Tổ Chức Chính Trị Là Gì? Vai Trò Và Cấu Trúc Hệ Thống Chính Trị Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Tổ chức chính trị?
- 2 2. Vai trò của hệ thống chính trị Việt Nam:
- 3 3. Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam:
- 3.1 3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam:
- 3.2 3.2. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- 3.3 3.3. Tổ chức chính trị-xã hội.
1. Tổ chức chính trị?
Tổ chức chính trị là tổ chức mà thành viên cùng hoạt động với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định. Chỉ được công khai thừa nhận nếu quyền lực nhà nước thuộc về một lực lượng nhất định. Thành viên của tổ chức này là đại diện của một giai cấp hay một lực lượng xã hội nên phải bầu cử mới được gia nhập. Nhiệm vụ chủ yếu là giành và giữ chính quyền
Đảng Cộng Sản là tổ chức chính trị duy nhất tại Việt Nam
Tổ chức chính trị trong Tiếng anh là “Political organizations”.
2. Vai trò của hệ thống chính trị Việt Nam:
Hệ thống chính trị là một khái niệm có nội dung phong phú, được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở góc độ khái uqats nhất, hệ thống chính trị được hiểu là một phạm trù thể hiện hình thức tổng quát nhất của chính trị và dân chủ, có nội dung chủ yếu là xác lập cơ chế thực hiện quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước.
Xét dưới góc độ cấu trúc, hệ thống chính trị là một hệ thống thiết chế chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Dưới góc đội chính trị- pháp lý gắn với mục tiêu và giá trị, hệ thống chính trị được hiểu là “một cơ cấu bao gồm nhà nước, các đảng phái, các đoàn thể, các tổ chức xã hội chính trị tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành, được chế định theo tư tưởng giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào các quá trình kinh tế-xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ đó.
Kết quả tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế- xã hội. Sự tác động đó có thể là tích cực nếu hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của mô hình kinh tế-xã hội. Ngược lại nếu hệ thống chính trị được tổ chức không phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của kinh tế- xã hội thì nó sẽ có tác động tiêu cực tới quá trình phát triển kinh tế xã hội.
3. Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam:
Theo quy định tại Chương I Hiến pháp năm 2013, hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam:
Đảng cộng sản là một bộ phận cấu thành và là hạt nhân chính trị lãnh đạo của hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo của Dảng đối với hệ thông chính trị và đối với xã hội là một nguyên lý xã hội chủ nghĩa nói chung và của nước ta nói riêng. Theo Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.”
Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội toàn quốc 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hành Trung ương. Ban chấp hành Trung ương bầu ra Bộ Chính trị và Tổng Bí thư. Trước đây chức vụ cao nhất trong Đảng là Chủ tịch Đảng (do Chủ tịch Hồ Chí Minh đảm nhận). Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam là ông Trần Phú. Tổng Bí thư hiện nay (khóa XIII) là ông Nguyễn Phú Trọng. Mọi công dân Việt Nam nếu tự nguyện gia nhập Đảng cộng sản và nếu tổ chức Đảng thấy có đủ tiêu chuẩn thì sẽ làm lễ kết nạp. Tuy nhiên, người Đảng viên mới đó phải trải qua một thời kỳ thử thách, ít nhất là một năm, mới có quyền biểu quyết, bầu cử và ứng cử trong Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam đã trải qua 13 lần đại hội. Đại hội XIII diễn ra vào tháng 01 năm 2021. Hiện nay Đảng có hơn 5 triệu đảng viên.
Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội được thể hiện trong cương lĩnh chính trị của Đảng và được bổ sung, cụ thể hóa trong các nghị quyết đại hội Đảng qua các nhiệm kỳ và các nghị quyết chuyên đề, bao gồm những mặt cơ bản sau:
– Đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn để định hướng cho sự phát triển của nhà nước và xã hội trong từng thời kỳ cụ thể.
– Vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước và pháp luật, củng cố và phát triển hệ thống chính trị, thiết lập chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
– Đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ, phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng những đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với các cơ quan nhà nước các tô chức chính trị-xã hội thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn để bố trí vào làm việc trong cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội.
