc chơi được các cô giáo sắp xếp, bày tríhài hòa, đẹp mắt, có tính thẩm mỹ cao giúp trẻ dễ lấy, dễ tìm khi chơi và dễ cất sau khi chơi xong. Đồ dùng đồ chơi luôn đảm bảo an toàn cho trẻ.

Sau khi trẻ được thỏa thích vui chơi, trải nghiệm với tất cả các khu vực trong sân trường nhằm nâng cao tri thức cho trẻ, trẻ được tham gia vào các góc chơi để chơi theo ý thích của trẻ. Ví dụ: Với góc phân vai, trẻ được trải nghiệm đồ dùng nấu ăn, búp bê, rau củ quả, bánh, kẹo, đồ dùng ăn uống. Với góc sáng tạo, trẻ được thỏa thích khám phá, trải nghiệm các đồ dùng như lõi giấy, dây đan tết, lá cây khô, ống hút nhiều màu sắc, vỏ hộp bánh, màu nước, bìa cát tông,...giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo.

Tái hiện lại khung cảnh mua bán hàng hóa qua các góc chơi giúp trẻ phát triển toàn diện, mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh, hình thành cho trẻ kỹ năng trong giao tiếp, kỹ năng sống. Thông qua mua bán hàng, các bé được cùng các bạn vào vai người bán hàng vui vẻ, hiếu khách và học cách chào, mời khách mua hàng còn các bé khác vào vai người mua hàng. Với bàn tay khéo léo của các cô giáo khi tận dụng những hộp cát tông , xốp vụn, vải vụn,…tạo thành gian nội chợ cho bé với đầy đủ các đồ dùng, trẻ được hóa thân thành những đầu bếp chuyên nghiệp nấu những món ăn ngon, thỏa sức sáng tạo như: làm bánh piza, sinh tố, nước ép hoa quả; đậu phụ rán, khoai chiên,…. Từ hoạt động này, các bé sẽ hiểu được ý nghĩa của sự lao động, tận hưởng được cảm giác tự hào khi tự tay làm được một món ăn nào đó, được giao lưu với bạn bè, được vui chơi giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong cách sử dụng các đồ dùng gia đình, biết chia sẻ công việc với cha mẹ, anh chị trong những bữa cơm gia đình. Bé sẽ cảm thấy ăn ngon hơn đối với những món ăn mà trẻ được làm.

Góc chơi Siêu thị nhằm tái hiện lại cuộc sống thời hiện đại, mỗi ngày tại siêu thị trường mầm non Phả Lại, sẽ diễn ra đồng loạt các hoạt động như đi mua sắm với nhiều mặt hàng khác nhau. Trẻ được nhập vai người bán hàng, người mua hàng và tham gia hoạt động trải nghiệm mua bán hàng.

Với góc chơi này sẽ giúp trẻ tự tin hơn trước đám đông và phát triển thị giác, sự hiểu biết về không gian, phát huy trí tưởng tượng thông qua hoạt động cắt, xé, dán, tô, vẽ, nặn,….

* Trang trí nhà vệ sinh của trẻ.

- Nhà trường đã chỉ đạo tới các cán bộ, giáo viên, nhân viên không chỉ quan tâm tới trang trí nhóm lớp học mà cần trang trí nhà vệ sinh hài hòa, hợp lý, tạo sự gần gũi, thân thiện mang tính thẩm mỹ cao sẽ giúp trẻ thoải mái hơn khi tham gia các hoạt động vệ sinh như: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tham gia vệ sinh cá nhân.

- 100% các lớp có nhà vệ sinh đúng quy cách, tự hoại khép kín, có phân biệt giới tính nam nữ rõ ràng, có tranh ảnh tuyên truyền đẹp mắt, phù hợp với trẻ, sắp xếp các dụng cụ và thiết bị vệ sinh gọn gàng, an toàn cho trẻ.

Đảm bảo các tranh tuyên truyền mang tính giáo dục cao, phù hợp với lứa tuổi mầm non. Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động vệ sinh cá nhân, không còn cảm giác sợ khi đi vệ sinh nữa. Thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh, phụ huynh yên tâm khi gửi con ở nhà trường, để con được ăn ngủ, vệ sinh tại trường.

