Tổ Chức Y Tế Thế Giới Công Bố đại Dịch COVID-19
Có thể bạn quan tâm
Trong hai tuần qua, số trường hợp COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần và số quốc gia bị ảnh hưởng đã tăng gấp ba lần.Hiện có hơn 118.000 trường hợp ở 114 quốc gia và 4.291 người chết.Hàng nghìn người khác đang chiến đấu cho cuộc sống của họ trong bệnh viện.
Trong những ngày tuần tới, TCYTTGdự báo số trường hợp, số người chết và số quốc gia bị ảnh hưởng sẽcòn tiếp tục tăng cao hơn nữa.TCYTTG đã đánh giá dịch bệnhnày suốt ngày đêm và lo ngại sâu sắc cả về mức độ lây lan, mức độ nghiêm trọng đáng báo động, và mức độ không hành động đáng báo động.
Do đó, TCYTTGđánh giá COVID-19 có thể được xem là một đại dịch.Đại dịch không đượcsử dụng một cách dễ dãi và bất cẩn, đó là một thuật ngữ nếu sử dụng saicó thể gây ra nỗi sợ hãi không phù hợp, hoặc chấp nhận một cách vô lý rằng cuộc chiến với dịch bệnh đã kết thúc, chấp nhận đau khổ và cái chết không cần thiết.
Mô tả tình huống dịch bệnh đang xảy ra như một đại dịch không làm thay đổi đánh giá của TCYTTG về mối đe dọa do virus này gây ra, không làmthay đổi những gì mà TCYTTG đang làm, và nó cũngkhông làmthay đổi những gì màcác nước cần làm.Thế giới chưa bao giờ thấy một đại dịch gây ra bởi coronavirus. Đây là đại dịch đầu tiên gây ra bởi coronavirus.
“Và chúng tôi chưa bao giờ thấy một đại dịch có thể được kiểm soát cùng một lúc. Chúng tôi đã ở chế độ phản ứng đầy đủ kể từ khi thông báo về các trường hợp đầu tiên. Chúng tôi đã kêu gọi mỗi ngày để các nước có hành động khẩn cấp và tích cực.Chúng tôi đã rung chuông cảnh báo thật to và rõ ràng”, phát biểu của ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng giám đốc TCYTTG trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp báo về COVID-19, ngày 11/03/2020 tại trụ sở của TCYTTG.
Nếu chỉ nhìn vào số lượng các trường hợp mắc và số lượng quốc gia bị ảnh hưởng thì không nói lên được toàn bộ câu chuyện. Trong số 118.000 trường hợp được báo cáo trên toàn cầu tại 114 quốc gia, thì có hơn 90% trường hợp chỉ ở 4 quốc gia và 2 trong số đó - Trung Quốc và Hàn Quốc – tình hình dịch bệnh đang giảm đáng kể. 81 quốc gia đã chưa báo cáo bất kỳ trường hợp nào, và 57 quốc gia đã báo cáo 10 trường hợp hoặc ít hơn.
Tất cả các quốc gia vẫn có thể thay đổi tiến trình của đại dịch này. Nếu các quốc gia phát hiện, xét nghiệm, điều trị, cách ly, truy tìm ca tiếp xúc và huy động người dân tham gia ứng phó, thì hoàn toàn có thể ngăn chặn một số ít trường hợp mắc trở thành chùm ca bệnh và ngăn chặn những chùm ca bệnh lan truyền rộng trong cộng đồng.
Ngay cả những quốc gia khi đã có sự lan truyền trong cộng đồng hoặc xuất hiện các cụm lớn cũng có thể làm thay đổi tình hình dịch bệnh này. Một số quốc gia đã chứng minh rằng virus này có thể bị ức chế và kiểm soát. Thách thức đối với nhiều quốc gia hiện đang phải đối phó với các cụm lớn hoặc sự lan rộng trong cộng đồng không phải là họ có thể làm được như vậy hay không mà là liệu họ có làm hay không. Một số quốc gia đang vật lộn với sự thiếu năng lực. Một số quốc gia đang vật lộn với sự thiếu hụt tài nguyên. Một số quốc gia đang vật lộn với sự thiếu quyết tâm.
