Tổ Chức Cưới Khi Nhà Có Tang - Ngôi Sao
Có thể bạn quan tâm
>> Những lưu ý khi tổ chức cưới lần hai>> Ứng phó với thời tiết khi cưới ngoài trời
Ảnh minh họa: Kimlephotography. |
Khi chuẩn bị cưới hỏi, các đôi uyên ương thường lo ngại nhất nếu gia đình có người mới qua điều, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuẩn bị và kế hoạch cưới xin. Đám hiếu là điều diễn ra bất ngờ nên đa số tâm lý các cô dâu chú rể đều lúng túng, không biết cách xoay sở ra sao. Khi gặp điều không may này, điều đầu tiên đôi uyên ương nên làm là bình tĩnh, bàn bạc cùng hai bên gia đình để có cách giải sắp xếp trọn vẹn nhất.
* Với đám hiếu là người ruột thịt như ông bà, cha mẹ, anh em
Theo quan niệm truyền thống, khi nhà đang có tang, điều kiêng kỵ nhất là tổ chức những cuộc vui, trong đó đám cưới là việc hỷ sự, nên đa số đều phải hoãn lại, chờ đến khi mãn tang mới được tiến hành. Nếu gia đình nào sắp có đám cưới cưới nhưng lại có tang là người ruột thịt trong gia đình, việc cưới xin sẽ phải lùi lại ít nhất là sang năm mới, thậm chí nếu là tang bố mẹ thì phải hoãn tới 3 năm. Vì nhiều người cho rằng, tổ chức cưới cùng năm có tang sẽ mang đến những điều không may mắn cho đôi uyên ương.
Cũng vì điều kiêng kỵ này mà nhiều gia đình áp dụng hình thức "cưới chạy tang". Lúc đó, nếu trong nhà có người ốm sắp mất, hoặc có người mới mất nhưng chưa phát tang thì nhà trai sẽ lập tức mang lễ vật sang nhà gái xin hỏi cưới. Lễ ăn hỏi và đám cưới sẽ diễn ra nhanh gọn và không mời nhiều bạn bè mà chỉ diễn ra trong nội bộ gia đình.
Hiện nay, tư duy kiêng kỵ cũng dần thoáng hơn và việc tổ chức đám cưới khi nhà mới đang có đám hiếu cũng vì thế mà không khắt khe như cũ. Với cô dâu chú rể gặp đám tang là người ruột thịt, cách giải quyết có thể vẫn giữ nguyên lịch trình tổ chức cưới, nhưng cũng phải làm nhanh gọn.
Ví dụ, nếu cô dâu có ông ngoại hoặc bà ngoại mới mất, thì đám cưới chủ yếu sẽ diễn ra ở nhà trai, nhà gái không tổ chức rầm rộ, mà chỉ làm lễ thắp hương gia tiên đơn giản. Lúc này cha mẹ, họ hàng của cô dâu vẫn được tham dự lễ ăn hỏi diễn ra tại nhà gái, nhưng tới lễ thành hôn, mở tiệc đãi khách, phía nhà ngoại của cô dâu không được góp mặt mà chỉ cử 1 - 2 đại diện tới giao tiếp với nhà trai.
Trong lễ thành hôn, bố mẹ cô dâu và họ nhà ngoại của cô dâu sẽ không được đưa con gái về nhà chồng mà phải nhờ tới những người họ hàng bên nội, anh em ruột của bố cô dâu ra mặt để làm lễ với nhà trai. Tóm lại, những người có mối quan hệ liên quan họ hàng, ruột thịt tới người mới mất sẽ không được tham dự vào lễ cưới của đôi uyên ương.
Khi mở tiệc đãi khách tại khách sạn, nhà ngoại của cô dâu cũng vì có tang mà không được mời khách tới dự đám cưới rộng rãi, chỉ mời những người đặc biệt thân thiết. Khi tổ chức lễ thành hôn trên hội trường, bố mẹ cô dâu không được lên trên sân khấu hay phát biểu trong lễ cưới như kịch bản thường thấy. Vì bố mẹ cô dâu không thể xuất hiện nên để cân đối, bố mẹ chú rể cũng không lên sân khấu mà chỉ có cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ kết hôn trong sự chứng kiến của người thân, bạn bè. Sau khi nghi lễ kết thúc, MC có thể mời bố mẹ hai bên lên tặng quà cho đôi uyên ương mới và bố mẹ cô dâu phải nhanh chóng lui về hậu trường.