2. Trang trí ngoài lớp học:

Môi trường ngoài lớp học là yếu tố quan trọng không khác gì môi trường trong lớp học nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện. Trường mầm non Phả Lại với không gian rộng rãi, thoáng mát nhà trường bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động, vui chơi, sinh hoạt, hoạt động ngoài trời một cách khoa học và phù hợp. Tận dụng chân cầu thang các cô giáo bày trí, tạo môi trường thân thiện với thư viện của bé, bé chơi sáng tạo. Bước lên các bậc cầu thang bé được ngắm nhìn các hình ảnh ngộ nghĩnh, chữ cái, chữ số,…

Tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển khả năng tư duy, sáng tạo cho trẻ. Trang trí khu trải nghiệm tạo sự hứng thú cho trẻ tham gia các hoạt động như: Chơi với cát, nước, câu cá,…

Trẻ được tự do chơi với cát, chơi với nước giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát, khả năng phân tích, tìm hiểu những khái niệm đơn giản toán học thông quá đó giáo dục trẻ biết tầm quan trọng của các tài nguyên thiên nhiên cát và nước. Trẻ được chơi với đu quay, cầu trượt, chơi trong nhà bóng, leo thang. Trên sân trường, với bàn tay khéo léo các cô giáo đã vẽ lên những hình ảnh ngộ nghĩnh, đẹp mắt tạo sự hứng thú, thân thiện khi trẻ đến trường.

Hành lang đón trẻ vào lớp với những con số, chữ cái ngộ nghĩnh qua hình con sâu toán học, hình tháp chữ cái, có màu sắc mang tính thẩm mỹ cao giúp trẻ được ôn lại các kiến thức qua bài học một cách nhẹ nhàng và thân thiện.

3. Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.

Làm đồ dùng đồ chơi trong môi trường giáo dục mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và học tập, hoạt động ăn, ngủ của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách thu hút trẻ nhằm giúp trẻ chú y đến giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn. Đồ dùng, đồ chơi mầm non tự làm phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, sinh động, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với trẻ đặc biệt là phải đảm bảo an toàn khi cho trẻ chơi.

Muốn làm được điều này, giáo viên cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết để làm, tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để tìm ra những nguyên vật liệu phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay các phụ phế phẩm từ gia đình vô cùng phong phú: Lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi, lon, hộp đựng đồ, đựng thức ăn, báo cũ, tạp chí, vỏ hộp sữa…là một kho nguyên liệu vô cùng phong phú giúp giáo viên có những ý tưởng để có thể làm được đồ chơi sáng tạo hấp dẫn, bền, đặc biệt là phải an toàn cho trẻ mầm non. Để đồ chơi càng thêm phong phú, chúng ta có thể sưu tầm thêm các loại nguyên liệu khác như : Các loại hạt ngũ cốc, rau củ, quả tươi và khô, cành cây, lá cây khô, các loại hạt, các loại vỏ trứng, len, vải vụn, bông……..

Đối với bậc học mầm non đồ dùng, đồ chơi lại càng quan trọng và ý nghĩa hơn bao giờ hết vì trẻ mầm non thông qua “Chơi mà học, học mà chơi”. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi: Trẻ nhận biết, tiếp thu kiến thức, hình thành khái niệm… đều thông qua đồ dùng trực quan, thông qua chơi và đồ chơi đồng thời để phát huy tính sáng tạo, óc thẩm mỹ, rèn luyện đôi bàn tay khéo léo của cô giáo mầm non.

Vì vậy mà trường Mầm Non Phả Lại đã phát động phong trào thi đua làm đồ dùng đồ chơi tới toàn thể giáo viên trong trường và đã làm ra rất nhiều các đồ dùng đồ chơi hấp rất và sáng tạo và được ban giám hiệu đánh giá tốt và được phụ huynh khen ngợi. Hiểu được tầm quan trọng ấy các đồng chí giáo viên trường tôi tích cực học tập làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ và phục vụ cho tiết học và đạt được kết quả trên trẻ rất cao. Trẻ hứng thú tham gia tiết học vì có đồ chơi bắt mắt và đẹp.

