TNN Kon Tum2
Có thể bạn quan tâm
THÔNG BÁO KHOA HỌC
HỆ TẦNG CƯ BREI TUỔI ĐEVON SỚM Ở KON TUM, NAM VIỆT NAM
THÂN ĐỨC DUYỆN1, BÙI PHÚ MỸ2, TỐNG DUY THANH3
1Liên đoàn Bảnđồđịa chất miền Nam, 200 Lý Chính Thắng, TP Hồ Chí Minh 2Tổng hộiĐịa chất Việt Nam, 6 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội 3TrườngĐại học KHTN (ĐHQG Hà Nội), Nguyễn Trãi, Hà Nội
Tóm tắt: Trầm tích Đevon được phát hiện ở Kon Tum, miền Nam Việt Namvà đã được mô tả sơ bộ [4] dưới tên gọi hệ tầng Cư Brei (D1 cb). Hệ tầng phân bố trong một phức nếp lõm, theo phương TB-ĐN, dài 6 km, rộng 3 km. Nghiên cứu chi tiết các mặt cắt và nhiều hoá thạch mới được phát hiện cho phép định tuổi Đevon sớm cho hệ tầng. Hệ tầng Cư Brei gồm 2 phần:
Phần dưới: Bất chỉnh hợp trên granođiorit thuộc pha 2 phức hệ Diên Bình là trầm tích lục nguyên như cuội kết, sạn kết, cát kết, trên cùng là bột kết, sét kết. Bề dày khoảng 175 m.
Phần trên: Chỉnh hợp trên phần dưới là lớp đá phiến talc, tiếp đến là trầm tích carbonat, đolomit xen các lớp đá phiến sét vôi, đá phiến sét sericit, sét bột kết. Trên cùng là đá vôi đolomit màu xám trắng, đá vôi màu xám đen, xám nhạt. Bề dày khoảng 250 m.
Các tập đá vôi màu xám đen chứa hóa thạch San hô vách đáy (Tabulata) và Lỗ tầng (Stromatoporoidea) tuổi Đevon sớm; ngoài ra còn có di tích Tảo, Huệ biển bảo tồn xấu. Tổng bề dày của hệ tầng thấy được hơn 400 m.
Trầm tích lục nguyên - carbonat ở vùng núi Cư Brei xã Ya Ly, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum (Hình 1) do Đề án đo vẽ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 Kon Tum thuộc Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam phát hiện (2001) và Thân Đức Duyện mô tả sơ bộ dưới tên gọi hệ tầng Cư Brei [4].
Phát hiện trầm tích Đevon ở Kon Tum là một sự kiện mới trong địa chất khu vực. Để khẳng định chính xác hơn sự kiện này, đầu tháng 1 năm 2004, một nhóm nghiên cứu của Đề án Kon Tum (Liên đoàn BĐĐC miền Nam) và các nhà địa chất Bùi Phú Mỹ, Tống Duy Thanh đã tiến hành khảo sát kiểm tra thực địa, thực hiện một số hành trình địa chất cắt ngang phương cấu trúc và đã thu thập được một sưu tập hoá thạch phong phú cho phép xác định chính xác tuổi của hệ tầng.
Hệ tầng Cư Brei (D1 cb) hầu như bị các trầm tích Đệ tứ phủ kín và chỉ lộ theo một số suối nhỏ, theo đó có thể biết hệ tầng phân bố theo một dải hẹp, dài khoảng 6 km, rộng khoảng 3 km trong một cấu trúc phức nếp lõm, có trục theo phương ĐN-TB với góc dốc hai cánh thay đổi từ 40 đến 70o. Chúng bị 2 hệ thống đứt gãy phương TB-ĐN và kinh tuyến phân chia thành 2 diện lộ bắc Cư Brei và nam Cư Brei. Dưới đây là đặc điểm của các mặt cắt ở hai vùng này.
Mặt cắt bắc Cư Brei(Hình 2). Mặt cắt lộ theo phương TB-ĐN ở rìa tây bắc chân núi Cư Brei, thuộc tờ bản đồ Deo Go (D-48-72-A) (x = 14o17’40’’; y = 107o39’15’’) theo trật tự địa tầng sau.
Phần dưới dày171 m, gồm trầm tích lục nguyên với các tập:
Hình 1. Vị trí địa lý của hệ tầng Cư Brei
1. Phủ trực tiếp trên các đá granitoiđ kiểu Diên Bình là cuội kết, cuội sạn kết, cát kết phân lớp dày. Cuội được mài tròn tốt và bị ép dẹt, chủ yếu là thạch anh, ít đá granit aplit, granitogneis và đá phiến kết tinh. Xen trong những lớp cuội có lớp cát kết, bột kết xám vàng phớt trắng. Dày 11 m.
