Tổ Chức Xã Hội Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Các Loại Tổ Chức Xã Hội

Mục lục bài viết

  • 1 1. Tổ chức xã hội là gì? 
  • 2 2. Đặc điểm của tổ chức xã hội:
  • 3 3. Phân loại tổ chức xã hội:
  • 4 4. Pháp nhân trong tổ chức xã hội:

1. Tổ chức xã hội là gì? 

– Tổ chức xã hội được xác định là một bộ phận, thành tố của cơ cấu xã hội trong hệ thống chính trị của nước ta. Mỗi loại tổ chức xã hội sẽ đóng vai trò trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, cũng như xây dựng và bảo vệ đất nước. Tổ chức xã hội ở đây được hiểu là một tập hợp liên kết giữa các cá nhân nhằm đạt được mục đích cụ thể, không nhằm mục đích lợi nhuận.

2. Đặc điểm của tổ chức xã hội:

Tổ chức xã hội đứng gia nhân danh cho tổ chức của mình trong việc tham gia thực hiện đối với những hoạt động như quản lý nhà nước. Trường hợp pháp luật có quy định thì tổ chức xã hội sẽ nhân danh Nhà nước trong việc hoạt động của tổ chức.

Các thành viên tham gia trong tổ chức xã hội hoạt động hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện và hoạt động dựa trên một mục đích chung hay đơn giản ở đây là họ thành lập dựa trên nguyên tắc cùng giai cấp, cùng công việc nghề nghiệp của mình.

Tổ chức xã hội đề ra các nguyên tắc hoạt động của tổ chức đó và điều lệ của tổ chức do chính các thành viên của tổ chức đó lập nên. Các nguyên tắc, điều lệ này được lập ra phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.

Không như các loại tổ chức khác thường thấy, điểm khác biệt cơ bản của tổ chức xã hội đó là việc hoạt động của tổ chức không vì mục đích lợi nhuận mà mục đích của tổ chức này là để bảo vệ các quyền cũng như những lợi ích của các thành viên trong tổ chức.

3. Phân loại tổ chức xã hội:

– Tổ chức chính trị:

Đây là loại tổ chức xã hội mà các thành viên trong tổ chức hoạt động cùng về hướng về một khuynh hướng chính trị cụ thể.

Thành viên tham gia trong tổ chức chính trị này là những người đại diện của cả một giai cấp hoặc là một lực lượng xã hội nên những thành viên trong tổ chức này là những người mà do được giai cấp hay lực lượng xã hội đó bầu lên.

Tổ chức chính trị được công khai và thừa nhận chỉ khi quyền lực nhà nước đặt ra ở đây là thuộc về một lực lượng nhất định.

Đối với tổ chức chính trị này thì nhiệm vụ đặt ra chủ yếu đó là việc giành chính quyền và giữ chính quyền.

Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì xác định rõ một điều rằng chỉ có duy nhất một tổ chức chính trị cầm quyền đó là Đảng cộng sản Việt Nam.

– Tổ chức chính trị xã hội:

Đây là một loại tổ chức chặt chẽ và được phân chia thành nhiều lớp để hoạt động hiệu quả.

Tổ chức chính trị xã hội thể hiện màu sắc đặc trưng đúng như cái tên của nó đó là màu sắc chính trị. Đứng ra đại diện để thể hiện ý chí đối với các tầng lớp trong xã hội đối với những công việc, hoạt động cụ thể của bộ máy Nhà nước.

Tổ chức chính trị xã hội góp phần trong việc bảo vệ, xây dựng cũng như đối với sự phát triển của đất nước.

Tổ chức hoạt động dựa trên nguyên tắc chính đó là nguyên tắc tập trung dân chủ, với hệ thống trải dài từ trung ương đến địa phương. Hoạt động theo điều lệ được lập tại hội nghị đại biểu các thành viên hoặc hội nghị toàn thể thông qua.

Các loại tổ chức chính trị xã hội hiện nay gồm có Công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội cứu chiến binh Việt Nam và Hội nông dân Việt Nam

– Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp:

Loại hình tổ chức này được thành lập dựa trên ý kiến, sáng kiến cũng như nhu cầu của cơ quan Nhà nước.

Đứng ra trợ giúp, hỗ trợ nhà nước trong việc giải quyết một số vướng mắc, vấn đề xã hội cụ thể.

Hoạt động theo hình thức, phương châm tự quản, không mang ý chí hay tính quyền lực chính trị, cơ cấu hình thức của tổ chức được tổ chức quyết định và mọi hoạt động hoàn toàn tự nguyện.

Được thành lập dựa trên những quy định của Nhà nước và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước.

– Tổ chức tự quản:

Đây cũng là một loại hình tổ chức hình thành dựa trên sáng kiến, quan điểm của Nhà nước. Cộng đồng dân cư trên một địa bàn cụ thể sẽ bầu ra tổ chức tự quản dưới những cái tên cụ thể như tổ dân phố, thôn hay tổ hòa giải cơ sở … nhằm quản lý những công việc cụ thể mang tính cộng đồng hoặc được Nhà nước ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ.

Được thành lập dựa trên những quy định của Nhà nước và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước.

Thực hiện nhiệm vụ tự quản trên phạm vi nhất định cụ thể các công việc tại địa phương mà không chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước.

– Nhóm tổ chức khác:

Hình thành trên cơ sở tên gọi các hội, cùng công việc, cùng sở thích hoặc một số điểm chung khác, thành lập dựa trên quyền tự do của công dân trong công tác lập và hoạt động đối với hội đó.