TCYTTG ghi nhận về các biện pháp đang được thực hiện ở Iran, Ý và Hàn Quốc để làm chậm sự lan rộng của virus và kiểm soát tình hình dịch bệnh. Biết rằng các biện pháp này đang gây tổn thất nặng nề cho các xã hội và nền kinh tế, tương tự như đã làm ở Trung Quốc. Tất cả quốc gia phải đạt được sự cân bằng tốt giữa bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu gián đoạn tăng trưởng kinh tế và tôn trọng quyền con người.
Nhiệm vụ của TCYTTG là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, TCYTTG làm việc với nhiều đối tác trên tất cả các lĩnh vực để giảm thiểu hậu quả kinh tế và xã hội của đại dịch này. Đây không chỉ là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, nó là một cuộc khủng hoảng sẽ chạm đến mọi lĩnh vực - vì vậy mọi lĩnh vực và mọi cá nhân đều phải tham gia vào cuộc chiến. Ngay từ đầu, TCYTTG đã kêu gọi các quốc gia phải áp dụng cách tiếp cận của cả hệ thống chính trị, xây dựng một chiến lược toàn diện để ngăn ngừa ca mắc, cứu sống và giảm thiểu tác động.
“Có thể tóm tắt trong bốn lĩnh vực chính. Đầu tiên là sự chuẩn bị và sẵn sàng. Thứ hai là phát hiện, bảo vệ và điều trị. Thứ ba là giảm lây lan. Thứ tư, đổi mới và học hỏi. Tất cả các quốc gia hãy kích hoạt và mở rộng cơ chế phản ứng khẩn cấp. Truyền thông cho người dân biết về những rủi ro và cách có thể tự bảo vệ mình - đây là công việc của mọi người. Tìm, cách ly, xét nghiệm, điều trị và truy tìm người tiếp xúc với ca bệnh. Các bệnh viện phải sẵn sàng. Bảo vệ và đào tạo nhân viên y tế.
Hãy để tôi cung cấp cho bạn một số từ khác quan trọng hơn nhiều. Đó là hành động nhiều hơn. Phòng ngừa. Chuẩn bị. Sức khỏe cộng đồng. Sự lãnh đạo của hệ thống chính trị. Mọi người. Chúng ta cùng nhau làm, làm những điều đúng với sự bình tĩnh và bảo vệ công dân trên thế giới. Tất cả đều có thể làm được”, đó là lời kêu gọi của ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng giám đốc TCYTTG.
SỞ Y TẾ TP.HCMTừ khóa » Tổ Chức Who Công Bố đại Dịch Covid-19
-
Tổ Chức Y Tế Thế Giới Chính Thức Công Bố COVID-19 Là Một đại Dịch ...
-
WHO Chính Thức Công Bố đại Dịch COVID-19
-
WHO Tuyên Bố Covid-19 Là đại Dịch Toàn Cầu - UBND Huyện Lạc Sơn
-
WHO Công Bố Một Hiến Chương Nhằm Tăng Cường An Toàn Cho đội ...
-
2 Năm Ngày WHO Công Bố đại Dịch COVID-19: Nỗ Lực Của Thế Giới ...
-
WHO Việt Nam | Tổ Chức Y Tế Thế Giới
-
WHO Tuyên Bố COVID-19 Là đại Dịch Toàn Cầu - Báo Chính Phủ
-
Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tuyên Bố đại Dịch COVID-19 Vẫn Chưa Kết Thúc
-
WHO CÔNG BỐ DỊCH BỆNH COVID-19 LÀ ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU
-
WHO Tuyên Bố COVID-19 Là đại Dịch Toàn Cầu - Bộ Y Tế
-
WHO Công Bố: COVID-19 Là đại Dịch, Các Nước Không được Khoanh ...
-
WHO Công Bố Kịch Bản Kết Thúc Giai đoạn Khẩn Cấp COVID-19
-
Khi Nào WHO Tuyên Bố Kết Thúc Tình Trạng Khẩn Cấp Y Tế Toàn Cầu?
-
Covid-19 : WHO Cảnh Báo « đại Dịch Còn Xa Mới Kết Thúc » - RFI