Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO)

UNESCO hiện có 191 quốc gia thành viên. Trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp, với hơn 50 văn phòng và các trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới.Một trong các dự án của UNESCO là duy trì danh sách các di sản thế giới.

Chức năng

UNESCO có 3 chức năng hoạt động chính phục vụ cho mục đích của tổ chức, bao gồm:

1. Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh;

2. Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hoá bằng cách:

- Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước;

- Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội.

- Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do;

1.Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức bằng cách:

- Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học, khuyến nghị với các nước hữu quan về các Công ước quốc tế cần thiết;

- Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hoá kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật,dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp.

Cơ cấu

UNESCO được tổ chức với một Đại hội đồng, một Hội đồng Chấp hành và một Ban Thư ký. Đại hội đồng gồm các đại diện của các nước thành viên UNESCO (mỗi nước thành viên được chọn cử 5 đại biểu). Hội đồng Chấp hành gồm các ủy viên được Đại hội đồng bầu ra trong số các đại biểu được các nước thành viên chọn cử; mỗi ủy viên của Hội đồng Chấp hành đại diện cho Chính phủ nước mình. Ban Thư ký UNESCO gồm có Tổng giám đốc và số nhân viên được thừa nhận là cần thiết. Tổng giám đốc do Hội đồng Chấp hành đề nghị và Đại hội đồng bầu cử (nhiệm kỳ 6 năm) với những điều kiện được Đại hội đồng chấp nhận. Tổng giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO.

Hiện UNESCO có 191 quốc gia là thành viên và 6 thành viên liên kết (2004). Các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc có quyền gia nhập UNESCO; còn các quốc gia khác có thể được chấp nhận nếu được Hội đồng chấp hành giới thiệu và được Đại hội đồng biểu quyết với đa số hai phần ba thành viên có mặt tán thành. Việt Nam là thành viên từ năm 1976. Tổ chức này đã giúp Việt Nam đào tạo cán bộ; cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất cho ngành văn hóa, giáo dục, khoa học và thông tin; khôi phục bảo tồn các di sản văn hóa (như di tích Huế, phố cổ Hội An, vịnh Hạ Long…).

Các quốc gia thành viên thường thành lập một tổ chức đại diện cho UNESCO ở nước mình, tùy điều kiện cụ thể. Phổ biến hiện nay là Ủy ban quốc gia UNESCO, trong đó có đại diện của Chính phủ và của các ngành giáo dục, khoa học, văn hoá và thông tin. Tuy có đại diện tại từng quốc gia, phương châm hoạt động của UNESCO là không can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia. Ủy ban quốc gia UNESCO làm nhiệm vụ cố vấn cho đoàn đại biểu nước mình ở Đại hội đồng và cho Chính phủ trong các vấn đề liên quan đến UNESCO. Ủy ban này thường gồm đại diện các vụ, cục, các bộ, các cơ quan và tổ chức khác quan tâm đến các vấn đề giáo dục, khoa học, văn hoá và thông tin, các nhân vật độc lập tiêu biểu cho các giới liên quan. Nó cũng có thể bao gồm Ban chấp hành thường trực, các cơ quan phối hợp, các tiểu ban và các cơ quan phụ cần thiết khác.

Lịch sử

UNESCO được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1945 với việc ký kết Công ước thành lập của UNESCO. Ngày 4 tháng 11 năm 1946, Công ước này được chính thức có hiệu lực với 20 quốc gia công nhận: Úc, Brasil, Canada, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Cộng hòa Dominica, Ai Cập, Pháp, Hy Lạp, Ấn Độ, Li Băng, Mexico, New Zealand, Na Uy, Các tiểu vương quốc Ả Rập, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc AnhHoa Kỳ.

Những năm 19701980, UNESCO là trung tâm của một tranh cãi, trong đó, Hoa KỳAnh cho rằng đây là một diễn đàn để các nước theo chủ nghĩa cộng sảnthế giới thứ ba chống lại phương Tây. Hoa Kỳ và Anh lần lượt rút khỏi Tổ chức này vào năm 19841985. Sau đó, Anh và Hoa Kỳ lại tham gia Tổ chức này lần lượt vào các năm 19972003.

Những năm cuối thập kỷ 1990, UNESCO đã thực hiện một số cải cách trong tổ chức, như cắt giảm nhân lực và số đơn vị. Số văn phòng giảm từ 79 (năm 1999) xuống 52 (hiện nay).

VT (biên soạn theo Từ điển bách khoa Việt Nam)

Từ khóa » Tổ Chức Unesco Là Gì