Tận dụng thời gian và nguyên vật liệu cùng phế liệu rẻ tiền sẵn có không tốn kém tiền của nhà trường và của các bậc phụ huynh học sinh. Thông qua bộ đồ dùng đồ chơi này để giúp trẻ hứng thú, tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động vui chơi để đạt hiểu quả cao. Đồng thời đó cũng chính là phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt như nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ …. với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học,”. Bộ đồ dùng, đồ chơi này đáp ứng nhu cầu dạy học tâp, vui chơi hàng ngày của trẻ ở trường Mầm Non Phả Lại nói riêng và các trường mầm non trên toàn thị xã nói chung.

3.1. Bồ đồ dùng học tập.

+ Nguyên liệu:

Bìa cứng, keo 502, xốp nỉ các loại màu, nắp chai nhựa, dây chun, xốp màu, nhám dính, bánh xe, gỗ ép, bông gối cũ, súng bắn keo,nến, đinh

+ Cách làm:

a. Cây trò chơi học toán:

- Lấy miếng gỗ ép cắt thành hình cái cây.Sau đó lấy xốp màu cắt thành hình cây và dán lên miếng gỗ ép.Phía sau cái cây gắn miếng gỗ cố định để giữ cây đứng thẳng và có 1thanh chống có bánh xe để cây không bị đổ.Phía dưới cắt 1 miếng gỗ bằng và gắn bánh xe để di chuyển cây.

- Lấy xốp nỉ màu cắt hình cái lá và hình chấm tròn sau đó lấy nến dính để dính chấm tròn lên cái lá.

- Lấy xốp nỉ cắt hình quả sau đó lấy kim chỉ cùng màu với quả để khâu lại rồi lấy bông của gối cũ nhồi vào thành hình quả.Cắt chấm tròn tương ứng với số chấm tròn của lá và dính vào quả.

- Cắt nhám dính và khâu vào phía mặt sau của quả và dính nhám dính cố định lên 1 số chỗ của tán lá cây.Lá có số chấm tròn dính cố định lên cây.

- Ở phía dưới gốc cây làm 1 hộp để đựng quả.

- Lấy bìa cứng cắt thành hình tròn sau đó cắt xốp màu dán chùm lên mặt của bìa cứng.

- Cắt xốp màu thành những đường chỉ để chia bìa cứng thành 8 phần.

- Dùng xốp nỉ cắt thành những hình tròn nhỏ chia làm đôi.Dính lên các phần đã chia trên bìa cứng 2 phần của hình tròn sao cho 1 hình tròn có 2 màu khác nhau.

- Lấy nắp chai nhựa và cắt xốp nỉ thành hình chòn và dính lên nắp chai các màu giống như đã dính ở bìa cứng.

Ví dụ : Trong hoạt động góc: góc học tập

- Để cho trẻ chơi ở góc học tập cho trẻ nhận biết các màu khác nhau : trẻ sẽ lấy lắp chai có dính xốp màu và để vào ô có màu giống với màu ở nắp chai.

*Trò chơi nhận biết hình:

- Cắt bìa cứng thành hình chữ nhật sau đó dán xốp nỉ màu phủ lên.Cắt xốp nỉ thành những đường chỉ nhỏ và dính lên bìa cứng để chia bìa cứng thành 5 ô nhỏ và thành 3 khoảng bằng nhau.

- Khoảng đầu và khoảng cuối để dính các hình học.Để trống khoảng giữa.

- Lấy xốp nỉ cắt thành các hình: hình vuông,hình tròn,hình tam giác,hình chữ nhật mỗi hình 1 màu khác nhau.Sau đó dùng nến dính và dính cố định các hình vào các ô ở 2 khoảng đầu và cuối đã chia ở trên sao cho 2 đầu có các hình giống nhau.

- Lấy đinh đóng cố định lên vào mép giữa các ô đã được chia.Cắt xốp màu thành các hình tròn nhỏ để dính lên đầu những chiếc đinh.

- Lấy dây chun cắt thành những khoảng nhỏ và khâu 2 đầu vào.

