Toán 5 - Chuyên đề 1: Từ đơn Từ Phức - Lớp 5

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 5 - Giáo Án, Bài Giảng Điện Tử Lớp 5

Trang ChủToán Lớp 5 Toán 5 - Chuyên đề 1: Từ đơn từ phức Toán 5 - Chuyên đề 1: Từ đơn từ phức

CHUYÊN ĐỀ 1

TỪ ĐƠN TỪ PHỨC

A.KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. Từ đơn: là từ có một tiếng có nghĩa.

2. Từ phức: là từ có từ 2 tiếng trở lên ghép lại mà có nghĩa.

Từ phức được chia thành 2 loại:Từ ghép, từ láy.

a) Từ ghép:

-Từ ghép tổng hợp (ghép hợp nghĩa) các tiếng ghép lại với nhau tạo thành một nghĩa chung:

VD : đi đứng, thúng mủng, cây cối

-Từ ghép phân loại (ghép phân nghĩa) có một tiếng chỉ loại lớn, một tiếng chỉ loại nhỏ (mang sắc thái riêng).

VD: xanh lè, xanh um, xanh biếc

b)Từ láy: là từ có một có một bộ phận được láy lại , lặp lại.( láy âm đầu, láy vần, láy tiếng, láy âm và vần)

*chú ý: để phân biệt từ đơn, từ ghép có thể dùng phép thử thêm từ vào giữa các kết hợp từ. Nếu thêm được thì kết hợp đó là 2 từ đơn, còn nếu không thêm được thì kết hợp đó là đó là từ ghép.

VD: rán bánh rán cái bánh (2 từ đơn)

 bánh rán Không thêm được từ vào giữa 2 kết hợp (từ ghép)

Phân biệt từ ghép, từ láy:

- Giống nhau: đều là từ nhiều tiếng ( 2; 3 hay 4 tiếng)

- Khác nhau:

 + Giữa các tiếng trong từ ghép có quan hệ về nghĩa ( Các từ khi tách ra thành từ đơn đều có nghĩa (từ ghép tổng hợp) hoặc liên kết với nhau rất chặt chẽ không thể tách rời nhau được)

+Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ về âm ( Các từ khi tách ra có một tiếng có nghĩa (nghĩa gốc), một tiếng không có nghĩa (mờ nghĩa)).

 

