Tỏ Lòng (Thuật Hoài) - Ngữ Văn 10 - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
Hôm nay, Học 247 sẽ đưa các em đến với vẻ đẹp của hình tượng và nhân cách lí tưởng của người anh hùng vệ quốc hiên ngang qua bài thơ Tỏ lòng. Mong rằng qua bài học, các em không chỉ cảm nhận được những nét đẹp về nội dung mà còn cảm nhận được vẻ đẹp về nghệ thuật của bài thơ. Chúc các em có thêm một bài học hay và bổ ích.
ATNETWORK1. Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Phạm Ngũ Lão
b. Tác phẩm Tỏ lòng
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Hai câu đầu
b. Hai câu cuối
2. Bài tập minh họa
3. Soạn bài Tỏ lòng
4. Một số bài văn mẫu bài thơ Tỏ lòng
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320), người làng Phù ủng, huyện Đường Hào (Nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), là con rể (lấy con gái nuôi) của Trần Hưng Đạo.
- Ông có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, làm đến chức Điện Súy và phong tước quan nội hầu. Ông là một võ tướng nhưng ông thích đọc sách, ngâm thơ, được ca ngợi là văn võ toàn tài.
- Tác phẩm còn lại hai bài thơ chữ Hán: Tỏ Lòng và Viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo Vương
b. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời:
- Chưa rõ bài thơ viết vào năm nào, chỉ có thể phỏng đoán Phạm Ngũ Lão làm bài thơ không phải lúc ông"đang tung hoành nơi trận mạc" mà vào khoảng cuối năm 1284, khi cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông - lần thứ hai đã đến rất gần.
- Thể thơ: Bài Thuật hoài (nguyên tác) và Tỏ lòng (bản dịch thơ) đều theo thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt luật trắc, vần bằng.
- Bố cục:
- Hai câu đầu: Vẻ đẹp của con người với tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao, kì vĩ, khí thế hào hùng.
- Hai câu cuối: Ước vọng, hoài bão của người tráng sĩ đời Trần.
- Chủ đề:
- Bài thơ miêu tả khí phách và khát vọng chiến công của người anh hùng khi tổ quốc bị xâm lăng, đồng thời thấy được khí thế hào hùng của cả một thời. Tác phẩm không chỉ bày tỏ nỗi lòng của tác giả mà bài thơ còn là lời nhắc nhở đối với bậc nam nhi sống trong thời đại phải có ý cầu tiến, xả thân vì nghĩa lớn.
1.2 Đọc - hiểu văn bản
a. Hai câu đầu
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
(Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi sông)
- Hình ảnh người tráng sĩ đời Trần cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước được thể hiện qua những tầng bậc hình ảnh, ngôn từ.
- "Hoành sóc": Cầm ngang ngọn giáo thể hiện tư tưởng hiên ngang, vững chãi, oai phong lẫm liệt, luôn sẵn sàng giáp mặt với kẻ thù
- "Hoành sóc giang sơn": một hành động cụ thể của người tráng sĩ - trấn giữ non sông.
- "Cáp kỉ thu" (trải mấy thu): Con người xuất hiện với một tinh thần chiến đấu không hề mệt mỏi
→ Con người kì vĩ xuất hiện với một tư thế hiên ngang, khí thế bao trùm đất trời, sông núi, mang tầm vóc vũ trụ và mang đậm nét anh hùng ca.
- Hành động lớn lao khí thế hào hùng của con người đời Trần
- "Tam tì hổ" – thủ pháp nghệ thuật so sánh → là sự cụ thể hóa sức mạnh đồng thời khái quát hóa tinh thần của đội quân mang hào khí Đông A và là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh của cả dân tộc.
- Hình ảnh ba quân với khí thế "nuốt trôi trâu": đặt con người trong khung cảnh tưng bừng khí thế tiến công và dũng mãnh sẵn sàng chiến đấu, hi sinh. Con người xuất hiện trong bối cảnh thời gian và không gian rộng lớn. Không gian mở theo chiều rộng của núi sông và mở lên chiều cao của sao Ngưu thăm thẳm. Thời gian không phải đo bằng ngày bằng tháng mà đo bằng năm.
→ Người tráng sĩ đời Trần lồng trong hình ảnh đất nước thật đẹp, thật hoành tráng. Người tráng sĩ ấy vừa là sản phẩm của thời đại, vừa là sự thể hiện sức mạnh của dân tộc.
b. Hai câu cuối
Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
- Chí "nam nhi": "Công danh trái" Món nợ công danh. Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai; nghĩa là phải lập công, lập danh, để lại sự nghiệp và tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước. Trong hoàn cảnh XH phong kiến, chí làm trai trở thành lí tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người và xã hội.