Ví dụ: “Ôn nhận biết hình vuông,hình tròn,hình tam giác,hình chữ nhật” phần trò chơi luyện tập thì cô chia trẻ thành 3 đội : khi cô nói tìm hình giống nhau thì trẻ sẽ phải lấy dây chun và nối các hình giống nhau lại.

* Cây trò chơi học toán:

Ví dụ : Trong hoạt động phát triển nhận thức : Xếp tương ứng 1:1

- Trong phần trò chơi luyện tập : Tìm quả cho lá.

- Cô chia lớp thành 2 đội,mội đội sẽ có 1 cây trên cây sẽ dính các lá có số chấm tròn.Cô yêu cầu trẻ phải tìm quả có số chấm tròn tương ứng với số chấm tròn được dính trên lá.

b. Bộ đồ dùng khám phá khoa học về 1 số loại rau,củ,quả.

+ Nguyên liệu:

Xốp nỉ màu các loại, kim,chỉ màu các loại, xốp, súng bắn keo,nến, bông gối cũ, keo 502, len, vỏ hộp sữa chua bỏ.

+ Cách làm:

- Lấy xốp nỉ cắt thành hình các loại rau,củ,quả mà muốn tạo thành.

- Dùng kim chỉ khâu để hở 1 khoảng rồi lấy bông ở chiếc gối cũ nhồi vào cho thành hình sau đó khâu chặt lại.Lấy xốp nỉ cắt thành hình lá và khâu,dính cố định vào củ,quả.

- Bắp cái lấy vỏ hộp sữa chua làm nõn bắp cải,dùng xốp cắt thành hình lá bắp cải sau đó dùng bật lửa hơ để cho lá xoăn lại.Dính cố định vào tạo thành bắp cải.

- Cây rau cải : Lấy vỏ hộp sữa chua cắt bỏ phần đầu và lất xốp cắt thành hình lá sau đó dính cố định tạo thành cây rau cải.

Ví dụ : Trong hoạt động phát triển nhận thức với đề tài:

- “ KPKH : Tìm hiểu về một số loại rau,củ,quả.

- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ có đựng các loại rau,củ,quả cần tìm hiểu để trẻ có thể quan sát,trải nghiệm.giúp trẻ nhận biết được 1 số loại rau,củ,quả gần gũi với trẻ.

3.2. Bộ đồ dùng, đồ chơi phát triển ngôn ngữ và nhận thức:

+ Nguyên liệu: Màu nước, bìa cứng, xốp màu, vải nỉ các màu, mếch cứng, sơn, nhám dính, giấy bóng kính, đề can các màu, hạt vòng, keo con voi, băng dính 2 mặt.

+ Cách làm: Dùng vải nỉ các màu cắt, đóng thành quyển có kích thước 50x50cm, dùng xốp màu cắt hình tam giác, chữ nhật, vuông, tròn,…tạo thành đồng hồ số, lọ hoa thần kỳ. Vẽ hình các nhân vật theo nội dung câu chuyện, dùng màu nước để tô màu tranh dau đó dán vào bìa cứng. Khi đã khô cắt lượn theo hình nhân vật, cuối cùng dán bóng kính và nhám dính đằng sau để dễ sử dụng. Cắt các bìa cứng theo các chữ cái, tô màu và dán vào bảng A3.

+ Cách sử dụng: Dùng trong giờ làm quen với toán, trò chơi ôn luyện, củng cố kiến thức toàn học về số, hình,…cho trẻ. Sử dụng rối dẹt trong các giờ kể chuyện cho bé nghe. Trong giờ học chữ cái “Làm quen chữ cái”, “Trò chơi chữ cái”.

3.3. Bộ đồ dùng, đồ chơi gia đình và âm nhạc:

+ Nguyên liệu: Chai nhựa, lon bia, lon bò húc, giây cước, xốp màu, lưới.

