Tổ Chức Xã Hội Là Gì? Các Quy định Về Tổ Chức Xã Hội?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Tổ chức xã hội là gì?
- 2 2. Ðặc điểm của các tổ chức xã hội:
- 3 3. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội:
- 4 4. Quy chế pháp lý của tổ chức xã hội:
1. Tổ chức xã hội là gì?
– Tổ chức xã hội là tổ chức tự nguyện của nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tự quản, là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, được hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước, nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên.
– Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội là tổng thể các quy chế của pháp luật về tổ chức xã hội (bao gồm: quyền, nghĩa vụ cà bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội). Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội là hần quan trọng nhất trong quy chế pháp lý hành chính của chúng.
2. Ðặc điểm của các tổ chức xã hội:
Thứ nhất: Các tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của người lao động vì những mục đích nhất định. Ðó là những tổ chức tập hợp những thành viên của mình dựa vào những đặc điểm nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính …
Thứ hai: Mỗi tổ chức xã hội là tập hợp những thành viên có cùng chung một dấu hiệu, đặc điểm. Họ liên kết lại với nhau để tìm tiếng nói chung và bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ.
Thứ ba: Khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước các tổ chức xã hội nhân danh tổ chức mình chứ không phải nhân danh nhà nước. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước. Quyết định của các tổ chức xã hội chỉ có hiệu lực đối với các thành viên của mình, không có hiệu lực đối với những người ngoài tổ chức đó, trừ một số trường hợp do qui định của pháp luật.
Thứ tư: Các tổ chức xã hội có thể là chủ thể của quản lý nhà nước nhưng không phải là chủ thể mặc nhiên.
Thứ năm: Các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng nên hoặc theo các quy định của nhà nước.
Thứ sáu: Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức xã hội là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là nguyên tắc ” quyền lực – phục tùng” như trong các cơ quan nhà nước.
Thứ bảy: Các tổ chức xã hội hoạt động có mục đích chung là giáo dục ý thức pháp luật cho các thành viên để họ sống và làm việc theo pháp luật. Ðồng thời, hoạt động của các tổ chức xã hội còn nhằm đến mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các thành viên trong tổ chức. Khi có những hành vi xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong tổ chức hay những người lao động khác thì các tổ chức xã hội có thể tạo ra dư luận xã hội rộng rãi để phản đối những hành vi vi phạm đó, đồng thời yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, khôi phục lại những lợi ích mà các thành viên trong tổ chức hay người lao động đã bị xâm hại.
Ngoài ra, cũng có một số tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động nhằm thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa- xã hội của các thành viên hoặc để tăng gia sản xuất. Các tổ chức xã hội cũng có thể làm kinh tế từ những hoạt động văn hóa thể thao, kinh doanh nhưng đây không phải là mục đích hoạt động chính của các tổ chức này.
3. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội:
Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội được quy định ở những văn bản pháp luật khác nhau mang tính chất pháp lý khác với những quyền và nghĩa vụ được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội. Cụ thể là các quyền và nghĩa vụ như sau:
– Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội trong mối quan hệ với nhà nước: nhà nước và các tổ chức xã hội có mỗi quan hệ giúp đỡ nhau trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển.
– Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội trong lĩnh vực xây dựng văn bản pháp luật: mặt trận tổ chức thành viên của mặt trận có quyền trình dự án luật, các tổ chức xã hội còn có thể tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo mặt trận, hơn nữa các cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội còn được phối hợp với Ủy ban thường vụ quốc hội và Chính phủ để được ban hành nghị quyết liên tịch.
– Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội trong lĩnh vực thực hiện pháp luật: tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ chung của các tổ chức xã hội; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật là cách để tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật.
4. Quy chế pháp lý của tổ chức xã hội:
Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội là tổng thể các quy định của pháp luật về tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà nước.
Các quy chế:
Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước.