doc 12 trang Người đăng hang30 Lượt xem 4235Lượt tải 2 Download Bạn đang xem tài liệu "Toán 5 - Chuyên đề 1: Từ đơn từ phức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênChuyên đề 1 Từ đơn từ phức A.Kiến thức cần ghi nhớ 1. Từ đơn: là từ có một tiếng có nghĩa. 2. Từ phức: là từ có từ 2 tiếng trở lên ghép lại mà có nghĩa. Từ phức được chia thành 2 loại:Từ ghép, từ láy. a) Từ ghép: -Từ ghép tổng hợp (ghép hợp nghĩa) các tiếng ghép lại với nhau tạo thành một nghĩa chung: VD : đi đứng, thúng mủng, cây cối -Từ ghép phân loại (ghép phân nghĩa) có một tiếng chỉ loại lớn, một tiếng chỉ loại nhỏ (mang sắc thái riêng). VD: xanh lè, xanh um, xanh biếc b)Từ láy: là từ có một có một bộ phận được láy lại , lặp lại.( láy âm đầu, láy vần, láy tiếng, láy âm và vần) *chú ý: để phân biệt từ đơn, từ ghép có thể dùng phép thử thêm từ vào giữa các kết hợp từ. Nếu thêm được thì kết hợp đó là 2 từ đơn, còn nếu không thêm được thì kết hợp đó là đó là từ ghép. VD: rán bánh rán cái bánh (2 từ đơn) bánh rán Không thêm được từ vào giữa 2 kết hợp (từ ghép) Phân biệt từ ghép, từ láy: - Giống nhau: đều là từ nhiều tiếng ( 2; 3 hay 4 tiếng) - Khác nhau: + Giữa các tiếng trong từ ghép có quan hệ về nghĩa ( Các từ khi tách ra thành từ đơn đều có nghĩa (từ ghép tổng hợp) hoặc liên kết với nhau rất chặt chẽ không thể tách rời nhau được) +Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ về âm ( Các từ khi tách ra có một tiếng có nghĩa (nghĩa gốc), một tiếng không có nghĩa (mờ nghĩa)). B. Bài tập Bài tập 1:Dùng dấu gạch chéo phân tách từ đơn từ phức trong các câu văn sau : a) Xưa , có một ông thầy đồ lười , tiếng đồn khắp nơi , đến nỗi không ai dám cho con đến học cả . b)Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt . Đôi môi tái nhợt , quần áo tả tơi thảm hại . c)Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi Đáp án : a)Từ đơn :Xưa ,có,một,ông,lười ,không, ai, dám, cho, con , dén , học, cả. Từ phức : thầy đồ .tiếng đồn , khắp nơi ,đến nỗi, b). Từ đơn : và Từ phức : đôi mắt, ông lão, đỏ đọc , giàn giụa , nước mắt , tái nhợt , tả tơi , thảm hại c)Một /người/ ăn xin /già/ lọm khọm /đứng/ ngay/ trước/ mặt tôi /. Bài tập 2: Xác định từ ghép , hai gạch dưới tư láy trong hai khổ tờ sdau Sông la ơi Sông la G G Trong veo như ánh mắt G G Bờ tre xanh im mát G Mươn mướt đôi hàng mi L G Bè đi chiều thầm thì L Gỗ lượn đàn thong thả L Như bầy trâu lim dim ‘ G L Đằm mình trong êm ả L Sóng long lanh vẩy cá L G Chim hót trên bờ đê . G Bài tập 3: Cho các từ sau Chậm chạp , châm chọc , mê mẩn , mong ngóng ,nhỏ nhẹ , tươi tốt , vấn vương , tươi tắn * Hãy xếp các từ đó vào hai nhóm , Từ ghép, từ láy + Từ ghép : Nhỏ nhẹ , tươi tốt , mong ngóng , phương hướng , châm chọc + Từ láy :Chậm chạp , mong mỏi , tươi tắn , mê mẩn , vấn vương Bài tập 4 Dùng dầu gạch chéo phân tách giữa từ đơn , tư phức trong khổ thơ sau Ôi /Tổ Quốc/ giang sơn /hùng vĩ / Đất/ anh hùng/ của /thế kỉ /hai mươi / Hãy/kiêu hãnh /trên/ tuyến đầu/ chống Mĩ / Có /miền nam/ anh dũng/ tuyệt vời / Bài tập 5 gạch một gạch dưới từ ghép và hia gạch dười từ láy trong các câu văn sau Con trâu nhà em trông mập mạp . Mình nó đen bóng như gỗ mun . cái sừng của nhọn hoắt , vênh vênh . Thân hình nó béo mẫm và lực lưỡng , trông thật đáng yêu . Bài tập6: dùng dấu gạch chéo tách các từ trong hai câu sau rồi ghi lại từ đơn, từ phức trong câu: Bởi/ tôi / ăn uống/ điều độ/ và /làm việc/ chừng mực/ nên/ tôi /chóng lớn/ lắm/() Cứ/ chốc chốc/ tôi/ lại/ trịnh trọng/ và/ khoan thai/ đưa/ hai/chân/lên/ vuốt râu. Bài tập 7: Các chữ in đậm dưới đây là1từ phức hay 2 từ đơn: Nam vừa được bố mua cho một chiếc xe đạp.( từ phức) Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân.( là hai từ đơn) Vườn nhà em có nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài.( là một từ phức) Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa tím, hoa vàng.( là hai từ đơn) Bài tập 8: nghĩa của các từ: nhà cửa, ăn uống, sách vở có gì khác so với nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở? nghĩa của các từ phức: nhà cửa, ăn uống, sách vở mang tính khái quát, tổng hợp. Còn nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở mang tính cụ thể so với các từ trên. Bài tập 9: Phân các từ ghép trong từng nhóm dưới đây thành hai loại: Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại. a, máy nổ, máy ảnh, máy khâu, máy cày, máy móc, máy in, máy kéo. - Từ ghép có nghĩa tổng hợp: máy móc. - từ ghép có nghĩa phân loại: những từ còn lại. b, cây cam, , cây chanh, cây bưởi, cây cối, , cây công nghiệp, cây lương thực. - Từ ghép có nghĩa tổng hợp: cây cối - từ ghép có nghĩa phân loại:những từ còn lại. c, xe đạp, xe cải tiến, xe bò, xe buýt, xe cộ, xe ca, xe con, xe máy, xe lam. -Từ ghép có nghĩa tổng hợp: xe cộ. - từ ghép có nghĩa phân loại:những từ còn lại. Bài tập 10: Tìm các từ láy âm đầu trong đó có Vần ấp ở tiếng đứng trước: M: Khấp khểnh, lập loè, mập mờ, lấp lánh, mấp mô, rập rờn, lấp ló. Các từ láy này đều biểu thị trạng tháI ẩn- hiện, sáng- tối, cao – thấp, vào – ra, lên – xuống, có – khôngcủa sự vật hiện tượng. Vần ăn ở tiếng đứng sau: Theo em, nghĩa của từ láy tìm được ở mỗi nhóm giống nhau điểm nào? ngăy ngắn, đầy đặn, may mắn, bằng bặn, chắc chắn, vừa vặn.các từ này đều biểu thị tính chất đầy đủ, hoàn hảo, tốt đẹp. Bài tập 11 : Đọc đoạn văn sau: Biển luôn thay đổi theo màu sắc mây trời. Trời âm u, mây mưa, biển xám xịt,nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Theo Vũ Tú Nam Tìm các từ ghép trong đoạn văn trên rồi chia thành hai nhóm:Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại. Từ ghép có trong đoạn văn là: thay đổi, màu sắc mây trời, mây mưa, dông gió, đục ngầu, giận dữ, buồn vui, đăm chiêu, con người. - có nghĩa tổng hợp : thay đổi, màu sắc mây trời, mây mưa, dông gió, giận dữ, buồn vui, đăm chiêu. - từ ghép có nghĩa phân loại: đục ngầu, con người. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên rồi chia thành ba nhóm: Từ láy âm đầu, từ láy vần, từ láy âm đầu và vần. Các từ láy có trong đoạn văn trên là: - Láy âm đầu: Xám xịt, nặng nề, lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng. Láy vần: sôi nổi. từ láy âm đầu và vần: ầm ầm. Bài tập 12: xếp các từ : châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn, mải miết, xa lạ, xa xôi, phẳng lặng, phẳng phiu, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng vào bảng sau: Từ ghép Từ láy Châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt, phương hướng, xa lạ, phẳng lặng,mơ mộng . Bài 13: a)Ghép các tiếng sau thành 8 từ ghép có nghĩa tổng hợp: giá, lạnh, rét , buốt. b)Từ mỗi tiếng dưới đây hãy tạo ra các từ ghép, từ láy: a) nhỏ b) lạnh c) vui M: nhỏ bé, nhỏ nhoi Bài 14: Xác định 2 kiểu từ ghép(TH,PL) trong số các từ ghép sau: Nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt, lạnh giá. TH: Nóng bỏng ,nóng nực, lạnh giá. Bài 15: Từ mỗi tiếng dưới đây hãy tạo thành 2 từ láy chỉ màu sắc: đỏ, xanh, vàng , trắng, đen. Bài 16: Cho đoạn văn sau: “Mưa mùa xuân xô xao, phơi phớiNhững hạt mưa bé nhỏ , mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.” Hãy xác định từ đơn, từ ghép, từ láy có trong đoạn văn trên. Bài 17: Hày tìm 2 từ ghép, 2 từ láy nói về những đức tính của một học sinh giỏi. Bài 18: Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của con người. Bài 19: Tìm các tiếng thích hợp điền vào chỗ trống để có: a) các từ ghép b) các từ láy mềm. Mềm.. xanh.. xanh.. khoẻ. khoẻ. mạnh mạnh. Vui.. vui. Lạnh