+ Cách làm: Từ chai nhựa, lon bia, lon bò húc cô giáo rửa sạch, phơi khô sau đó cắt dán xốp 2 mặt vỏ lon để đảm bảo an toàn cho trẻ. Cô giáo tạo thành những dụng cụ âm nhạc ngộ nghĩnh, thân thiện. Bên cạnh đó cô giáo còn cắt xốp tạo hình cây đàn cho trẻ hoặt động,…

+ Cách sử dụng: Tổ chức trong các giờ hoạt động học, hoạt động chơi trong chủ đề “Gia đình” như: chơi góc âm nhạc, chơi trò chơi âm nhạc.

3.4. Bộ đồ dùng, đồ chơi rèn kỹ năng sống cho trẻ:

+ Nguyên liệu: Vải vụn, giấy cũ, dây dù, len, chun, keo nến, nhám dính,…

+ Cách làm: Từ những nguyên vật liệu trên, vệ sinh sạch sẽ, cắt tạo hình theo ý tưởng sau đó cắt và sắp xếp, bố cục hài hòa hợp lý, đẹp mắt.

+ Cách sử dụng:

- Bộ đồ dùng, đồ chơi rèn kỹ năng sống cho trẻ, sử dụng trong giờ chơi-hoạt động theo ý thích buổi chiều. Trẻ được rèn các kỹ năng như: Trẻ tự tết tóc, buộ dây giầy, cài nút áo, xếp chồng, xếp xen kẽ,…

- Ngoài ra còn sử dụng trong giờ thể dụng “Vận động tinh”, chơi – hoạt động ngoài trời của mẫu giáo và dạo chơi ngoài trời của nhà trẻ. Giới thiệu đến trẻ những kiến thức cơ bản về màu sắc, hình khối, nghề nhiệp thông qua những hình vẽ đáng yêu, sinh động.

3.5. Bộ đồ dùng, đồ chơi “Xích đu đơn”, “Xích đu đôi”:

+ Nguyên liệu: Ống kẽm, ốc vít,dây dù, gỗ, vải vụn, mùn cưa, móc sắt,

vòng nhựa, bóng, nguyên liệu đan tết, bóng. Máy khoan, cưa, máy hàn, búa, đinh, kìm, ốc vít,sơn màu, chổi quyét sơn, ….

+ Cách làm: Tận dụng những ống sắt có kích thước dài khoảng 70- 1m50cm làm khung. Dùng vòng thể dục có bán kính rộng khoảng 30cm x 30cm và nguyên liệu đan tết để đan thành rọ bó rồi buộc vào chiếc vòng thể dục tạo thành rổ bóng cho trẻ chơi ném bóng vào rổ. Lấy những thanh sắt vụn có kích thước khoảng 15cm uốn thành tay lắm rồi hàn gắn với phần ống kém có kích thước dài khoảng 1m50 tạo thành đu tay để trẻ chơi đu tay. Xích đu: Có 2 bộ phận tách rời

a. Bộ “Xích đu đơn”: Chân có kích thước cao khoảng 1m20- 1m50cm, 1 tấm gỗ có kích thước dài 50cm x 20cm dùng máy khoan để khoan hai đầu thanh gỗ, dùng dây dù buộc chặt hai đầu. Sau đó dùng móc sắt cheo vào khung sắt cho trẻ chơi

b. Bộ “Xích đu đôi”: Chân có kích thước cao khoảng 1m20- 1m50cm, 1 tấm gỗ có kích thước dài 1m20cm x 20cm dùng máy khoan để khoan hai đầu thanh gỗ, dùng dây dù buộc chặt hai đầu. Sau đó dùng móc sắt cheo vào khung sắt cho trẻ chơi theo nhóm.

- Từ bộ phận xích đu đôi chỉ cần hạ thấp chiều cao của khung khoảng 90cm- 1m20 đặt thêm hai thanh kẽm lên phần trên của ống cho trẻ bám để đi cầu gỗ sao cho không bị ngã. Dùng hai thanh kẽm có khích thước dài khoảng 1m50 hàn chốt hai đầu để gắn với phần trên của khung cho chặt để thạo tành đu xà kép cho trẻ chơi. Dùng dây dù có chiều dài khoảng 70- 90cm đan thành rọ bóng, cho quả bóng vào trong rọ, dùng dây dù buộc chặt phấn trên để bóng không bị rơi ra ngoài. Sau đó buộc vào phần khung rồi cho trẻ dùng gậy thể dục chơi đập bóng (Điều chỉnh kích thước phù hợp với lứa tuổi). Tận dụng những miếng vải vụn có kích thước khoảng 50cm x 40m may thành túi, lấy mùn cưa cho vào bên trong, dùng dây dù buộc chặt phần trên rồi buộc vào cột cho trẻ chơi đấm bốc .

