Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp - Luật Hoàng Anh

Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh luôn phải tự thân vận động để có thể đáp ứng được những yêu cầu thực tế của thị trường. Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp thường gặp phải đó việc cơ cấu, tổ chức lại doanh nghiệp. Tùy vào điều kiện kinh doanh thực tế mà mỗi doanh nghiệp có những lựa chọn khác nhau cho việc tổ chức lại doanh nghiệp. Vậy tổ chức lại doanh nghiệp là gì? Tại sao doanh nghiệp phải tiến hành tổ chức lại, pháp luật có quy định như thế nào về việc tỏ chức lại doanh nghiệp?

Tổ chức lại doanh nghiệp có thể hiểu theo cách chung nhất đó là việc một doanh nghiệp hoặc giữa một số doanh nghiệp tiến hành tái cấu trúc lại doanh nghiệp trên cơ sở chia, tách, hợp nhất, chuyển đổi doanh nghiệp. Pháp luật doanh nghiệp đã có những quy định đối với các hoạt động này, việc tổ chức lại doanh nghiệp là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho công ty phát triển thuận lợi hiệu quả và đa dạng.

Các đặc điểm pháp lý của việc tổ chức lại doanh nghiệp.

Thứ nhất, về đối tượng. Đối tượng được tổ chức lại là doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp trước và sau khi diễn ra hoạt động tổ chức lại.

Thứ hai, về nguyên tắc. Luật doanh nghiệp 2020 không quy định việc doanh nghiệp phải chia tách thành các doanh nghiệp cùng loại hay chỉ các doanh nghiệp cùng loại mới chỉ được hợp nhất, sáp nhập. Song cả bốn hình thức tổ chức lại doanh nghiệp chỉ được thực hiện đối với công ty, chứ không được thực hiện đối với doanh nghiệp tư nhân. Bởi doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một chủ sở hữu không có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm vô hạn do đó doanh nghiệp tư nhân không thể chia tách thành nhiều doanh nghiệp hay hợp nhất, sáp nhập nhiều doanh nghiệp thành một doanh nghiệp tư nhân được.

Thứ ba, về hậu quả pháp lý. Với tính chất làm thay đổi tư cách pháp lý, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp do đó việc tổ chức lại doanh nhiệp có đặc trưng là sự kế thừa chuyển giao quyền và nghĩa vụ pháp lý của các doanh nghiệp tham gia tổ chức lại. Có thể hiểu tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động diễn ra giữa nội bộ các doanh nghiệp liên quan và ít ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ với các đối tác bởi cơ chế chuyển giao quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi tiến hành tổ chức lại. Tổ chức lại doanh nghiệp sẽ làm chấm dứt tư cách pháp lý của doanh nghiệp đối với các danh nghiệ bị chia, doanh nghiệp bị tách, doanh nghiệp bị chuyển đổi,…

Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp quy định việc tổ chức lại doanh nghiệp được tiến hành dưới các hình thức gồm có: chia, tách, sáp nhập hợp nhất và chuyển đổi doanh nghiệp.

  • Chia doanh nghiệp: Chia doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp theo đó một doanh nghiệp được chia thành hai hay nhiều doanh nghiệp mới. Doanh nghiệp mới được thành lập sẽ là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị chia. Pháp luật doanh nghiệp hiện hành quy định việc chia doanh nghiệp áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Thủ tục chia doanh nghiệp được tiến hành theo điều 198 Luật doanh nghiệp 2020. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị chia được chuyển giao từ doanh nghiệp bị chia sáng cho các doanh nghiệp mới.
  • Tách doanh nghiệp: Là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo đó một doanh nghiệp được tách thành hai hay nhiều doanh nghiệp mà không chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị tách. Doanh nghiệp có thể được tách bằng cách chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ vốn góp của một hoặc một số thành vên cùng với tài sản tương ứng giá trị vốn góp của họ được chuyển sang cho công ty mới. Sau khi đăng kí doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
  • Hợp nhất doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo đó hai hay nhiều doanh nghiệp cùng hợp nhất thành một công ty mới bằng cách chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ tài sản sang cho doanh nghiệp hợp nhất, đồng thời làm chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Việc hợp nhất doanh nghiệp được tiến hành trên cơ sở đàm phán, thỏa thuận và thống nhất về các nội dung liên quan đến doanh nghiệp được hợp nhất. Thủ tục tiến hành hợp nhất doanh nghiệp được quy định tại điều 200 Luật doanh nghiệp 2020. Doanh nghiệp hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp đồng thời phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị hợp nhất.
  • Sáp nhập doanh nghiệp là một trong các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo đó một hoặc một số doanh nghiệp có thể được sáp nhập vào một doanh nghiệp bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang doanh nghiệp sáp nhập đồng thời làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Cũng giống như hợp nhấ,t sáp nhập doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế dẫn đến khả năng chiếm lĩnh cạnh tranh thị trường với tỉ lệ lớn của doanh nghiệp sáp nhập. Do đó, khi tiến hành sáp nhập doanh nghiệp các chủ sở hữu cần lưu ý tơi các quy định của pháp luật cạnh tranh.
  • Chuyển đổi doanh nghiệp: Chuyển đổi doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác trong sự tồn tại liên tục của doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu chuyển đổi cũng như mục đích chuyển đổi mà pháp luật đã hiện hành có những quy định về phạm vi và các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp. Việc chuyển đổi doanh nghiệp có thể giữ nguyên tính chất sở hữu hoặc dẫn đến thay đổi về sở hữu trong doanh nghiệp.

Như vậy, tùy vào tình hình hoạt động kinh doanh thực tế và mục đích mà doanh nghiệp có thể được tổ chức lại nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp.Việc tổ chức lại doanh nghiệp có thể được tiến hành bằng một trong các hình thức sau: chia, tách, hợp nhất, sát nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp. Mặc dù, pháp luật cho phép các doanh nghiệp được tiến hành tổ chức lại, song khi tổ chức lại doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cơ sở pháp lý: doanh nghiệp khi tiến hành tổ chức lại phải được tiến hành theo quy định của pháp luật mới được coi là hợp pháp. Luật doanh nghiệp 2020 chỉ có quy định về việc tách, chia, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Các loại hình doanh nghiệp khác luật không có quy định do đó các loại hình doanh nghiệp này không được tiến hành tổ chức lại doanh nghiệp theo hình thức chia, tách, sáp nhập, hợp nhất.
  • Hậu quả pháp lý : Theo luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2020 NĐ-CP quy định đối với doanh nghiệp bị chia, hợp nhất hoặc chuyển đổi sẽ chấm dứt sự tồn tại kể từ thời điểm doanh nghiệp mới được thành lập. Việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp hình thức tập trung kinh tế nên có thể sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp có thể chiếm thị phần lớn trên thị trường do đó khi tổ chức lại doanh nghiệp ngoài việc tuân thủ các quy định của luật doanh nghiệp, các công ty cần tuân thủ các quy định của pháp luật khác có liên quan đặc biệt là pháp luật về cạnh tranh.
  • Bên cạnh việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong nội bộ giữa các doanh nghiệp tiến hành tổ chức lại thì doanh nghiệp cần phải hoàn thành các nghĩa vụ đối với các cơ quan nhà nước đặc biệt là cơ quan thuế.

Luật Hoàng Anh

Từ khóa » Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Không Phải Là Việc