– Nhà nước với các tổ chức xã hội:
+ Cho phép hay bác bỏ đề nghị thành lập tổ chức xã hội;
+ Chấm dứt hoạt động của các tổ chức xã hội khi có những căn cứ xác định.
– Các tổ chức xã hội với nhà nước:
Đảng lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo xã hội: Các tổ chức xã hội khác chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển;
Được cơ quan nhà nước đảm bảo về pháp lý cho sự tồn tại và phát triển;
Có thể được nhận sự giúp đỡ về tài chính như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ.
Được đề cử giới thiệu thành viên của tổ chức mình tham gia vào các vị trí trong cơ quan nhà nước như ĐCSVN, Đoàn TNCS HCM…
Đặc biệt, Mặt trận tổ quốc Việt Nam có vai trò quan trọng trọng việc giới thiệu, bầu cử, tổ chức bầu cử các thành viên trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội).
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực xây dựng pháp luật.
– Các tổ chức xã hội có quyền đóng góp ý kiến cho các dự thảo pháp luật của nhà nước.
Mục đích: chỉ ra những khiếm khuyết trong các dự án này; thay mặt những thành viên trong tổ chức xã hội phản ánh những tâm tư, nguyện vọng chính đáng để nhà nước xem xét khi xây dựng, hoàn thiện pháp luật.
Ý nghĩa: đảm bảo mở rộng dân chủ, giảm bớt những sai lầm, thiếu xót trong hoạt động ban hành pháp luật; tăng cường tính khả thi của pháp luật; góp phần làm cho pháp luật được thực hiện tốt hơn trong thực tế.
– Cùng với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật liên tịch. Ví dụ: Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động và các chính sách xã hội khác.
– Một số tổ chức xã hội được trao quyền trình dự án luật.
Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực thực hiện pháp luật.
– Quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi có liên quan đến mình;
– Tham gia giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội;
Quyền và nghĩa vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đối với thành viên trong tổ chức và đối với nhân dân lao động nói chung thông qua các phong trào quần chúng, sinh hoạt tập thể.
Từ khóa » Tổ Chức Là Gì Theo Quy định Của Pháp Luật
-
Trao đổi Một Số Vấn đề Về Xác định “tổ Chức” Hay “cá Nhân” Trong Xử ...
-
Phân Tích Các điều Kiện Của Pháp Nhân Theo Quy định Của Pháp Luật
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Tổ Chức Xã Hội
-
Điều Kiện để Một Tổ Chức được Công Nhận Là Pháp Nhân
-
Khái Niệm, Phân Loại Và Các đặc Trưng Cơ Bản Của Tổ Chức Từ Giác độ ...
-
Pháp Nhân Là Gì? Khi Nào Một Tổ Chức được Công Nhận Là Có Tư Cách ...
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? Những Quy định Của Pháp Luật Về ...
-
Những Tổ Chức, Cá Nhân Như Thế Nào Thì được Phép Tham Gia Hoạt ...
-
Pháp Nhân Là Gì? Quy định Về Tư Cách Pháp Nhân Cần Biết
-
Pháp Nhân Là Gì? Các điều Kiện để Có Tư Cách Pháp Nhân Theo Quy ...
-
Một Số Vấn đề Lý Luận Về Tổ Chức Thi Hành Pháp Luật[1]
-
Quy định Về Pháp Nhân Thương Mại Trong Pháp Luật Việt Nam
-
Pháp Nhân Là Gì? Tư Cách Pháp Nhân Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Chức Năng Nhiệm Vụ - Bộ Công Thương
-
Thành Lập Tổ Chức Có Tư Cách Pháp Nhân - Luật Việt An
-
Bản In - Trang Thông Tin điện Tử Sở Nội Vụ Tỉnh Quảng Bình
-
[PDF] Chuyên đề 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. BỘ ...
-
Định Nghĩa Về Pháp Nhân Và Tư Cách Pháp Nhân Của Doanh Nghiệp
-
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT Của Doanh Nghiệp Là Gì?