+ Cách sử dụng: Với bộ đồ dùng đồ chơi vận động này được sử dụng trong nhiều hoạt động khác nhau, giáo viên lựa chọn những đồ dùng, đồ chơi cho phù hợp với độ tuổi cụ thể như:

- Hoạt động học: Dùng để dạy phát triển vận động nhằm nâng cao thể lực. Hình thành các thói quen vận động cho trẻ.

- Hoạt động chơi: Phát triển hài hòa các kỹ năng vận động khi tham gia chơi. Kích thích sự hoạt động tích cực hoạt động của trẻ khi tham gia vào các trò chơi phát triển vận động.

3.6. Bộ “Bò qua ống dài, cổng chui, đi trong đường hẹp, đường dích dắc, bò qua chướng ngại vật”:

+ Nguyên liệu: Chai nhựa, dây thép, tre, lứa, gỗ.

+ Cách làm: Chia khoảng cách giữa 2 đầu ống 60cm, dài 1,5m, buộc dây thép từ đầu ống tre lấy đầu dây thép xiên liên tiếp lần lượt các chai sao cho khít, tạo thành ống dài. Tạo ngang cổng chui 60cm, chiều dài 20cm, xiên dây thép v ào đầu gỗ,lấy dây thép xiên lần lượt các chai thành cổng chui. Làm dây thép thẳng 1,6m xếp liên tiếp các chai nhựa, lần lượt luồn dây sao cho khít tạo thành đường thẳng. Đo dây thép dài 2m, xếp liên tiếp các chai sau đó lần lượt luồn các chai theo đường dích dắc. Xếp 4 chai nhựa luồn dây thép buộc tạo khối thành các chướng ngại vật, đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cao.

+ Cách sử dụng: Thực hiện trong giờ thể dục kỹ năng “Bò chui qua ống dài”, “Bò chui qua cổng”, “Đi trong đường hẹp”, “Bò theo đường dích dắc”, “Bò dích dắc qua chướng ngại vật”; chơi trò chơi vận động.

Trong hội thi “Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo” của nhà trường các sản phẩm đồ dùng, đồ chơi mầm non giáo viên, trưng bày đa sắc màu, từ chủ đề Phương tiện giao thông, chủ đề Tết và mùa xuân, các loại cây, các loại hoa, quả, đồ dùng gia đình, hoạt động vui chơi…từ nhiều chất liệu khác nhau, các đồng chí giáo viên đã ý tưởng tạo ra các sản phẩm rực rỡ màu sắc hài hòa, đẹp đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Sản phẩm đồ dùng đồ chơi tự tạo của giáo viên đã được trưng bày tại nhà mái vòm của nhà trường và thi đua giữa các tổ ở trong trường, giờ đón trẻ có rất nhiều các bậc phụ huynh thăm quan các gian trưng bày đồ dùng đồ chơi tự tạo.

Đây là dịp để nhà trường tiếp tục tuyên truyền tôt hơn về công tác xã hội hóa giáo dục, củng cố niềm tin yêu của các bậc phụ huynh với nhà trường.

Sau khi thực hiện “Trang trí, tạo môi trường thân thiện cho trẻ” đến nay trường mầm non Phả Lại thực sự đổi mới. Môi trường bên trong và bên ngoài các lớp được đầu tư, bố trí, khai thác, sử dụng hiệu quả. Trẻ có nhiều cơ hội học tập và trải nghiệm. Xứng đáng với danh hiệu trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I.

