Tờ 30 đồng Từng được Phát Hành Tại Việt Nam Trong Như Thế Nào?

Hai phiên bản tờ 30 đồng 

Đồng (mã giao dịch quốc tế: VND, ký hiệu ₫ hoặc đ) là đơn vị tiền tệ chính thức của nước Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Đây là phương tiện thanh toán pháp quy duy nhất tại Việt Nam. Có nghĩa là hàng hóa hay dịch vụ tại thị trường Việt Nam phải được niêm yết giá trị giao dịch bằng Đồng.

Và Việt Nam cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã trải qua tiến trình lịch sử dài và thay đổi các mệnh giá tiền là khác nhau để phù hợp với thời cuộc. Đa số các sự thay đổi tiền tệ là về mặt hình thức như tiền giấy, tiền xu hoặc xóa đi mệnh giá có giá trị nhỏ như 100 đồng, 200 đồng. 

to-30-dong-tung-duoc-phat-hanh-tai-viet-nam-trong-nhu-the-nao
Tờ 30 đồng phát hành năm 1981

Cũng vì thế mà thời này hiếm ai biết rằng Việt Nam từng có mệnh giá 30 đồng. Và nguyên nhân vì sao mệnh giá này lại bị "khai tử".

Theo một số nguồn tư liệu, tờ 30 đồng của Việt Nam có 2 phiên bản sản xuất lần lượt vào năm 1981 và 1985. Bản in năm 1981 in hình Cảng Nhà Rồng ở mặt sau. Còn bản in năm 1985 in hình chợ Bến Thành (Sài Gòn).

Từ khi phát hành và đưa vào lưu thông trong thị trường lần đầu tiên năm 1981, tờ 30 đồng đã cho thấy nhiều sự bất tiện. Bởi người dân muốn dùng 100o đồng thì cần 3 tờ 30 đồng và 1 tờ 10 đồng. Nhưng lại không xếp được thành 1 tập tiền bằng nhau vì tờ 30 đồng và tờ 10 đồng kích thước khác nhau.

to-30-dong-tung-duoc-phat-hanh-tai-viet-nam-trong-nhu-the-nao-0
Tờ 30 đồng phát hành năm 1985

Trong những năm sau đó đã có không ít người lên tiếng về sự bất tiện này. Tuy nhiên đến năm 1985, tờ 30 đồng tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước phát hành với mẫu mã khác.

Theo Giám đốc Ngân hàng Nhà nước khi đó là ông Nguyễn Duy Gia thì việc tiêu tiền 30 đồng đã quen. Những ai muốn cặp tròn thì có thể dùng loại 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng để cho dễ xếp.

Ý nghĩa của tờ 30 đồng

Có rất nhiều người tò mò về ý nghĩa của tờ tiền đặc biệt nhất thời ấy - 30 đồng. Theo một số nguồn tin, số 3 trên đồng tiền kia chứa đựng ẩn ý của một nhà thơ lớn, một nhân cách lớn. Bởi:

- Số 3 biểu thị cho 3 miền Bắc - Trung - Nam thống nhất, quy về một mối.

- Số 3 biểu thị cho mong ước Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc của nước Việt Nam mới.

- Số 3 biểu thị cho "Ba mươi năm dân chủ cộng hòa, kháng chiến đã thành công".

- Số 3 biểu thị cho năm ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương.

to-30-dong-tung-duoc-phat-hanh-tai-viet-nam-trong-nhu-the-nao-8
Bộ tiền Việt Nam phát hành năm 1985

Năm 1985 (năm in tiền) đánh dấu cột mốc 30 năm miền Bắc hoàn toàn giải phóng, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã đi được một chặng đường dài 30 năm (ngày 22/5/1955 miền Bắc hoàn toàn giải phóng).

Ở một khía cạnh nào đó, dù tờ tiền này có sự bất tiện trong thực tiễn nhưng nó vẫn mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt của đất nước ta trong giai đoạn xây dựng và kiến thiết nước nhà.

Vì sao tờ 30 đồng bị thu hồi, xóa bỏ?

Nguyên nhân tờ 30 đồng bị thu hồi, xóa bỏ là bởi sự "thiếu chẵn" của nó. Người dân không thể xếp cọc 30 đồng thành 1 xấp 100 hay 1000 đồng mà bắt buộc phải chèn thêm tờ 10 đồng. Trong khi đó tờ 10 đồng có kích thước khác tờ 30 đồng.

Thêm nữa, trên thế giới, hầu hết các quốc gia sản xuất tiền tệ đều tuân thủ quy tắc các bậc lũy tiến 1 - 2 - 5 vì những con số này có thể xếp thành xấp 100 chỉ với giá trị riêng của mỗi tờ. Vậy nên, việc ra mắt 1 đơn vị tiền tệ mang mệnh giá lẻ như tờ 30 đồng đã gây khó khăn cho việc thanh toán, đong đếm tiền bạc.

to-30-dong-tung-duoc-phat-hanh-tai-viet-nam-trong-nhu-the-nao-7
Quy tắc phát hành tiền của thế giới không có mệnh giá 3

Trải qua 5 năm sử dụng, tờ tiền này đã gây ra nhiều khó khăn trong giao dịch, kiểm đến nhưng Ngân hàng Nhà nước khi ấy vẫn tiếp tục phát hành vào năm 1985. Và như Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước khi đó giải thích: Chúng ta đã tiêu loại tiền 30 đồng, còn bà con nào muốn cặp tròn thì dùng 3 loại 5+2+3=10.

Sự cố chấp này khiến tờ 30 đồng tiếp tục được phát hành lần 2 gây ra một sự lãng phí không hề nhẹ trong lịch sử tiền tệ. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước buộc phải thu hồi tờ giấy bạc 30 đồng sau một thời gian ngắn lưu hành. Không một ai chịu trách nhiệm về sự lãng phí, thiếu nghiên cứu để in ra loại tiền 30 đồng, không phù hợp trong lưu thông tiền tệ này.

Có thể bạn chưa biết, Việt Nam không phải quốc gia đầu tiên và duy nhất phát hành tiền có mệnh giá 3. Theo nghiên cứu, tiền có mệnh giá 3 hay 30 dường như phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô cũ, Cuba, Kazachstan, Bulgaria.

to-30-dong-tung-duoc-phat-hanh-tai-viet-nam-trong-nhu-the-nao-6
Tiền Cuba với mệnh giá 3 pesos

Ngoài các nước trên thì mệnh giá 3 cũng xuất hiện ở một số quốc gia khác trên thế giới. Đơn cử như đồng 3 đô la Mỹ từng được phát hành năm 1854 nhưng sau đó nó không còn được sử dụng nữa.

Xem thêm: Mục sở thị hòn đảo kỳ lạ sử dụng loại tiền tệ khác thường, có đồng tiền nặng đến 4 tấn

Từ khóa » đồng 30 đồng