Tổ Chức Là Gì? Tổng Quan Về Tổ Chức Và Thông Tin Bạn Cần Biết

1. Định nghĩa thuật ngữ “Tổ chức là gì?”

Tổ chức là gì? Có rất nhiều khái niệm cũng như định nghĩa về thuật ngữ này. Theo thông tin từ bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia, tổ chức có thể được hiểu là việc tổ chức và thực hiện các hoạt động để xác định cơ cấu cũng như nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm người cụ thể và ủy quyền cho một người có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất để thực hiện nhiệm vụ đó. Và đó chính là một tổ chức.

Tổ chức là gì?
Tổ chức là gì?

Còn tổ chức trong lĩnh vực triết học thì có thể được định nghĩa như sau: “Tổ chức chính là cơ cấu tồn tại của sự vật. Mọi sự vật sẽ không thể tồn tại nếu như không có sự liên kết nhất định của các yếu tố thuộc nội dung. Vì thế, tổ chức chính là thuộc tính của bản thân các sự vật.”

Với định nghĩa về tổ chức trong triết học thì ta có thể hiểu tổ chức chính là thái dương hệ, thế giới con người, hay trái đất,...

Trong ngành nhân học tổ chức được xuất hiện ngay từ thời điểm mà con người xuất hiện. Khi ấy gọi là tổ chức xã hội loài người. Qua đó, nhân loại phát triển thì tổ chức cũng có những bước phát triển và được hoàn thiện theo. Từ đây, ta có thể hiểu tổ chức chính là một tập thể các cá nhân con người, được tập hợp lại với nhau để có thể cùng thực hiện một nhiệm vụ hay mục tiêu chung nào đó. 

Một ví dụ về việc sắp xếp theo cách mà ngành nhân học định nghĩa, có thể là một trường học, một cơ quan hoặc một công ty nào đó,...

Định nghĩa ra sao?
Định nghĩa ra sao?

Đối với một lĩnh vực khác nhau thì việc giải thích về khái niệm hay định nghĩa về tổ chức lại có những quan điểm riêng. Thế nhưng, một cách đơn giản và chung nhất thì tổ chức chính là một tập hợp của rất nhiều người, thực hiện những công việc nhằm hướng tới sự hiệu quả cũng như hoàn thành được các mục tiêu chung đã đặt ra trước đó. Tổ chức chính là tập thể có mục tiêu, nhiệm vụ chung đã được xác định từ trước. 

Tìm hiểu thêm: Tổ chức xã hội là gì? Bạn đã nghe nhiều nhưng đã thực sự hiểu?

2. Tổ chức được phân loại như thế nào?

Việc phân loại các tổ chức cung khá đa dạng. Dưới đây sẽ là các loại tổ chức mà khi nghe tới các bạn sẽ cảm thấy khá quen thuộc.

2.1. Loại 1: Tổ chức công và tổ chức tư

Với định nghĩa về tổ chức công và tổ chức tư thì dựa trên góc độ tiếp cận khác nhau mà việc giải thích hai thuật ngữ này cũng có sự khác nhau.

Phân loại tổ chức
Phân loại tổ chức

- Dựa theo chế độ sở hữu:

+ Tổ chức công chính là tổ chức do Nhà nước quản lý hoặc có thể là không có người cụ thể làm chủ sở hữu. Ví dụ như trường học, các bệnh viện công hay các tổ chức xã hội, đoàn thể,...

+ Tổ chức tư chính là tổ chức có chủ sở hữu cụ thể, có thể là một người hay nhóm người. Ví dụ như các bệnh viện tư, các công ty, doanh nghiệp tư nhân,...

- Dựa theo sản phẩm, dịch vụ được tạo ra

+ Tổ chức công là tổ chức mà các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra mà người sử dụng sẽ không cần phải thực hiện các hành vi cạnh tranh để có thể sử dụng.

+ Tổ chức tư là tổ chức mà các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra sử dụng cho mục đích đem lại lợi ích cá nhân.

Việc làm dịch vụ

2.2. Loại 2: Tổ chức vì lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận

Về cơ bản, mỗi một tổ chức được tạo ra đều có những mục tiêu hoạt động riêng biệt. Vì thế, tổ chức vì lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận được xem là 2 hình thái của cách phân chia này.

Gồm 3 loại
Gồm 3 loại

+ Tổ chức vì lợi nhuận là tổ chức được tạo ra nhằm hướng tới mục tiêu chung là lợi nhuận. Vì thế, làm thế nào để có thể tạo ra lợi nhuận, nâng cao doanh số sẽ là những điều mà họ quan tâm nhất ở tổ chức này. 

+ Tổ chức phi lợi nhuận là tổ chức hoạt động hướng tới mục tiêu chung là vì cộng đồng. Ở tổ chức này, lợi nhuận không được xem là yếu tố chính để đánh giá sự phát triển. Thay vào đó chính là các hoạt động, cũng như sự hỗ trợ với cộng đồng ra sao.

2.3. Loại 3: Tổ chức chính thức và tổ chức phi chính thức

Theo như tính chất của mối quan hệ thì tổ chức sẽ được chia thành tổ chức chính thức và tổ chức phi chính thức.