lạnh Bài 20: Cho các kết hợp sau: Xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, kéo xe, xe kéo, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, tập múa, bánh rán, rán bánh, bánh kẹo. Các kết hợp nào là từ ghép. Phân loại các từ ghép đó. Chuyên đề 2 Danh từ, động từ, tính từ I.Yêu cầu: - H nắm được khái niệm danh từ, động từ, tính từ - Biết nhận biết danh từ, động từ, tính từ trong câu văn. - Nắm được những danh từ đặc biệt, vận dụng vào thực tế. II.Lên Lớp: A. Các kiến thức cần ghi nhớ - Thế nào là danh từ, động từ, tính từ? - Lấy ví dụ minh hoạ? - Danh từ là những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng.( Hồ Chí Minh ,bàn, nhà, ) *Cách xác định danh từ: Có thể thêm vào trước nó một từ chỉ số lượng: một, hai, vài , dăm hoặc thêm vào sau nó một từ chỉ trỏ( này, kia, ấy, nọ). Nừu được thì đó là danh từ. VD: hai học sinh ba mét gỗ Học sinh này học sinh ấy. Cần phân biệt: -Danh từ chung (tên gọi chung của một loại sự vật): học sinh công nhân, thành phố -Danh từ riêng(Tên gọi riền của một sự vật) : Huế, Hà Nội, Tuấn, Mai, -Danh từ cụ thể: (chỉ những sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng giác quan). VD học sinh, nhà, gió -Danh từ trừu tượng: chỉ nhưngc sự vật mà ta nhận ra được nhờ suy nghĩ chứ không phải nhờ các giác quan. VD : hoà bình, đạo đức , niềm vui -Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của người và sự vật. (bay, nhảy, ngủ) *Cách xác định động từ: Thêm vào trước nó một từ chỉ mệnh (hãy, đừng, chớ) hoặc vào sau nó một từ chỉ sự hoàn thành ( rồi), nếu được thì đó là động từ. Một số động từ cần lưu ý: -Động từ nội động: chỉ sự hoạt động không nhằm vào một đối tượng nào: VD : ngủ, bay ,nhảy -Động từ ngoại động: Chỉ sự hoạt động nhằm vào một đối tượng nhất định. VD đọc, cắt, xây dưng -Các động từ đặc biệt: có , là, bị, được. -Tính từ là những từ chỉ tính chất: màu sắc, hinhd dáng, kích thước, trọng lượng, dung lượng, phẩm chất. ( đỏ, xanh, ngọt) - xác định những từ sau là từ loại gì? - cái đẹp, sự hy sinh, nổi nhớ, niềm vinh dự, màu xanh, cuộc vui, . Những từ trên thuộc từ loại danh từ vì: dẹp, hy sinh, nhớ, thương, vui. Là tính từ, động từ nhưng khi kết hợp với các từ như: nổi, niềm, cái, sự, màu, cuộc. Trở thành danh từ và gọi chung là danh từ trừu tượng. B. Bài tập : HD học sinh làm các bài tập Bài 1: Cho các từ sau: bác sĩ, nhân dân, hy vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, hoà bình, chiếc, mong muốn,bàn ghế, gió mùa, truyền thống, xã, tự hào, huyện, phấn khởi. a, Xếp các từ trên vào hai nhóm: - danh từ : bác sĩ, nhân dân, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, xe máy, sóng thần, hoà bình, chiếc, gió mùa, truyền thống, xã, huyện - Không phải danh từ.: hy vọng, mơ ước, mong muốn, tự hào, phấn khởi. b, xếp các danh từ tìm được vào các nhóm sau: - Danh từ chỉ người:bác sĩ, nhân dân, thợ mỏ - danh từ chỉ vật: thước kẻ, xe máy, bàn ghế. - Danh từ chỉ hiện tượng: sấm, sóng thần, gió mùa. - Danh từ chỉ khái nệm: văn học, hoà bình, truyền thống. - Danh từ chỉ đơn vị: cái, chiếc, xã, huyện. Bài 2: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau: Mùa xuân/ đã /đến. Những/ buổi chiều/ hửng ấm/, từng/ đàn/ chim én/ từ/ dãy/ núi/ đằng xa/ bay/ tới/, lượn vòng/ trên/ những/ bến đò/, đuổi nhau/ xập xè/ quanh /những/mái nhà/. Những /ngày/ mưa phùn/, người ta/ thấy/ trên/mấy/bãi soi/ dài/ nổi lên/ ở /giữa/ sông/, những/ con giang/, con sếu/cao/ gần/ bằng/ người/, theo/ nhau/ lửng thửng/ bước/ thấp thoáng/ trong/ bụi mưa/ trắng xoá. Theo Nguyễn Đình Thi Các danh từ trong đoạn văn là: mùa xuân, buổi chiều, đàn, chim én, dãy, núi, bến đò, mái nhà, ngày, mưa phùn, người ta, bãi soi, sông, con, giang, sếu, người, bụi mưa. ĐT: đến, bay, tới, lượn vòng, đuổi nhau, thấy, theo, bước. TT: Bài 3: Xác định động từ trong các từ được gạch dưới ở các câu sau: Nó đang suy nghĩ. ĐT Những suy nghĩ của nó rất sâu sắc. b)Tôi sẽ kết luận việc này sau. ĐT Kết luận của anh ấy rất rõ ràng. Nam ước mơ trở thành phi công vũ trụ. ĐT Những ước mơ của Nam thật viễn vông. Nhân dân thế giới mong muốn có hoà bình. ĐT Những mong muốn của nhân dân thế giới về hoà bình thật đẹp. Đề nghị cả lớp im lặng. ĐT Đó là một đề nghị hợp lý. Những hi vọng của bố mẹ ở con là có cơ sở. Bố mẹ hi vọng rất nhiều ở con. ĐT Yêu cầu mọi người giữ trật tự. ĐT Bài toán này có hai yêu cầu cần thực hiện. Bài 4: Tìm các danh từ, độngtừ trong đoạn văn sau: Ong xanh đảo quanh một lượt thăm dò, rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ dùng răng DT ĐT DT ĐT ĐT ĐT DT DT DT và chân bới đất. Những hạt đất vụn do dế đùn lên bị hất ra ngoài. Ong ngoạm, rứt, DT ĐT DT DT DT DT ĐT ĐT ĐT DT ĐT ĐT lôi ra một túm lá tươi. Thế là cửa đã mở. ĐT DT DT DT ĐT Bài 5: Tìm những từ ngữ chỉ thời gian ( đã, đang, sẽ, vẫn.) còn thiếu để điền vào chỗ trống: a) Lá bàng. đỏ ngọn cây. ( Đang) Sếu giang mang lạnh ..bay ngang trời ( Đang) Mùa đông còn hết em ơi Mà con én ..gọi người sang xuân. ( Đã) ( Tố Hữu) b) .như xưa, vườn dừa quê nội ( Vẫn) Sao lòng tôi thấy yêu hơn ( Vẫn) Ôi thân dừa. hai lần máu chảy ( Đã ) Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn. ( Lê Anh Xuân) c) Thác Y-a-ly là một thắng cảnh trên lưng chừng trời. ở đây có nhà máy thuỷ điện và.. là nơi nghỉ mát vô cùng hấp dẫn. ( Sẽ.sẽ) Bài 6: Tìm từ chỉ thời gian dùng sai trong các câu dưới đây rồi sửa lại cho đúng: Nó đang khỏi ốm từ tuần trước. .đã.. Mai nó về thì tôi sẽ đi rồi. .đã Ông ấy đã bận nên không tiếp khách. ..đang.. Năm ngoái,bà con nông dân đã gặt lúa thì bị bão. .đang. Bài 7. Xác định từ loại trong các câu sau : Sầu riêng , thơm mùi thơm của mít chín , béo cái béo của trứng gà . Nhân dân ta đang vui niềm vui xây dựng . Bài 8. Chim hót líu lo . Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất . Gió đưa mùi hương ngọt lan xa , phảng phất khắp rừng . Từ đoạn văn trên em hãy : Tìm các từ láy , từ ghép . Tìm các từ thuộc danh từ , động từ . Bài 9 Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau: Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà mái nghiền cói,nở nụ cười tươi đỏ. Bài 10 : Xếp các từ trong đoạn trích vào bảng phân loại ở dưới : Xuân đi học qua cánh đồng làng . Trời mây xám xịt , mưa ngâu rả rích . Đó đây có bóng người đi thăm ruộng hoặc be bờ . Xuân rón rén bước trên con đường lầy lội . Danh từ Động từ Tính từ Quan hệ từ b) Cho đoạn văn: Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên.Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ.Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. - Tìm từ đơn , từ ghép , từ láy trong các câu trên. - Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu trên. Bài 11: a)Hãy chỉ ra danh từ, động từ, tính từ trong câu sau: Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm. b)Đặt một câu trong đó có chủ ngữ là tính từ. Bài 12 Cho các từ :Xanh xám, thích thú, lời lẽ, niềm nở, niềm vui, nóng nảy, yêu thương, êm ấm, lợi ích, hờ, giận, nghĩ ngợi. Dựa vào cấu tạo, hãy sắp xếp các từ trên thành ba nhóm. đặt tên cho mỗi nhóm. Dựa vào từ loại, hãy sắp xếp các từ trên thành ba nhóm.