Tương tự, nếu gia đình nhà trai có tang thì số lượng thành viên nhà trai sang nhà gái làm lễ ăn hỏi, đón dâu phải rút gọn, chỉ để các đại diện cần thiết và hạn chế tối đa những người có quan hệ gần nhất với người đã qua đời. Ví dụ nếu bà ngoại của chú rể mất, thì trong đám cưới, mẹ và các dì, các bác bên nhà ngoại của chú rể không được tham dự đám cưới. Lúc này các đại biểu của nhà trai phải là bố cùng cô dì chú bác trong họ nội của chú rể.
Trong trường hợp nhà có tang là anh chị em ruột của cô dâu chú rể, quan niệm kiêng kỵ và cách giải quyết vẫn diễn ra tương tự. Tuy nhiên nếu đôi uyên ương có cha hoặc mẹ mới mất, thì phải tùy thuộc vào sự bàn bạc sắp xếp của hai nhà mà hoãn đám cưới hay cố gắng sắp xếp để tổ chức cưới như kế hoạch đã định.
* Với đám hiếu là họ hàng như cô dì chú bác, anh chị em họ
Trong trường hợp gia đình cô dâu chú rể có tang là người họ hàng trong dòng tộc thì việc tổ chức cưới sẽ không quá khắt khe như khi gặp đám tang của người thân ruột thịt. Lưu ý quan trọng vẫn là những người có liên quan tới người mới mất sẽ không được góp mặt trong đám cưới.
Sau mỗi khi lễ ăn hỏi và lễ cưới diễn ra, cô dâu chú rể nên chuẩn bị thêm một khay đồ lễ để mang tới thắp hương, tỏ lòng thành kính với người mới qua đời. Đồng thời đây cũng là dịp báo cáo lại công việc cưới xin với những thành viên của gia đình không được góp mặt trong ngày vui của đôi uyên ương. Với cách xử lý khéo léo thì dù trong gia đình có việc không hay, đám cưới của cô dâu chú rể vẫn sẽ diễn ra suôn sẻ, như ý muốn.
Linh Phạm
Từ khóa » để Tang Bao Lâu Mới được Cưới
-
CÓ NÊN CƯỚI TRONG KHI NHÀ CÓ TANG HAY KHÔNG?
-
Ông Nội Mất Bao Lâu Thì Cưới được - Học Tốt
-
Nhà Có Tang Sau Bao Lâu Mới được Cưới - Tang Lễ
-
Nhà Có Tang (người Mới Mất) Có Nên Làm đám Cưới Không? Và Khi ...
-
Để Tang Bao Lâu Thì Cưới - Blog Của Thư
-
Gia đình Có Tang Sau Bao Lâu Thì được Cưới
-
Xả Tang Sớm để Cưới Có Sao Không? - Tang Lễ Hà Nội
-
Top 15 để Tang Bao Lâu Mới được Cưới
-
Các Cụ Giúp Em Với Nhà Có Tang ông Bà Nội Bao Lâu Thì được Cưới ạ!
-
Nhà Có Tang Kiêng đi đám Cưới Trong Bao Lâu - Thả Rông
-
Cưới Sau đám Tang Như Thế Nào ? - Webtretho
-
Gia đình Có Tang, Phải Kiêng Sau Bao Lâu Thì được Cưới - Webtretho
-
Xả Tang Là Gì? Thời Gian để Tang Là Bao Lâu? - Tháp Long Thọ
-
Tổ Chức Cưới Xin Thế Nào Khi Nhà Vừa Có Tang ông - VnExpress
-
12 Điều Kiêng Kỵ Trong Lễ Cưới Mà Ai Cũng Cần Phải Biết
-
Nhà Có Người Mất Bao Lâu Mới được Cưới
-
Nhà Có Tang Sau Bao Lâu Mới được Quan Hệ?