Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tại Việt Nam - WHO | World Health Organization
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Về chúng tôi
Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được thành lập ngày 7 tháng 4 năm 1948 với tư cách là cơ quan chỉ đạo và điều phối y tế toàn cầu trong hệ thống Liên Hiệp Quốc. Hoạt động với ba cấp trong Tổ chức (toàn cầu, khu vực và quốc gia), hơn 7.000 nhân viên của WHO trên toàn thế giới cộng tác với chính phủ của 194 Quốc gia Thành viên và các đối tác khác để đạt được tầm nhìn của WHO khi thành lập là đạt được mức độ sức khoẻ cao nhất có thể cho tất cả mọi người.
Khu vực Tây Thái Bình DươngWHO ở Khu vực Tây Thái Bình Dương là nơi trên một phần tư dân số thế giới sinh sống, trải dài trên hơn một phần ba vòng địa cầu. Nhìn chung, hơn 600 nhân viên của WHO làm việc tại 15 văn phòng đại diện quốc gia và Văn phòng Khu vực tại Manila, Philippines, để hỗ trợ các Quốc gia Thành viên đạt được kết quả sức khoẻ tốt hơn cho gần 1,9 tỷ người dân ở 37 quốc gia và lãnh thổ của Khu vực.
Sự hiện diện của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt NamViệt Nam trở thành Quốc gia Thành viên của WHO kể từ ngày 17 tháng 5 năm 1950. WHO là một trong những cơ quan đầu tiên của Liên Hiệp Quốc hỗ trợ trực tiếp ngành y tế Việt Nam ngay từ khi chiến tranh kết thúc và thống nhất đất nước. WHO thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội năm 1977 và chi nhánh văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003. Hơn 50 nhân viên của WHO tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân và Chính phủ Việt Nam cải thiện sức khoẻ.
Tiến sỹ Angela Pratt
Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam
Tầm nhìn và sứ mệnh của WHO
Tầm nhìn của WHO khi thành lập là một thế giới trong đó mọi người đều đạt được trạng thái khỏe mạnh về thể chất và tinh thần tốt nhất có thể. Sứ mệnh của WHO là tăng cường sức khoẻ, và sự an toàn của con người và đặc biệt quan tâm đến những người dễ bị tổn thương. WHO hoạt động với cam kết về quyền con người, tính phổ cập và công bằng, dựa trên các nguyên tắc được thông qua trong Hiến pháp của mình.Các chức năng chính của WHO bao gồm: đóng vai trò lãnh đạo về các vấn đề quan trọng đối với sức khoẻ và tham gia hợp tác khi cần có hành động chung; xây dựng các chương trình nghiên cứu và khuyến khích sự kiến tạo, truyền tải và phổ biến những kiến thức có giá trị; thiết lập các quy chuẩn và tiêu chuẩn cũng như thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện; đề xuất các lựa chọn chính sách dựa trên bằng chứng và đạo đức; cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để khuyến khích sự thay đổi; xây dựng năng lực thể chế bền vững; và theo dõi tình hình y tế và đánh giá các xu hướng y tế.Sứ mệnh của WHO tại Việt Nam là hỗ trợ Chính phủ đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân để tất cả mọi người có thể tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao, trong bối cảnh nhu cầu và thách thức của quốc gia đang chuyển đổi sang mức thu nhập trung bình.Để hỗ trợ có hiệu quả, văn phòng đại diện của WHO sử dụng sức mạnh của ba cấp của Tổ chức nhằm tập trung hỗ trợ vào lĩnh vực có thể tạo ra sự thay đổi; phân công đúng người vào đúng vị trí; thu hút các đối tác một cách hiệu quả; tăng cường công tác truyền thông; và nâng cao khả năng thu thập và phân tích thông tin một cách có hệ thống của tổ chức.
Những ưu tiên của WHO
Chương trình hoạt động chung của WHO đặt ra các ưu tiên và chiến lược trung hạn của Tổ chức. Kỳ họp Đại Hội đồng Y tế Thế giới vào tháng 5 năm 2018 dự kiến sẽ thông qua chương trình hoạt động chung thứ 13 cho giai đoạn 2019-2023. Chương trình bao gồm ba ưu tiên chiến lược liên quan với nhau, những thay đổi chiến lược và thay đổi tổ chức cũng như 10 kết quả để đảm bảo cuộc sống lành mạnh và tăng cường sức khỏe cho tất cả mọi lứa tuổi. Ba ưu tiên chiến lược là:
- Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân: thêm 1 tỷ người hưởng lợi từ bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
- Ứng phó y tế khẩn cấp: thêm 1 tỷ người được bảo vệ tốt hơn trước các tình huống y tế khẩn cấp.
- Người dân có sức khoẻ tốt hơn: thêm 1 tỷ người có sức khoẻ thể chất và tinh thần tốt hơn.
Lịch sử WHO
Việt Nam trở thành Quốc gia Thành viên của WHO kể từ ngày 17 tháng 5 năm 1950. WHO là một trong những cơ quan đầu tiên của Liên Hiệp Quốc hỗ trợ trực tiếp ngành y tế Việt Nam ngay từ khi chiến tranh kết thúc và thống nhất đất nước. WHO thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội năm 1977 và chi nhánh văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003. Hơn 50 nhân viên của WHO tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân và Chính phủ Việt Nam cải thiện sức khoẻ.
Dữ liệu quốc gia
Hồ sơ sức khỏe
Liên hệ với WHO
Văn phòng đại diện WHO tại Việt NamĐịa chỉ văn phòng:304 Kim Mã, Q. Ba Đình, Hà NộiĐịa chỉ gửi thư:World Health Organization P.O. Box 52 Hà Nội, Việt NamSố điện thoại:+84 (0) 24 38 500 100 +84 (0) 24 38 501 888Số Fax:+84 (0) 24 3726 5520Giờ hành chính: thứ Hai đến thứ SáuSáng: 08.00-12.00, chiều: 13.00-17.00 Email: wpvnmwr@who.int
Bộ Y Tế
Địa chỉ:138A Giang Vo, Hanoi, Viet NamSố điện thoại:+84 (0) 24 62732273Số Fax:+84 (0) 24 38464051Website:http://www.moh.gov.vn
Liên kết
Các trung tâm hợp tác của WHO tại Việt NamLiên hệ truyền thông
Ms Thi Loan Tran
Trợ lý truyền thông
Điện thoại: +84 4 3850 0295Di động: +84 91 5413814Email: wpvnmmedia@who.intTừ khóa » Chức Năng Của Tổ Chức Who
-
WHO Là Gì? Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Vai Trò Của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ...
-
Các Hoạt động Của WHO Tại Việt Nam
-
Tổ Chức Y Tế Thế Giới – Wikipedia Tiếng Việt
-
WHO Là Gì? Chức Năng Và Mục Tiêu Của WHO
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Vụ Tổ Chức Cán Bộ - Bộ GD&ĐT
-
Đại Cương Về Hệ Thống Y Tế Và Tổ Chức Mạng Lưới Y Tế Việt Nam
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Cục Thống ...
-
Phòng Hành Chính - Tổ Chức
-
Cơ Cấu Tổ Chức Của Doanh Nghiệp - Lê Ánh Hr
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Phòng Tổ Chức - Hành Chính
-
Cơ Cấu Tổ Chức - Cổng Thông Tin Bộ Y Tế
-
Chức Năng Nhiệm Vụ - Bộ Công Thương
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ: - Học Viện Tư Pháp