3.2. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Nhà nước có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị. Bởi vì, quyền lực chính trị bao giờ cũng thể hiện tập trung ở quyền lực nhà nước, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị về căn bản luôn phải dựa trên cơ sở của pháp luật do nhà nước ban hành, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh và hiệu lực quản lý nhà nước.
Nhà nước là một bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị nhưng nó luôn đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống đó và giữ vai trò quan trọng, là công cụ để thực hiện quyền lực nhân dân, giữ gìn trật tự kỷ cương và đảm bảo công bằng xã hội.
So với các tổ chức thành viên khác của hệ thống chinh trị, Nhà nước có những dặc điểm, điều kiện (có thể gọi là ưu thế) sau đây:
– Nhà nước là đại diện chính thức của toàn bộ dân cư, là tổ chức rộng lớn nhất trong xã hội: Nhà nước quân lý tất cả công dân và cư dân trong phạm vi lãnh thổ của mình;
– Nhà nước có chủ quyền tối cao trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại, có bộ máy quyền lực và có sức mạnh để bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị và bảo vệ chế độ chính trị của Nhà nước;
– Nhà nước có pháp luật, công cụ có hiệu lực nhất để thiết lập trật tự ki cương, quản li mọi mặt đời sống xã hội;
– Nhà nước có đủ điều kiện và sức mạnh vật chất để tổ chức và thực hiện quyển lực chính trị, quản lí đất nước và xã hội, đồng thời Nhà nước còn có thể bảo trợ cho các tổ chức khác trong hệ thống chính trị để thực hiện các hoạt động của mình.
Hơn 70 năm xảy dựng và phát triển, Nhà nước ta luôn giữ vững vị trí trụ cột của hệ thống chính trị, phát huy vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Bên cạnh những ưu điểm và những thành tựu đã đạt dược, Nhà nước ta còn bộc lộ những khuyết điểm và yếu kém như: Tổ chức bộ máy công kềnh, nạn quan liêu, lãng phí, tham nhũng còn nghiêm trọng, việc thực hiện nguyên tác tập trung dân chủ còn hạn chế.
3.3. Tổ chức chính trị-xã hội.
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt nam định cư ở nước ngoài.
Với tính chất đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị. Điều 9 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chinh trị của chính quyền nhân dân”. Mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của Mặt trận là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần bảo vệ Tổ quốc.
– Công đoàn Việt Nam là tố chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động được thành lập trên cơ sở ty nguyện, là thành viên có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình được quy định tại Điều 10 Hiến pháp năm 2013, Công đoàn Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc đại diện cho người lao động, chăm lo bào vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tham gia quản li nhà nước, quân lí kinh tế- xã hội, tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn để liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Hội nông dân Việt Nam là tổ chức chinh trị – xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam, là thành viên có vị tri, vai trò quan trọng trong hệ thống chinh trị, thánh viên của Mật trận Tổ quốc Việt Nam. Trong phạm vi chức năng của mình, Hội nông dân Việt Nam tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chu, tich cực học tập năng cao trình độ, àng lực về mội mặt, đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đang, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc.
Ngoài ra còn có Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam,..
Từ khóa » đảng Chính Trị Việt Nam
-
Danh Sách đảng Phái Chính Trị Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chính Trị Việt Nam - Wikipedia
-
[DOC] A. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY I. Khái Niệm
-
Hệ Thống Chính Trị - Cổng Thông Tin điện Tử Chính Phủ
-
Hệ Thống Chính Trị Và Phương Thức Lãnh đạo Của đảng đối Với Hệ ...
-
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ CHÍNH ĐẢNG DUY NHẤT LÃNH ...
-
[PDF] HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ MỘT ĐẢNG NỔI TRỘI - GIÁ TRỊ THAM ...
-
Đảng Cộng Sản Việt Nam Cầm Quyền Là đạo đức, Là Văn Minh
-
Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Các Kỳ Đại Hội
-
Nâng Cao Năng Lực Cầm Quyền Của Đảng Cộng Sản Việt Nam đáp ...
-
Xây Dựng Đảng Trong Sạch, Vững Mạnh - Nhân Tố Quyết định Sự ổn ...
-
Đấu Tranh Chống âm Mưu đòi "chuyển đổi Thể Chế Chính Trị" ở Việt Nam
-
Nhà Nước Kiến Tạo Phát Triển Với đảng Chính Trị Và Các Tổ Chức Xã Hội ...