- Tổ chức chính thức sẽ là những tổ chức mang các đặc điểm cơ bản như sau:

+ Mỗi một thành viên trong tổ chức đều được xác định một cách rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền cụ thể.

+ Có cơ cấu được thể hiện thông qua sơ đồ với mối liên hệ rõ ràng, cụ thể.

+ Hoạt động với việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dựa trên sự tuân thủ pháp luật.

Chia thành các hình thức cụ thể
Chia thành các hình thức cụ thể

- Tổ chức phi chính thức là những tổ chức không có các đặc điểm kể trên. Loại tổ chức này có thể được hình thành dựa trên mối quan hệ của những cá nhân và tồn tại ở bên trong tổ chức chính thức do có cùng mục tiêu hoạt động. 

Về cơ bản thì đây là những loại tổ chức phổ biến hiện nay mà các bạn có thể bắt gặp. Mỗi loại tổ chức sẽ có những mục tiêu, định hướng phát triển. Và vì thế mà việc hình thành tổ chức sẽ dựa trên mục tiêu để lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp nhất.

3. Những đặc trưng chung của tổ chức là gì?

Ngày nay, dù tổ chức có thể khác nhau về mục tiêu, chức năng hay nhiệm vụ, nhưng về cơ bản thì mỗi tổ chức đều sẽ có những đặc điểm, đặc trưng cơ bản của loại hình tổ chức đó.

- Có mục đích chung rõ ràng

Tổ chức mặc dù là một tập hợp các cá nhân thế nhưng, lại không mang mục đích tự thân. Thay vào đó, tổ chức sẽ có một mục tiêu chung nhất định mà các cá nhân trong đó cùng hướng đến. Đây được xem là yếu tố mang tính cơ bản nhất của một tổ chức.

- Là sự nỗ lực của các cá nhân

Đặc trưng của tổ chức
Đặc trưng của tổ chức

Khi các cá nhân quyết định tham gia vào một tổ chức thì mọi hành động được thực hiện đều hướng tới việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Vì thế, tổ chức sẽ là sự kết hợp những nỗ lực của các cá nhân để thực hiện mục tiêu đã được đặt ra trước đó.

- Đem lại những giá trị cho cộng đồng

Dù là tổ chức gì đi chăng nữa thì tổ chức vẫn luôn cung cấp và mang đến các giá trị thiết thực cho cộng đồng. Đó có thể là các sản phẩm, dịch vụ vô hình hay hữu hình và cho đến cùng thì cộng đồng sẽ nhận được những giá trị đó.

- Là một tổ chức mở

Tổ chức tồn tại đều cần có sự tương tác với môi trường xung quanh để có thể thu hút được nguồn nhân lực cũng như tạo ra được các giá trị nhất định cho cộng đồng, hay nói cách khác là thực hiện mục tiêu được đặt ra.

- Đều được quản lý

Tổ chức là một hệ thống có sự phân hóa về quyền lực. Tức là sẽ có người đứng đầu và có quyền đưa ra quyết định quản lý cuối cùng, những thành viên còn lại sẽ phải thực hiện và tuân theo quyết định đó. Dẫn chứng lớn nhất chính là các vị trí quản lý trong mỗi tổ chức hiện nay. 

Có sự quản lý
Có sự quản lý

Việc không rõ ràng về thứ bậc trong quyền lực của tổ chức sẽ dẫn đến các vấn đề quyết định trong công việc trở nên khó khăn hơn. Nội bộ sẽ trở nên mất đoàn kết và khó để thống nhất hơn rất nhiều.

Tham khảo thêm: Organizational Structure là gìCơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp như thế nào

4. Bài học về tổ chức trong xã hội ngày này

Xã hội loài người là một tổ chức lớn nhất, và trong đó chia ra các tổ chức nhỏ hơn thực hiện những mục đích riêng. Thế nhưng, suy cho cùng thì những mục đích đó, khi tập hợp lại chính là hướng tới sự phát triển của nhân loại trong tương lai. 

Một tổ chức, cần có một người đứng đầu để có thể quản lý và quyết định được những vấn đề cần phải thống nhất trong tổ chức. Và đây sẽ là người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của tổ chức ra sao. Nếu như một tổ chức mất đi người đứng đầu thì mỗi cá nhân còn lại sẽ mất đi định hướng chung, bản tính cá nhân được trỗi dậy và điều này sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường khi không có một sự đoàn kết nào tồn tại.

Bài học tổ chức
Bài học tổ chức

Ví dụ như một tổ chức doanh nghiệp, nếu không có sự thống nhất thì việc phát triển sẽ rất khó khăn. Hay trong lịch sử, nếu dân tộc Việt Nam không đoàn kết và thống nhất thì sẽ không có đất nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam như ngày nay,... Điều này nhằm phản ánh về sự đoàn kết, thống nhất trong tổ chức là yếu tố cốt lõi để tổ chức hoạt động và phát triển. Từ đó chính là sự phát triển chung của toàn nhân loại dựa trên sự đi lên của các tổ chức.

Trên đây là những thông tin về tổ chức. Mong rằng, qua đây các bạn đã hiểu tổ chức là gì và các đặc trưng của tổ chức hiện nay như thế nào.

Từ khóa » Tổ Chức Là Gì Cho Ví Dụ