TƠ HỒNG VÀNG, DÂY TƠ HỒNG, THỎ TY- HÌNH ẢNH,TÁC DỤNG ...

                  TƠ HỒNG VÀNG, DÂY TƠ HỒNG, THỎ TY

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Cuscuta hygrophilae H.W. Pearson. Họ: Tơ hồng (Cuscutaceae).

Tên khác: Dây tơ hồng, Tơ vàng, Thỏ ty.

Cách trồng: Nhân giống bằng hạt. Cây này tái sinh vô tính rất nhanh, nó ký sinh trên các cây khác, chỉ cần một đoạn thân là có thể phát triển nhanh chóng, leo trùm lên toàn bộ cây chủ. Cây mọc khắp nơi, nên thu hái từ thiên nhiên là chủ yếu.

Bộ phận dùng và cách bào chế: Hạt và toàn cây. Toàn cây dùng tươi thu hái quanh năm. Dùng khô thì đem phơi hoặc sấy khô. Hạt thu hái khi đã già, chín, đem phơi, sấy khô.

Tác dụng và liều dùng: Tác dụng bổ can thận, ích tinh, mạnh gân cốt, thông tiểu, nhuận tràng. Dùng để chữa các chứng bệnh như: Đau lưng, liệt dương, di, mộng tinh, đau nhức gân xương, tiêu hóa kém.

Liều dùng: Ngày dùng 10-16g dạng thuốc sắc hoặc thuốc hoàn, tán.

Bài thuốc ứng dụng:

Bài 1: Thuốc tiêu thực:

Hạt tơ hồng 100g, Hương phụ 100g, Phèn phi 0,5g. Tất cả đem phơi khô, tán thành bột mịn, luyện với mật ong làm viên, uống mỗi ngày 2-4g.

Bài 2: Chữa đái dầm:

Hạt tơ hồng 8g, Tang phiêu tiêu 12g, Phá cố chỉ 12g, Bố chính sâm 20g, Ích trí nhân 8g, Ba kích 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu:

Hạt tơ hồng 12g, Cẩu tích 20g, Củ mài 20g, Cốt toái bổ 16g, Tỳ giải 16g, Nam đỗ trọng 20g, Rễ gối hạc 12g, Dây đau xương 12g, Rễ cỏ xước 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Thuốc an thần, chữa mất ngủ, hay lo lắng, bồn chồn:

 Hạt tơ hồng, Lạc tiên, Vông nem, Lá sen, Thảo quyết minh, Lá dâu tằm, Hạt keo dậu, Củ sâm đại hành, mỗi vị 8g. Sắc uồng ngày 1 thang.

Từ khóa » Hình Anh Dây Tơ Hồng