2. Cát kết màu xám vàng, có nơi xám trắng, hạt vừa đến thô, phân lớp dày xen lớp mỏng sạn kết, thỉnh thoảng trong các lớp có cuội thạch anh mài tròn tốt. Bề dày 41 m.
3. Sét kết, bột kết màu xám đen, phân lớp mỏng, bị phiến hóa mạnh, thỉnh thoảng xen lớp cát kết mỏng màu xám vàng. Bề dày 119 m.
Phần trên dày 231 m, gồm các tập trầm tích carbonat xen lục nguyên như sau:
1. Đá phiến talc màu xám xanh đen, xám phớt trắng, phân lớp mỏng, bị phân phiến mạnh. Bề dày 18 m .
2. Đá vôi đolomit màu xám trắng sữa, cấu tạo khối, có xen vài lớp mỏng đá phiến sét màu xám đen. Bề dày 29 m.
3. Sét kết, bột kết màu xám sẫm bị phân phiến mạnh, đôi nơi gặp đá phiến sericit. Bề dày 51 m.
4. Đá vôi màu xám đen phân lớp dày, có dấu tích của Tảo và Huệ biển. Bề dày 51 m.
5. Đá phiến sét đen, kẹp thấu kính mỏng đá sét vôi có di tích của Tảo, Huệ biển và San hô. Bề dày 22 m.
6. Đá vôi đolomit màu xám, xám đen, cấu tạo phân lớp mỏng, xen những lớp mỏng đá phiến sét vôi, phiến sét sericit dày một vài cm. Bề dày 23 m.
7. Đá vôi đolomit màu xám trắng phân lớp dày, xen kẹp ít lớp mỏng đá phiến sét talc màu xám và đá phiến sét vôi, đá phiến sét sericit dày một vài cm. Bề dày 37 m.
Mặt cắt Nam Cư Brei(Hình 3). Mặt cắt lộ theo phương ĐB-TN ở chân núi Cư Brei, thuộc tờ bản đồ Deo Go (D-48-72-A) (x = 14o16’25”; y = 107 o 39’45”) và cũng có thể phân biệt hai phần.
Phần dưới dày 176 m, gồm trầm tích lục nguyên với các tập sau:
1. Sạn kết, cát kết hạt thô màu xám vàng phân lớp dày, thỉnh thoảng có hòn cuội mài tròn tốt. Thành phần cuội đa khoáng, chủ yếu là thạch anh, ít đá granitogneis, đá granit aplit và đá phiến kết tinh. Bề dày 26 m.
2. Cát kết hạt nhỏ tới vừa, màu xám vàng phớt trắng, phân lớp dày, xen ít lớp mỏng bột kết màu xám. Bề dày 54 m.
3. Cát kết, sạn kết màu tím vàng, phân lớp dày, chứa ít cuội thạch anh nhỏ màu trắng, mài tròn tốt. Bề dày 26 m.
4. Cát kết thạch anh hạt nhỏ, màu xám vàng, phân lớp mỏng. Bề dày 12 m.
5. Bột kết, sét kết màu xám, xám vàng, phân lớp mỏng, xen ít lớp mỏng đá phiến sét màu xám đen. Bề dày 58 m.
Phần trên dày 33 m, gồm trầm tích lục nguyên xen carbonat với các tập từ dưới lên như sau:
1. Đá phiến talc màu xám sẫm, xen ít thấu kính đolomit màu xám trắng. Dày 2 m.
Từ khóa » đá Vôi Kon Tum
-
Điều Kiện Tự Nhiên - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Kon Tum
-
Các Công Ty Khai Thác đá, Cát, Sỏi, đất Sét Tại Kon Tum
-
Kon Tum Vài Nét Tổng Quan | Xã Hội
-
[PDF] Kontum - Map Edition
-
Cung Cấp Bột Đá Vôi Sản Xuất Bê Tông Asphalt Tại Kon Tum
-
Tỉnh Kon Tum - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Soi Cầu đặc Biệt Kon Tum
-
Căn Cứ Vào Atlat Địa Lí Việt Nam Trang 4 – 5 Cao Nguyên Nào Sau đây ...
-
Tìm Kiếm Thăm Dò Khoáng Sản
-
KonTum: Kiểm Tra, Giám Sát Việc Khai Thác Khoáng Sản
-
Thẩm định 3 đề án Thăm Dò Khoáng Sản Tại Hà Nam, Tuyên Quang ...
-
Xuất Khẩu Vôi Phải Có Giấy Tờ Chứng Minh Nguồn Gốc Khoáng Sản
-
Lưu Trữ Bột đá Trắng ở Kon Tum - Khoáng Sản Đá Vôi Hà Nam
-
Dãy Trường Sơn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đá Vôi – Wikipedia Tiếng Việt
-
TỈNH KON TUM - Trang Tin điện Tử Của Ủy Ban Dân Tộc