- "Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu": Tác giả tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài – đức lớn lao của Khổng Minh vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời. =>Đó là cái tâm chân thành và trong sáng của người anh hùng. Đó là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả, giống như nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến sau này trong Thu Vịnh: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Đề: Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
Gợi ý làm bài:
Các em có thể tham khảo dàn ý dưới đây:
- Mở bài
- Giới thiệu về: tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
- Thân bài
- Những nét khái quát
- Hoàn cảnh sáng tác
- Thể thơ
- Bố cục
- Những nội dung cần làm rõ
- Vẻ đẹp hình tượng người lính và quân đội nhà Trần
- Vẻ đẹp hình tượng người lính: thể hiện qua tư thế “hoành sóc”, không gian và thời gian người lính xuất hiện….
- Vẻ đẹp quân đội: phân tích hình ảnh so sánh“ba quân như hổ báo” và điển tích“nuốt trôi trâu” …..
- Hình tượng người lính và vẻ đẹp ba quân tạo nên sức mạnh thời đại: hào khí Đông A – sẵn sàng chiến đấu, chiến thắng kẻ thù xâm lược. (có thể liên hệ mở rộng với bài thơ Phò giá về kinh, chuyện khắc chữ Sát Thát….)
- Vẻ đẹp lí tưởng, nhân cách nhà thơ:
- Phân tích quan niệm về:“chí nam nhi"– chí nam nhi mang ý nghĩa tích cực gắn trách nhiệm con người với vận mệnh tổ quốc.
- Phân tích điển tích Vũ Hầu, chỉ ra ý nghĩa cái“thẹn” trong nhân cách nhà thơ: Khát khao lập nên công danh sự nghiệp lớn lao và một tấm lòng tận trung báo quốc trọn đời của nhà thơ…..
- Đánh giá:
- Nghệ thuật: bài thơ Đường luật ngắn gọn, súc tính; thể thơ tứ tuyệt; sử dụng hình ảnh thiên nhiên vũ trụ….
- Nội dung: Vẻ đẹp nhân cách nhà thơ với tư tưởng“trung quân ái quốc”. Qua đó thấy được vẻ đẹp con người và sức mạnh thời đại của một trang lịch sử của dân tộc.
- Vẻ đẹp hình tượng người lính và quân đội nhà Trần
- Những nét khái quát
- Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận và giá trị bài thơ trong văn học yêu nước thời Trần.
3. Soạn bài Tỏ lòng
Nam nhi thời nhà Trần mang trong mình vẻ đẹp của ý chí chiến đấu bên trong và tầm vóc bên ngoài sánh ngang với vũ trụ, một hào khí được cả dân tộc noi gương – hào khí Đông A. Đó là vẻ đẹp của tinh thần chiến đấu, sự đoàn kết khi đất nước có giặc ngoại xâm đô hộ, là tinh thần luôn muốn đem sức lực của mình để cống hiến, bảo vệ quê hương. Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão đã bày tỏ rõ những vẻ đẹp đã nêu trên. Để nắm được kiến thức về bài thơ, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Tỏ lòng.
4. Một số bài văn mẫu bài thơ Tỏ lòng
Để cảm nhận một cách đầy đủ về ý nghĩa của bài thơ Tỏ lòng, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
- Phân tích hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ lòng
- Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng
-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247
NONEBài học cùng chương
Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi - Ngữ văn 10 Tóm tắt văn bản tự sự - Ngữ văn 10 Viết bài làm văn số 3 (bài làm ở nhà) - Ngữ văn 10 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10
Toán 10
Toán 10 Kết Nối Tri Thức
Toán 10 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 10 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Toán 10 CTST
Giải bài tập Toán 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Toán 10
Đề thi giữa HK1 môn Toán 10
Ngữ văn 10
Ngữ Văn 10 Kết Nối Tri Thức
Ngữ Văn 10 Chân Trời Sáng Tạo
Ngữ Văn 10 Cánh Diều
Soạn Văn 10 Kết Nối Tri Thức
Soạn Văn 10 Chân Trời Sáng tạo
Soạn Văn 10 Cánh Diều
Văn mẫu 10
Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 10
Tiếng Anh 10
Giải Tiếng Anh 10 Kết Nối Tri Thức
Giải Tiếng Anh 10 CTST
Giải Tiếng Anh 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CTST
Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CD
Giải Sách bài tập Tiếng Anh 10
Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 10
Vật lý 10
Vật lý 10 Kết Nối Tri Thức
Vật lý 10 Chân Trời Sáng Tạo
Vật lý 10 Cánh Diều
Giải bài tập Lý 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Lý 10 CTST
Giải bài tập Lý 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Vật Lý 10
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10
Hoá học 10
Hóa học 10 Kết Nối Tri Thức
Hóa học 10 Chân Trời Sáng Tạo
Hóa học 10 Cánh Diều
Giải bài tập Hóa 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Hóa 10 CTST
Giải bài tập Hóa 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Hóa 10
Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10
Sinh học 10
Sinh học 10 Kết Nối Tri Thức
Sinh học 10 Chân Trời Sáng Tạo
Sinh học 10 Cánh Diều
Giải bài tập Sinh 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Sinh 10 CTST
Giải bài tập Sinh 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Sinh học 10
Đề thi giữa HK1 môn Sinh 10
Lịch sử 10
Lịch Sử 10 Kết Nối Tri Thức
Lịch Sử 10 Chân Trời Sáng Tạo
Lịch Sử 10 Cánh Diều
Giải bài tập Lịch Sử 10 KNTT
Giải bài tập Lịch Sử 10 CTST
Giải bài tập Lịch Sử 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Lịch sử 10
Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10
Địa lý 10
Địa Lý 10 Kết Nối Tri Thức
Địa Lý 10 Chân Trời Sáng Tạo
Địa Lý 10 Cánh Diều
Giải bài tập Địa Lý 10 KNTT
Giải bài tập Địa Lý 10 CTST
Giải bài tập Địa Lý 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Địa lý 10
Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 10
GDKT & PL 10
GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức
Đề thi giữa HK1 môn GDKT&PL 10
GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo
GDKT & PL 10 Cánh Diều
Giải bài tập GDKT & PL 10 KNTT
Giải bài tập GDKT & PL 10 CTST
Giải bài tập GDKT & PL 10 CD
Trắc nghiệm GDKT & PL 10
Công nghệ 10
Công nghệ 10 Kết Nối Tri Thức
Công nghệ 10 Chân Trời Sáng Tạo
Công nghệ 10 Cánh Diều
Giải bài tập Công nghệ 10 KNTT
Giải bài tập Công nghệ 10 CTST
Giải bài tập Công nghệ 10 CD
Trắc nghiệm Công nghệ 10
Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10
Tin học 10
Tin học 10 Kết Nối Tri Thức
Tin học 10 Chân Trời Sáng Tạo
Tin học 10 Cánh Diều
Giải bài tập Tin học 10 KNTT
Giải bài tập Tin học 10 CTST
Giải bài tập Tin học 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tin học 10
Đề thi giữa HK1 môn Tin học 10
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 10
Tư liệu lớp 10
Xem nhiều nhất tuần
Đề thi giữa HK1 lớp 10
Đề thi giữa HK2 lớp 10
Đề thi HK1 lớp 10
Đề thi HK2 lớp 10
Video bồi dưỡng HSG môn Toán
Toán 10 Cánh Diều Bài tập cuối chương 1
Toán 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tập hợp
Toán 10 Kết nối tri thức Bài 1: Mệnh đề
Soạn bài Ra-ma buộc tội - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều
Soạn bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân - Ngữ văn 10 KNTT
Soạn bài Thần Trụ Trời - Ngữ văn 10 CTST
Văn mẫu về Tây Tiến
Văn mẫu về Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)
Văn mẫu về Bình Ngô đại cáo
Văn mẫu về Chữ người tử tù
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Bài Thơ Tỏ Lòng Viết Theo Thể Thơ Gì
-
Tỏ Lòng được Sáng Tác Theo Thể Thơ:
-
Bài Thơ Viết Theo Thể Thơ Gì? Em Hiểu Thế Nào Về Nhan đề “Thuật Hoài ...
-
Soạn Bài Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão
-
Bài Thơ Tỏ Lòng (Thuật Hoài) - Nội Dung, Dàn ý Phân Tích, Bố Cục, Tác Giả
-
Bài Thơ Tỏ Lòng Thuật Hoài, Phạm Ngũ Lão
-
TOP 15 Bài Phân Tích Tỏ Lòng Siêu Hay
-
Bài Thơ Tỏ Lòng được Làm Theo Thể Thơ Nào? - Hỏi Đáp
-
Tỏ Lòng (Hoàn Cảnh Sáng Tác, Tóm Tắt, Nội Dung, Sơ đồ Tư Duy)
-
[Sách Giải] Văn Mẫu: Tỏ Lòng - Học Online Cùng
-
Bài Thơ "Tỏ Lòng" được Viết Bằng Kiểu Chữ Nào? Theo Thể Loại Nào?
-
Phân Tích Bài Thơ Tỏ Lòng Chi Tiết, Dễ Hiểu Nhất - Nuôi Dạy Trẻ
-
Giới Thiệu Về Bài Thơ Tỏ Lòng Của Tác Giả Phạm Ngũ Lão
-
Top 8 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Tỏ Lòng Hay Nhất