Tổ Hợp Tải Trọng, Tổ Hợp Nội Lực Theo Tcvn 2737, Eurocode - Vnbuilder

Trong thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, để đưa ra được kết quả chính xác thì các yếu tố đầu vào của tải trọng là rất quan trọng. Dưới đây là tổng hợp các phương án Tổ hợp tải trọng, tổ hợp nội lực theo tcvn 2737-1995 và tiêu chuẩn eurocode để anh em tham khảo

Nội dung bài viết

Toggle
  • Tổ hợp tải trọng là gì
  • Sự khác nhau giữa tổ hợp tải trọng và tổ hợp nội lực
  • Cách tổ hợp tải trọng theo tcvn 2737-1995
    • 1. Ký hiệu tải trọng
    • 2. Tổ hợp tải trọng
  • Cách tổ hợp tải trọng theo tiêu chuẩn eurocode
    • 1. Ký hiệu tải trọng
    • 2. Bảng hệ số tổ hợp
    • 3. Tổ hợp tải trọng tính toán ULS – Tổ hợp tải trọng theo eurocode
    • 4. Tổ hợp tải trọng tiêu chuẩn SLS – Tổ hợp tải trọng theo Eurocode

Tổ hợp tải trọng là gì

Theo TCVN 2737-1995 thì Tổ hợp tải trọng là tổng của các hệ quả do tải trọng gây ra

Tùy thành phần các tải trọng tính đến, tổ hợp tải trọng gồm có tổ hợp cơ bản và tổ

hợp đặc biệt

Tổ hợp tải trọng cơ bản gồm các tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời dài hạnvà tạm thời ngắn hạn

Tổ hợp tải trọng đặc biệt gồm các tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời dàihạn, tải trọng tạm thời ngắn hạn có thể xảy ra và một trong các tải trọng đặc biệt.

tổ hợp tải trọng nội lực

Sự khác nhau giữa tổ hợp tải trọng và tổ hợp nội lực

Tổ hợp tải trọng là cộng nhóm các thành phần tải trọng riêng thành một tải trọng ( có nhân với hệ số tổ hợp), từ đó nhập vào sơ đồ tính toán rồi cho ra kết quả nội lực. Đây là trường hợp tổ hợp trước khi tính, do đó khi thay đổi tải trọng đầu vào thì kết quả nội lực cũng thay đổi, do đó đây là cách làm cho ra kết quả chưa chính xác lắm.

Tổ hợp nội lực là trước tiên chúng ta giải bài toán nội lực cho từng trường hợp tải trọng cụ thể riêng rẽ, sau đó dựa trên trường hợp bất lợi nhất về nội lực tổ hợp lại với nhau ( có nhân với hệ số tổ hợp nội lực ). Đây là trường hợp tổ hợp nội lực sau khi tính toán cho nên kết quả khá an toàn và chính xác hơn

Về mặt lý thuyết: tổ hợp tải trọngtổ hợp nội lực cho kết quả giống nhau khi kết cấu là hệ đàn hồi tuyến tính. Khi hệ đàn hồi phi tuyến tính tính thì tổ hợp nội lực sẽ cho ra kết quả chính xác.

Trong thực tế: tiêu chuẩn Việt Nam cho phép áp dụng cả hai trường hợp vì thế thực tế chúng ta thường dùng trường hợp tổ hợp tải trọng vì nó dễ áp dụng, đơn giản, sai số không nhiều. Trong các phần mềm máy tính như Sap, Etabs sẽ tự chuyển tổ hợp tải trọng về tổ hợp nội lực nên kết quả sẽ chính xác

>> Xem thêm: 32 Công thức & Bảng tra biểu đồ nội lực dầm đơn giản

Cách tổ hợp tải trọng theo tcvn 2737-1995

1. Ký hiệu tải trọng

Theo tcvn 2737-1995 ta có các tải trọng như sau

TT: tĩnh tải (gồm trọng lượng bản thân + hoàn thiện + tường)

HT: hoạt tải sử dụng

GXT: tổ hợp gió tĩnh và động theo phương X trái.

GXP: tổ hợp gió tĩnh và động theo phương X Phải.

GYT: tổ hợp gió tĩnh và động theo phương Y Trái.

GYP: tổ hợp gió tĩnh và động theo phương Y Phải.

DDXT: tổ hợp động đất theo phương X trái.

DDXP: tổ hợp động đất theo phương X Phải.

DDYT: tổ hợp động đất theo phương Y Trái.

DDYP: tổ hợp động đất theo phương Y Phải.

