Tổ COVID Cộng đồng- Vũ Khí Chống Dịch độc đáo Của Việt Nam Phát ...
Có thể bạn quan tâm
Tổ COVID-19 cộng đồng là một trong những chìa khóa hữu hiệu, phát huy sâu rộng sức mạnh toàn dân, là cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống dịch.
Mô hình huy động sức mạnh toàn dân chống dịch
PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương là một trong số những chuyên gia có mặt tại hầu hết các ổ dịch ở Việt Nam trong suốt 1,5 năm qua: từ Sơn Lôi, Đà Nẵng, Hải Dương và gần đây nhất là Bắc Giang. Ông là người hiểu rất rõ, khi dịch bệnh đã có sự lây nhiễm trong cộng đồng thì tình hình sẽ trở nên phức tạp, vì mầm bệnh đã xâm nhập và có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ đối tượng nào.
PGS.TS Trần Như Dương, một trong những người góp công lớn trong việc khai sinh mô hình tổ COVID cộng đồng. Ảnh:CAND
Vì vậy, khi xuất hiện ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng, các lực lượng chức năng cần chủ động, khẩn trương triển khai ngay công tác tổ chức giám sát, phát hiện, lấy mẫu và cách ly tất cả những trường hợp có nghi ngờ. Thực hiện được điều này một cách có hệ thống, toàn diện và triệt để đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp chúng ta sớm khoanh vùng, cách ly những khu vực có nguy cơ cao từ đó làm suy giảm tốc độ lây lan của dịch bệnh.
Để làm được điều này, dựa vào một mình lực lượng y tế là không đủ, mà cần phải huy động, vận dụng sức mạnh của toàn dân. Mô hình tổ COVID cộng đồng bắt đầu được áp dụng tại ổ dịch Sơn Lôi, sau đó đã được Bộ Y tế tham mưu cho các địa phương xây dựng và triển khai đồng bộ.
Các tổ COVID cộng đồng do UBND cấp xã/phường ra quyết định thành lập. Tổ hoạt động trên tinh thần tình nguyện với nòng cốt là các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể tại cộng đồng, người tình nguyện tại khu dân cư dưới sự tổ chức, quản lý của chính quyền địa phương và sự hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của ngành Y tế. Tùy theo điều kiện thực tế, mỗi tổ phụ trách từ 40-50 hộ gia đình và có phân công danh sách hộ gia đình cụ thể cho từng tổ.
Nhiệm vụ của tổ là hằng ngày đi từng ngõ, gõ từng nhà để: Thực hiện truyền thông, vận động, nhắc nhở nhân dân các biện pháp phòng, chống dịch; yêu cầu và hướng dẫn người dân tự theo dõi sức khỏe, chủ động khai báo y tế khi bản thân hoặc người trong gia đình có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh.
Tổ còn có nhiệm vụ hỏi, giám sát, phát hiện và báo cáo ngay bằng điện thoại cho chính quyền địa phương và y tế tuyến xã/phường những trường hợp nghi mắc COVID-19 phát hiện được tại các hộ gia đình; phát hiện, báo cáo các cấp có thẩm quyền những trường hợp không tự giác khai báo y tế, không chấp hành thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với khả năng do Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp xã/phường phân công.
Thực tế đã chứng minh trong nhiều đợt dịch, tổ COVID cộng đồng hoạt động vô cùng hiệu quả, góp phần đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh. Có thể nói tổ COVID cộng đồng là một “vũ khí” độc đáo của Việt Nam, nó phát huy vai trò, sự sáng tạo của Nhân dân trong cuộc chiến chung đẩy lùi dịch bệnh. Đồng thời thể hiện mối quan hệ khăng khiết giữa chính quyền và Nhân dân, qua đó tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc.
Hơn 1 vạn Tổ cộng đồng hoạt động hiệu quả tại Băc Giang
Trong đợt dịch lần thứ 4, Bắc Giang là tỉnh thành có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất nước với tốc độ lây nhiễm nhanh, trong khoảng thời gian ngắn. Với những kinh nghiệm đã đúc rút được từ những đợt dịch trước đó, vào giữa tháng 5/2021, sau khi vừa đặt chân tới Bắc Giang, Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đứng đầu đã ngay lập tức tham mưu, tư vấn chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, chiến lược nhằm phòng, chống dịch một cách bài bản.
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng chính là công tác điều tra, giám sát dịch tễ. Theo ông Phạm Văn Thịnh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang, nhờ sự tham mưu của Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang đã lập tức ban hành công văn chỉ đạo UBND các huyện, thành phố thành lập mạng lưới tổ COVID cộng đồng nhằm triển khai nhanh chóng, đồng bộ công tác điều tra, giám sát dịch tễ.