Đặt tên cho mỗi nhóm. Bài 13: Chỉ ra danh từ, ĐT trong những dòng thơ sau: Muối Thái Bình ngược Hà Giang Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh. Bài 14 Tìm các DT,ĐT,TT trong câu ca dao: ăn no rồi lại nằm khèo Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem. Ăn thì chọn những miếng ngon Làm thì chọn việc cỏn con mà làm. Bài 15: Xác định từ loại trong đoạn thơ sau: “Mọc giữ dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời?” Thanh Hải Bài 16: Cho các từ: Hờn , giận, yêu, thương, nóng nảy, thuỷ chung, nhanh chóng, êm ấm, ích lợi, óng ả, nóng nực, xanh xám, phố phường, xe máy, che chở, nghĩ ngợi. dựa và cấu tạo, xếp các từ trên thành 3 nhóm. Đặt tên cho mỗi nhóm. Dựa vào từ loại, xếp các từ trên thành 3 nhóm. Đặt tên cho mỗi nhóm. Chuyên đề 3 Từ đồng nghĩa I.Kiến thức cần ghi nhớ Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau hoặc gần giống nhau. -Từ đồng nghĩa hoàn toàn thay thế được cho nhau. -Từ đồng nghĩa không hoàn toàn có thể thay thế được cho nhau khi thay thế cần phải xem xét. -GV yêu cầu HS lấy VD về từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn. II.Bài tập 1.Xếp các từ dưới đây thành các nhóm từ đồng nghĩa Chết, hi sinh, tàu hoả, xe hoả, máy bay, ăn , xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông. 2.Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ in nghiêng trong các dòng thơ sau: a) trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Xanh một màu trên diện rộng) b) Tháng Tám trời thu xanh thắm(Xanh tươi và đằm thắm) c) Một vùng cỏ mọc xanh rì.(Xanh đậm và đều, màu của cỏ cây rậm rạp) d) Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc (xanh lam đậm và tươi ánh lên) e) Xuối dài xanh mướt nương ngô. (Xanh tươi mỡ màng) 3.Chọn các từ thích hợp : Bé bỏng, nhỏ con , bé con, nhỏ nhắn điền vào chỗ trống Còn gì nữa mà nũng nịu lại đây chú bảo Thân hình Người nhưng rất khoẻ. 4. Những từ đeo, cõng, vác , ôm có thể thay thế cho từ địu trong câu thơ sau được không? Vì sao? Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô 5.Tìm các từ đồng nghĩa điền vào các nhóm dưới đây và nêu nghĩa chung của từng nhóm. a) Cắt, thái b) To, lớn c) Chăm, chăm chỉ 6. Trong các từ sau, từ nào không cùng nghía với các từ trong nhóm. a) Tổ quốc, tổ tiên, đất nước, gang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, non nước, nước non. b)Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ xở, nơi chôn rau cắt rốn. 6.Chọn các từ thích hợp nhất trong các từ sau điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh. Cảnh vật trưa hè ở đây., cây cối đứng, không gian không một tiếng động nhỏ. chỉ một màu chói trang. 7. Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau: Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi. ( Tố Hữu) Việt Nam đất nước ta ơi ! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn . ( Nguyễn Đình Thi) Đây suối Lê - nin , kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà. ( Hồ Chí Minh) Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông. ( Hồ Chí Minh) 8.Tìm từ ngữ đồng nghĩa trong mỗi đoạn thơ sau . Viết đoạn văn nêu rõ tác dụng của cách sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa này. a) Mình về với Bác đường xuôi Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Nhớ ông cụ mắt sáng ngời áo nâu túi vải , đẹp tươi lạ thường! ( Tố Hữu) b) Hoan hô anh giải phóng quân! Kính chào Anh , con người đẹp nhất Lịch sử hôn Anh , chàng trai chân đất Sống hiên ngang , bất khuất trên đời Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. 9.Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống. a) Đi vắng, nhờ người ...... giúp nhà cửa ( chăm chút, chăm lo, chăm nom, chăm sóc, trông coi, trông nom) b) Cả nể trước lời mời, tôi đành phải.... ngồi rốn lại (do dự, lưỡng lự , chần chừ, phân vân, ngần ngại) c) Bác gửi..... cho các cháu nhiều cái hôn thân ái. (cho, biếu, biếu xén, tặng, cấp , phát, ban, dâng, tiến, hiến) Chuyên đề 4 Từ trái nghĩa A.Kiến thức cần ghi nhớ -Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. -Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động trạng thái đối lập nhau. B.Bài tập 1. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng , cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết. 2. Xếp các từ sau thành cặp từ trái nghĩa: cười, gọn gàng, mới, hoang phí, ồn ào, khéo, đoàn kết, nhanh nhẹn, bừa bãi, khóc, lặng lẽ, chia rẽ, chậm chạp, vụng, tiết kiệm, cũ. 3.Tìm các từ trái nghĩa trong các câu thơ sau: a) Sao đang vui vẻ ra buồn bã Vừa mới quen nhau đã lạ lùng b) Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng d) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm Đời ta gương vỡ lại lành Cây khô cây lại đâm cành nở hoa Đắng cay nay mới ngọt bùi Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau. 4. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ tục nghwx dưới đây a) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết b) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. -Chết đứng còn hơn sống quỳ -Chết vinh còn hơn sống nhục -Chết trong còn hơn sống đục. d) -Ngày nắng đêm mưa. -Khôn nhà dại chợ -Lên thác xuống ghềnh. -Kẻ ở người đi. -Việc nhỏ nghĩa lớn. -Chân cứng đã mềm. -Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ. -Một miêngd khi đói bằng một gió khi no. -én bay thấp mưa ngập cầu ao, én bay cao mưa rào lại tạnh. 5.Với mỗi từ in nghiêng dưới đây hãytìm một từ trái nghĩa a) già: - qủa già. -người già -cân già b) chạy: -người chạy -ô tô chạy -đồng hồ chạy c) nhạt: -muối nhạt -đường nhạt -màu áo nhạt. d) cứng -thép cứng -học lực loại cứng -động tác còn cứng e) non - con chim non -tay nghề non 6.Diền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống Lá . đùm lá. Viêc nhà thì., việc cô bác thì Sáng chiều. Nói..quên.. .ấm.êm. .đe.búa. Giấy.mực.. Đi..về. 7.Tìm các từ trái nghĩa tả: a) Hình dáng: béo/gầy. b)Trạng thái: thức? Ngủ.. c)Tính chất: tốt/ xấu 8.Tìm các từ trái nghĩa với các từ in đậm sau: -hoa tươi -cau tươi -rau tươi -củi tươi -cá tươi -nét mặt tươi -trứng tươi -màu sắc tươi 9.a)Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: nhỏ bé, sáng sủa, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, đoàn kết. b) Chọn một cặp từ trái nghĩa nêu trên để đặy câu ( hai từ trái nghĩa cùng xuất hiện trong một câu) 10. Tìm 2 từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ thông minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de BDHSG Tieng Viet 5.doc
Tài liệu liên quan
  • docGiáo án Toán khối 5 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Hứa Tạo

    Lượt xem Lượt xem: 433 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docToán 5 - Một phương pháp giải toán

    Lượt xem Lượt xem: 620 Lượt tải Lượt tải: 0

  • pptBài giảng Toán học 5 - Tiết 139: Diện tích của một hình

    Lượt xem Lượt xem: 628 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docxĐề cương ôn tập giữa kì 1 môn Toán Lớp 5 - Trường Tiểu học Việt Hưng

    Lượt xem Lượt xem: 187 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docToán 5 - Chuyên đề 1: Từ đơn từ phức

    Lượt xem Lượt xem: 4235 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docToán 5 - Bài toán tính tuổi

    Lượt xem Lượt xem: 786 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án giảng dạy tuần 31

    Lượt xem Lượt xem: 1261 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docGiáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

    Lượt xem Lượt xem: 510 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 16, 17, 18

    Lượt xem Lượt xem: 3771 Lượt tải Lượt tải: 5

  • docBài tập Toán lớp 5: Tìm x và Tính nhanh

    Lượt xem Lượt xem: 120 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2024 Lop5.net - Giáo án điện tử lớp 5, Thư viện Luận Văn tham khảo

Facebook Twitter

Từ khóa » Từ đơn Là Gì Lớp 5