Tổ Chức
Có thể bạn quan tâm
Theo sự tiến bộ của xã hội, khái niệm tổ chức được mở rộng và được đưa vào trong đời sống xã hội. Tổ chức được ghép vào lĩnh vực xã hội, coi tổ chức là một tổ hợp xã hội, một tập thể gồm những con người hợp lại với nhau để thực hiện một mục tiêu nào đó[1]. Theo ý hướng này, Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: tổ chức là “hình thức tập hợp, liên kết các thành viên trong xã hội (cá nhân, tập thể) nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích của các thành viên, cùng nhau hành động vì mục tiêu chung”[2]. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rõ đặc trưng mang tính phổ biến của "tổ chức" là việc tập hợp, kết hợp, liên kết lại bao giờ cũng theo hình thức cơ cấu và quy luật vận động đã định hình. Qua đó giúp cho “một hệ thống gồm nhiều phân hệ, có những mối quan hệ hữu cơ hợp lý, rõ ràng, hợp tác và phối hợp chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong một tổng thể, phát sinh một lực tổng hợp tác động cùng chiều lên một đối tượng nhằm đạt những mục tiêu chung đã định”[3]
Bên cạnh đó, do gắn với đời sống xã hội, "tổ chức" còn được xem là một chức năng lãnh đạo, quản lý.
Lãnh đạo, quản lý thể hiện ở việc thực hiện các chức năng nhất định, chủ yếu là xác định về mặt nội dung (làm gì), theo kế hoạch nào (ai làm và làm theo trình tự nào, làm như thế nào v.v..) và chỉ huy, phối hợp, giám sát và kiểm tra.
Chức năng tổ chức "hoạt động vì những quyền lợi chung, nhằm một mục đích chung..."[4] gắn với chức năng xác định nội dung trong lãnh đạo, quản lý; “sắp xếp, bố trí cho thành một chỉnh thể, có một cấu trúc và những chức năng nhất định”[5] gắn bó chặt chẽ với chức năng kế hoạch hóa; “làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất”[6] là gắn với chức năng chỉ huy, phối hợp, giám sát và kiểm tra. Đảng ta cũng đã chỉ rõ “Tổ chức là một khâu quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng”[7] - đây cũng là một trong những công tác của Đảng.
Từ các phân tích, dẫn giải nêu trên, có thể đi đến một cách hiểu thống nhất về Tổ chức như sau: "Tổ chức là sự tập hợp những sự vật, con người thành nhóm theo những cơ cấu và quy luật vận động nhất định vì tính chỉnh thể, tính hướng đích trong bản thân nhóm đó cũng như trong quan hệ của nhóm với những nhóm khác, chỉnh thế khác".
ThS. Trần Thị Minh Châu - Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ
[1] Trích: TS. Dương Quang Tung, Đề tài: “Một số vấn đề cơ bản của khoa học tổ chức nhà nước và tổ chức hành chính nhà nước”, Hà Nội, 2005, Tr5.
[2] Từ điển Bách khoa Việt Nam Tập 4. NXB Từ điển Bách khoa 2005. Tr455
[3] Từ điển Pháp - Việt, Pháp luật – Hành chính. NXB Thế Giới 1992. Tr 208
[4], 5 ,6 Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng. Tr 1558
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, NXB Sự thật, Hà Nội, 1982, Tr143.
Từ khóa » Tổ Chức Là Gì Trong Pháp Luật
-
Doanh Nghiệp Tư Nhân Là Cá Nhân Hay Tổ Chức ? - Luật Minh Khuê
-
Những Khái Niệm Cơ Bản Về Tổ Chức, Tổ Chức Chính Trị- Xã Hội
-
Tổ Chức Là Gì? Tổng Quan Về Tổ Chức Và Thông Tin Bạn Cần Biết
-
Khái Niệm, Phân Loại Và Các đặc Trưng Cơ Bản Của Tổ Chức Từ Giác độ ...
-
Trao đổi Một Số Vấn đề Về Xác định “tổ Chức” Hay “cá Nhân” Trong Xử ...
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? Những Quy định Của Pháp Luật Về ...
-
Pháp Nhân Là Gì? Quy định Về Tư Cách Pháp Nhân Cần Biết
-
Hành Vi Tổ Chức Là Gì? Sự Cần Thiết Và Vai Trò Của Hành Vi Tổ Chức?
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Các Loại Tổ Chức Xã Hội
-
Một Số Vấn đề Lý Luận Về Tổ Chức Thi Hành Pháp Luật[1]
-
Trách Nhiệm Hình Sự Của Pháp Nhân – Một Số Vấn đề Cần Lưu ý
-
Pháp Nhân Là Gì? Tư Cách Pháp Nhân Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
[PDF] 19 Chuyên đề 2 PHÁP LUẬT, PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I ...
-
Thành Lập Tổ Chức Có Tư Cách Pháp Nhân - Luật Việt An
-
Tổ Chức Tín Dụng Là Gì? Các Loại Hình Tổ Chức Tín Dụng Hiện Nay
-
Định Nghĩa Về Pháp Nhân Và Tư Cách Pháp Nhân Của Doanh Nghiệp
-
Pháp Nhân Là Gì? Điều Kiện để Có Tư Cách Pháp Nhân Theo Quy định
-
Tổ Chức Là Gì | Đặc điểm | Các Loại Hình Thức Tổ Chức | - Vimi
-
Bản In - Trang Thông Tin điện Tử Sở Nội Vụ Tỉnh Quảng Bình