Chỉ trong một thời gian ngắn, toàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập 10.643 tổ COVID cộng đồng với tổng số nhân lực là 37.420 người. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao tới từ các cấp, ban ngành, mạng lưới tổ COVID cộng đồng tại Bắc Giang hoạt động khá trơn tru và hiệu quả. Theo số liệu mới nhất từ Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang, tới thời điểm hiện tại, mạng lưới tổ COVID cộng đồng đã phát hiện được trên 1.200 trường hợp có biểu hiện ho, sốt, qua đó thực hiện các biện pháp cần thiết một cách kịp thời nhằm ngăn chặn việc lây lan dịch bệnh.
Trong số nhiều địa phương tại Bắc Giang, huyện Lục Nam được đánh giá cao về công tác phòng, chống dịch theo phương châm “toàn dân, toàn diện”. Chỉ tính riêng ở khía cạnh triển khai mô hình tổ COVID cộng đồng, toàn huyện Lục Nam có tới 1.400 tổ, với tổng số nhận lực gần 4.000 người.
Là tổ dân phố có hơn 100 hộ dân sinh sống tại thị trấn Đồi Ngô, tổ COVID cộng đồng khu phố Thanh Tân với 12 thành viên chia nhau 4 cụm để kiểm tra, theo dõi y tế. Sau nhiều ngày liên tục làm việc trong điều kiện nắng nóng, khuôn mặt chị Nguyễn Thị Toan dù đen sạm nhưng vẫn ánh lên vẻ lạc quan, truyền đi năng lượng tích cực.
Chị Toan vui vẻ chia sẻ: “Tôi cũng như các đồng nghiệp trong tổ cảm thấy rất vinh dự và tự hào khi được góp một phần sức lực nhỏ bé nhằm sớm giúp Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mẩn, đặc biệt là không được chủ quan, lơ là. Chúng tôi quan tâm đặc biệt với công nhân về từ vùng dịch đang cách ly tại nhà bằng cách thường xuyên kiểm tra thân nhiệt và yêu cầu khai báo y tế”.
Cán bộ thuộc tổ COVID cộng đồng tại địa bàn huyện Lục Nam tới từng nhà để kiểm tra thông tin.
Tại Lục Nam, để phát huy tối đa chức năng, ngoài việc đi từng ngõ, gõ từng nhà, mạng lưới tổ COVID cộng đồng còn kiêm luôn quản lý điểm ra vào các khu vực dân cư do mình phụ trách.
Cô Đỗ Thị Hoài Mơ (trú thị trấn Đồi Ngô) thành viên của tổ COVID cộng đồng tại tổ dân phố Thanh Xuân bộc bạch: “Tất cả mọi người tham gia tổ COVID cộng đồng đều trên tinh thần tự nguyện vì mục tiêu chung. Phải nói rằng, trong những lúc thiên tai, dịch bệnh mới thấy tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam lớn tới nhường nào. Mong rằng dịch bệnh sớm được kiểm soát, đẩy lùi để xã hội trở về trạng thái bình thường mới, mọi người yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế”.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Bí thư huyện Lục Nam thông tin: “Nhằm chia sẻ, động viên kịp thời những nỗ lực của các tổ COVID cộng đồng trên địa bàn, lãnh đạo huyện đã quyết định trích một phần ngân sách hỗ trợ mỗi tổ số tiền 700 ngàn đồng”./.
Từ khóa » Tổ Y Tế Cộng đồng Là Gì
-
Y Tế Cộng đồng Là Gì? Mục đích, Chức Năng Và Nhiệm Vụ
-
Học Y Tế Công Cộng Ra Làm Gì? Những điều Bạn Cần Biết
-
Y Tế Công Cộng - Các Ngành đào Tạo - UMP
-
Y Tế Cộng đồng Là Gì? - VOH
-
Y Tế Công Cộng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Y Tế Công Cộng Là Gì? Học Ngành Y Tế Công Cộng Ra Trường Làm Gì
-
Y Tế Cộng đồng
-
Tổ Y Tế Cộng đồng: "Trực Chiến 24/7, Có Cuộc Gọi Là Chúng Tôi đi Ngay"
-
Y Tế Công Cộng Và Phòng Chống Dịch Bệnh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Y Tế Cộng đồng Là Gì? Và Những điều Tốt đẹp Từ Y Tế Công Cộng
-
Y Tế Cộng đồng Là Gì? Mục đích, Chức Năng Và Nhiệm Vụ
-
Đại Cương Về Hệ Thống Y Tế Và Tổ Chức Mạng Lưới Y Tế Việt Nam
-
THÔNG TIN VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN Y TẾ CÔNG CỘNG
-
Tổ COVID Cộng đồng - 'Ong Thợ' Sát Cánh Cùng Y Tế - Tin Tổng Hợp