NGƯỜI VIẾT

Trần Thị Huế

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Quý

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thực hiện Công văn số 10/LĐLĐ ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Liên đoàn Lao động thành phố Chí Linh về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (08/03/1910 -08/03/202 ... Cập nhật lúc : 9 giờ 22 phút - Ngày 7 tháng 3 năm 2024 Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 276/KH-MNPL ngày 08/09/2023 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024. Sáng ngày 28/02/2024, trường mầm non Phả Lại đã phối hợp với Phòng khám Đa khoa Côn Sơn tổ ... Cập nhật lúc : 11 giờ 14 phút - Ngày 4 tháng 3 năm 2024 Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 276/KH-MNPL ngày 08/09/2023 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024. Thực hiện Kế hoạch số 47/KH-MNPL ngày 19/01/2024 về tổ chức Chuyên đề "Bé với lễ hội Tết và mùa xu ... Cập nhật lúc : 0 giờ 25 phút - Ngày 1 tháng 2 năm 2024 Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 800/KH-PGDĐT ngày 18/12/2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Chí Linh Kế hoạch tổ chức Hội thi "Giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non" năm học 2023-2024. Trường mầ ... Cập nhật lúc : 23 giờ 44 phút - Ngày 31 tháng 1 năm 2024 Xem chi tiết
Trong không khí Giáng sinh đang về khắp nơi trên thế giới. Các con phố như nhộn nhịp hơn, được trang hoàng lộng lẫy hơn, lời bài hát 'We wish you a Merry Christmas' vang lên khắp nơi, cùng n ... Cập nhật lúc : 12 giờ 30 phút - Ngày 25 tháng 12 năm 2023 Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 693/KH-PGDĐT ngày 08/11/2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Chí Linh về Kế hoạch tổ chức "Giao lưu ngày hội thể thao lần thứ 2" cấp thành phố. Sáng ngày 16/12/ ... Cập nhật lúc : 11 giờ 20 phút - Ngày 21 tháng 12 năm 2023 Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 28/11/2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Chí Linh về tiếp nhận và trao tặng hàng viện trợ của Tổ chức Hoa Trang Fleur Blanche (Pháp), Tổ chức Good Neig ... Cập nhật lúc : 16 giờ 27 phút - Ngày 19 tháng 12 năm 2023 Xem chi tiết
Trong không khí cả nước hướng về kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, chiều ngày 20/11/2023 trường mầm non Phả Lại đã tổ chức kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Về dự có các đồng ... Cập nhật lúc : 0 giờ 25 phút - Ngày 23 tháng 11 năm 2023 Xem chi tiết
Sáng ngày 19/11/2023, Đảng ủy-HĐND-UBND-UB MTTQ phường Phả Lại long trọng tổ chức buổi "Gặp mặt kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982-20/11/2023". Nhà trường có 3 tiết mục tham gi ... Cập nhật lúc : 14 giờ 12 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2023 Xem chi tiết
Trường mầm non Phả Lại tham gia Giải bóng chuyền hơi ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2023 - Chào mừng kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Thời gian từ ngày 04/11-12/11/2023. Đội bóng ... Cập nhật lúc : 22 giờ 23 phút - Ngày 12 tháng 11 năm 2023 Xem chi tiết
123456789
DANH MỤC ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hướng dẫn sử dụng phần mềm
Chương trình công tác tháng 3 năm 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi (dành cho bậc Mầm non)
Modun Hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi trong các trường Mầm non
Modun Phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non
Thiết kế các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và giáo dục an toàn giao thông
Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục bậc học Mầm non của Hàn quốc.
Chương trình công tác tháng 2 năm 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Kế hoạch tổ chức hội thi giáo viên giỏi bậc học mầm non tỉnh Hải Dương năm học 2015- 2016
Thông tư liên tịch của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Bộ trưởng Bộ NV quy định về danh mục khung VTVL CSGD MN
Thông tư 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định chức danh nghề nghiệp GV mầm non
Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV về định mức số người làm việc trong CSGDMN công lập
Chương trình công tác tháng 2 năm 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Kế hoạch tổ chức thi giáo viên giỏi cấp tỉnh bậc học Mầm non
Kế hoạch tổ chức hội thi giáo viên giỏi bậc học mầm non tỉnh Hải Dương năm học 2015- 2016
12

Từ khóa » Cách Làm Hộp Rối Kể Chuyện Mầm Non