4. Pháp nhân trong tổ chức xã hội:

– Các tổ chức có tư cách pháp nhân gồm có tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp.

– Tổ chức chính trị có tư cách pháp nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của tổ chức mình.

– Được thành lập theo sự cấp phép, cho phép của cơ quan Nhà nước trong việc thành lập và hoạt động, Nhà nước công nhận đối với điều lệ công ty, hội viên là các cá nhân tự nguyện trong việc đóng góp tài sản hoặc những khoản hội phí của cá nhân đó trong việc hình thành khối tài sản chung đối với việc duy trì, hoạt động của hội trong  việc tham gia các quan hệ dân sự với tư cách là pháp nhân.

–  Trường hợp các tổ chức hoạt động dưới tư cách pháp nhân này chấm dứt hoạt động thì tài sản đó sẽ không được phân chia cho các hội viên theo công sức đóng góp hay theo quyết định của tổ chức mà sẽ phải phân chia theo quy định chung của pháp luật. Hội viên trong tổ chức không có trách nhiệm, hay nghĩa vụ về việc đem tài sản của họ ra để thực hiện những công việc cũng như nghĩa vụ chung của tổ chức mình.

– Điểm đáng lưu ý đó là không phải tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp nào cũng có tư cách pháp nhân mà chỉ những tổ chức có đầy đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và chịu sự chi phối, điều chỉnh theo Bộ luật dân sự 2015.

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào anh/ chị! Cho em hỏi đơn vị tổ chức chính trị: Đảng CSVN Tổ chức chính trị xã hội: Mặt trận tổ quốc; Công đoàn; Đoàn Thanh niên, Hội LH Phụ nữ; Hội Nông dân Tổ chức Xã hội – Nghề nghiệp: Đoàn Luật sư; Trọng tài kinh tế Vậy Tổ chức xã hội và tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp gồm những đơn vị nào? Phần kể tên trên em có sót không ạ? Mong được hồi âm sớm.

Luật sư tư vấn:

Luật sư tư vấn:

Tổ chức xã hội là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Là một hình thức tổ chức nhân dân tham gia quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội được hiểu là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức ở Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và điều lệ, không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

 Các tổ chức xã hội có những đặc điểm chung nhất định, phân biệt với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế. Các đặc điểm đó bao gồm:

– Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở thích….

– Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước.

– Các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật  và theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng.

– Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.

Thứ nhất, có 5 loại tổ chức xã hội ở Việt Nam là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, các tổ chức tự quản và tổ chức khác.

Tổ chức chính trị:

– Là tổ chức mà thành viên cùng hoạt động với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định.

– Chỉ được công khai thừa nhận nếu quyền lực nhà nước thuộc về một lực lượng nhất định.

– Thanh viên của tổ chức này là đại diện của một giai cấp hay một lực lượng xã hội nên phải bầu cử mới được gia nhập

– Nhiệm vụ chủ yếu là giành và giữ chính quyền

–  Nước Việt Nam có một tổ chức chính trị duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Tổ chức chính trị xã hội:

– Tổ chức mang màu sắc chính trị với vai trò là đại diện của các tầng lớp trong xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân.

– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và chia thành nhiều lớp hoạt động.

– Ở Việt Nam hiện có 6 tổ chức chính trị xã hội là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam và Hội cựu chiến binh Việt Nam.

Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp:

–  Thành lập theo sang kiến của nhà nước

–  Hình thành theo các quy định của nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước.

– Hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề xã hội

–  Hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện.

Tổ chức tự quản

– Thành lập theo sang kiến của nhà nước

– Hình thành theo quy định nhà nước và được quản lý bởi cơ quan nhà nước

– Thực hiện nhiệm vụ tự quản ở phạm vi nhất định các công việc mà nhà nước không trực tiếp quản lý.

ví dụ như tổ dân phố..

Tổ chức khác

Các hội được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích hoặc các dấu hiệu khác, được thành lập trên cơ sở quyền tự do lập hội của công dân ví dụ như hội người mù, các câu lạc bộ…  

Thứ hai, Điều 104 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp:

“1. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

2. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.

3. Trong trường hợp tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp chấm dứt hoạt động thì tài sản của tổ chức đó không được phân chia cho các hội viên mà phải được giải quyết theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đặc điểm: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ. Hội viên có thể bao gồm cả cá nhân và tổ chức, tài sản của loại tổ chức này được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp tự nguyện của các hội viên hoặc hội phí, nhằm phục vụ cho nhu cầu chung của hội viên và mục đích của tổ chức.

Chỉ các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thỏa mãn đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2015 mới trở thành tổ chức có tư cách pháp nhân và chịu sự điều chỉnh của các Khoản 2,3 của điều luật này. Pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp phải chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của mình như các pháp nhân nói chung.

Khoản 3 Điều 104 Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ nhằm xác định rõ tính chất độc lập trong việc gánh vác trách nhiệm dân sự của tổ chức này: có sự tách biệt rõ ràng giữa tài sản riêng của hội viên và tài sản của tổ chức; hội viên không có nghĩa vụ phải đem tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ dân sự của tổ chức. Như vậy, không có quy định đơn vị cụ thể nào được coi là tổ chức tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp.

Từ khóa » Tổ Chức Xã Hội Của Người Tinh Khôn Là Gì Trình Bày Các Khái Niệm Về Tổ Chức Xã Hội đó