2. Tổ hợp tải trọng

Tổ hợp cơ bản 1

TH1 = ADD (1*TT + 1*HT)

TH2 = ADD (1*TT + 1*GXT)

TH3 = ADD (1*TT + 1*GXP)

TH4 = ADD (1*TT + 1*GYT)

TH5 = ADD (1*TT + 1*GYP)

Tổ hợp cơ bản 2

TH6 = ADD (1*TT + 0,9*HT + 0,9GXT)

TH7 = ADD (1*TT + 0,9*HT + 0,9GXP)

TH8 = ADD (1*TT + 0,9*HT + 0,9GYT)

TH9 = ADD (1*TT + 0,9*HT + 0,9GYP)

Tổ hợp đặc biệt

TH10 = ADD [ 0,9*TT + 0,8*HT + DDXT + 0,3 (DDYT hoặc DDYP )]

TH11 = ADD [ (0,9*TT + 0,8*HT + DDXP + 0,3 (DDYT hoặc DDYP )]

TH12 = ADD [ (0,9*TT + 0,8*HT + DDYT + 0,3 (DDXT hoặc DDXP )]

TH13 = ADD [ (0,9*TT + 0,8*HT + DDYP + 0,3 (DDXP hoặc DDXP) ]

Tổ hợp bao

THBAO = ENVELOP (TH1,TH2,…TH13)

Lưu ý:

  • Các hệ số của tổ hợp đặc biệt (TH10,TH11,TH12, TH13) được lấy theo TCXD 198 – 1997
  • Theo tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất TCVN 9386:2013 mục 4.3.3.5 có
  • quy định đối với tổ hợp động đất như sau:

EEdx “+” 0,30×EEdy

0,30× EEdx “+” EEdy

Trong đó

  • “+” có nghĩa là “ tổ hợp với ”;
  • EEdx là biểu thị các hệ quả tác động do đặt tác động động đất dọc theo trục nằm ngang X được chọn của kết cấu;
  • EEdy là biểu thị các hệ quả tác động do đặt tác động động đất dọc theo trục nằm
  • ngang Y vuông góc của kết cấu

Cách tổ hợp tải trọng theo tiêu chuẩn eurocode

1. Ký hiệu tải trọng

DL: tĩnh tải (gồm trọng lượng bản thân + hoàn thiện + tường + áp lực đất, nước)

LL: hoạt tải sử dụng (văn phòng, kho, mái…)

WLx: tải trọng gió theo phương X

WLy: tải trọng gió theo phương Y

EQx: tải trọng động đất theo phương X

EQy: tải trọng động đất theo phương Y

2. Bảng hệ số tổ hợp

bảng hệ số tổ hợp eurocode

3. Tổ hợp tải trọng tính toán ULS – Tổ hợp tải trọng theo eurocode

EULS1 = 1.35*DL

EULS2 = 1.35*DL + 1.5*LL

EULS31 = DL + 1.5*WLx

EULS32 = DL – 1.5*WLx

EULS33 = DL + 1.5*WLy

EULS34 = DL – 1.5*WLy

EULS41 = 1.35*DL + 1.5*WLx

EULS42 = 1.35*DL – 1.5*WLx

EULS43 = 1.35*DL + 1.5*WLy

EULS44 = 1.35*DL – 1.5*WLy

EULS51 = 1.35*DL + 1.5*LL + 1.5*ψ0*WLx

EULS52 = 1.35*DL + 1.5*LL – 1.5*ψ0*WLx

EULS53 = 1.35*DL + 1.5*LL + 1.5*ψ0*WLy

EULS54 = 1.35*DL + 1.5*LL – 1.5*ψ0*WLy

EULS61 = 1.35*DL + 1.5*ψ0*LL + 1.5*WLx

EULS62 = 1.35*DL + 1.5*ψ0*LL – 1.5*WLx

EULS63 = 1.35*DL + 1.5*ψ0*LL + 1.5*WLy

EULS64 = 1.35*DL + 1.5*ψ0*LL – 1.5*WLy

EULS71 = DL + EQx

EULS72 = DL – EQx

EULS73 = DL + EQy

EULS74 = DL– Eqy

EULS81 = DL + ψ2*LL + EQx

EULS82 = DL + ψ2*LL – EQx

EULS83 = DL + ψ2*LL + EQy

EULS84 = DL + ψ2*LL – Eqy

4. Tổ hợp tải trọng tiêu chuẩn SLS – Tổ hợp tải trọng theo Eurocode

ESLS1 = DL

ESLS2 = DL + LL

ESLS31 = DL + WLx

ESLS32 = DL – WLx

ESLS33 = DL + WLy

ESLS34 = DL – WLy

ESLS41 = DL + LL + ψ0*WLx

ESLS42 = DL + LL – ψ0*WLx

ESLS43 = DL + LL + ψ0*WLy

ESLS44 = DL + LL – ψ0*WLy

ESLS51 = DL + ψ0*LL + WLx

ESLS52 = DL + ψ0*LL – WLx

ESLS53 = DL + ψ0*LL + WLy

ESLS54 = DL + ψ0*LL – WLy

ESLS61 = DL + EQx

ESLS62 = DL – EQx

ESLS63 = DL + EQy

ESLS64 = DL – Eqy

ESLS71 = DL + ψ2*LL + EQx

ESLS72 = DL + ψ2*LL – EQx

ESLS73 = DL + ψ2*LL + EQy

ESLS74 = DL + ψ2*LL – EQy

Trên đây là tổng hợp hai phương pháp tổ hợp tải trọng, tổ hợp nội lực theo tcvn 2737-1995 và tiêu chuẩn eurocode, mỗi phương pháp sẽ có cách tổ hợp khác nhau, sẽ cho ra kết quả nội lực khác nhau, tùy vào tiêu chuẩn đầu vào chúng ta áp dụng sao cho phù hợp

Từ khóa » Tổ Hợp Nội Lực Trong Etabs