Toàn Bản Gia Phả Đại Tộc Lê Văn Lưu Lại - 1912
- Trang nhất
- Trang chủ
- Thống kê
- Trang nhất
- Toàn bản tộc phả Lê Đại tộc Lệ Sơn
黎 大 族 遺 留 家 譜 全 本 | TOÀN BẢN GIA PHẢ CỦA ĐẠI TỘC LÊ VĂN LƯU LẠI |
TOÀN BẢN GIA PHẢ CỦA ĐẠI TỘC LÊ VĂN LƯU LẠI
Tộc Lê Văn ở xã Lệ Sơn, tổng An Thới thượng, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn.
Những người trong tộc là Quản cơ[1] Lê Nhượng, Bá hộ[2] Lê Thành, Viên tử Lê Niên, Cựu trùm trưởng Lê Giáo, Nguyên sắc Lê Dốc cùng kính cẩn viết lời tựa.
Việc tộc có gia phả như nước có sử. Quốc sử thì ghi lại thế thứ quân thần; gia phả thì ghi lại cội cành. Trách nhiệm của con cháu trăm đời là có thể không ngừng ghi chép lại sự việc, tiếp tục sửa chữa gia phả để làm cơ sở tin cậy và phân biệt đúng sai.
Đức của tổ tiên gầy dựng từ lâu đời. Đến nay cành lá các đời sum xuê tươi đẹp ấy là nhờ căn cội vun đắp, làm cho cháu con kết trái, hưng vượng. Tổ tiên che chở nửa nghìn năm, tông tích vẫn còn đó; trăm năm cơ đồ vẫn như xưa. Trộm nghĩ, trải qua nhiều năm, con chữ trang giấy bị mối mọt làm hư hỏng. Nay ắt phải biên soạn lại thành một quyển mới, sao chép theo đúng những việc trước đây.
Ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tí đời vua Duy Tân thứ 6 (1912), cùng họp 4 phái, phụng nghinh bản gia phả cũ ở từ đường. Những người trong tộc như Nho sĩ Lê Thả, Lê Vận… khâu lại thành tập, biên soạn, tu chỉnh từ thủy tổ đến 4 phái; kế tiếp ghi lại tổ 4 đời biên thành quyển, chăm chút tránh thất lạc, nhằm làm thành quyển tông phả của gia tộc, để cho trăm đời không thay đổi, muôn đời vẫn nhìn thấy rõ. Nay kính tựa.
Tông phả tộc Lê
Tổ đời thứ 1[3], ngài Lê Đại Độ từ xã Thần Phù, trấn Nghệ An vâng mệnh nhà vua vào dinh Quảng Nam khai thác bổn xứ. Cuối cùng già về lại bắc, sinh hạ ngài Lê Văn Cốc[4].
Tổ đời thứ 2, ngài Lê Văn Cốc theo cha, chết chôn ở phủ Thuận Hóa, sau quy táng tại bổn xứ cựu Cồn Mồ. Vợ là bà Nguyễn Thị Nương, chết quy táng tại Cồn Mồ. Sinh hạ Lê Văn Minh.
Tổ đời thứ 3, ngài Lê Văn Minh chết chôn tại xứ Toàn Sơn bản xã, tức nay là Cửa Đình xứ Cây Dừa. Vợ là bà Trần Thị Tiên, chết chôn tại Cồn Mồ. Sinh hạ ngài Lê Công Lỗ.
Tổ đời thứ 4, ngài Lê Công Lỗ, chết chôn tại xứ cựu Bà Điên, Cồn Mồ. Vợ là bà Đoàn Thị Liễu, chết chôn tại Cồn Mồ. Sinh hạ Lê Công Mạnh.
Tổ đời thứ 5, ngài Lê Công Mạnh mất vào ngày 15 tháng 3, chôn tại Cây Duối/Rỏi, nay là xứ Ông Kịp, tọa Càn hướng Tốn[5]. Vợ là bà Đặng Thị Nga, sinh hạ một người con trai, bệnh mất vào ngày 19 tháng 2, mộ táng tại Cồn Mồ. Sinh hạ Lê Công Lượng.
Tổ đời thứ 6, ngài Lê Công Lượng, mất vào ngày 14 tháng 8, mộ tại Cồn Mồ. Vợ là bà Đặng Thị Khuy, mất ngày 20 tháng 9, chưa rõ mộ đặt ở đâu, sinh hạ 2 người con trai. Con trai trưởng là Lê Công Lảo/Lào[6], con trai thứ là Lê Công Tồn.
Ngài Công Tồn sinh hạ 5 người con trai: Lê Nho, Lê Nhuyến, Lê Chân, Lê Chúng, Lê Ất. Sau đó ngài Lê Tồn càng (đi) xa càng không thân, không có thông tin rõ ràng, đến nay không rõ có quan hệ gì.
Tổ đời thứ 7, ngài Lê Công Lảo húy là Suối, chết chôn tại Cồn Mồ. Vợ là bà Đặng Thị Xuân, chết chôn tại Cồn Mồ. Sinh hạ 4 người con trai: Lê Công Đường, Lê Văn Tấn húy là Phúc, Lê Văn Truân húy Toán, Lê Phúc Thượng húy là Tiến.
Từ Lê Tiến trở xuống duy chỉ Lê sinh Quang Bật, húy là Binh, còn lại đều không khai[7].
Tổ đời thứ 8, ngài Lê Công Đường húy là Tình. Sinh hạ 8 người con trai, ngài mất chôn ở xứ Ông Kiệpthuộc bổn xã, cũ là Cồn Nhà Lệ. Vợ là bà Đặng[8] Thị Sắc, mất chôn tại xứ Bà Điên thuộc bổn xã, cũ là Cồn Mồ. Sinh hạ 8 người con trai: Trai trưởng là Lê Hiệu húy là Nhom; thứ là Lê Thời Danh húy là Nghìn, tức xưa phân làm đệ nhất phái; Lê Hiền húy là Tể; Lê Hữu Đệ húy là Phả, tức xưa phân làm đệ nhị phái; Lê Hữu Huynh húy là Cam, do vô tự; Lê Phúc Thành húy là Phúc Binh Mĩ, tức xưa phân làm đệ tam phái; Lê Bách Tuế húy là Quảy, tức xưa phân làm đệ tứ phái; Lê Văn Hân, do vô tự. Ở đời Lê Hiệu, nghe nói có cháu[9] là Lê Văn Ong, Lê Văn Lạo/Liêu cho đến nay vẫn chưa rõ; thế hệ Lê Hiền nghe nói có cháu[10] Thự và Cách, cho đến nay vẫn chưa rõ. Mộ bà chôn tại xứ Bà Điên, cựu khuôn viên Cồn Mồ, tọa Nam hướng Bắc, hiện vẫn còn. Ngài mất ngày 19 tháng 2, mộ táng tại Nhà Lệ xứ Ông Kiệp, tọa Tí hướng Ngọ[11]. Từ xưa người ta nói phú thọ đa nam, “độc quy”[12] vậy.
Tổ đời thứ 9, tổ phái thứ nhất, ngài Lê Thời Danh, húy là Ngàn. Vợ là bà nào thì đã mất thông tin. Mộ chôn tại xứ Bàu Trừng, lò Ông Môn. Sinh hạ Lê Văn Lâu/Sâu, truyền xuống Lê Văn Nổi, truyền xuống Lê Văn Hạc, truyền xuống Lê Văn Hóa.
Tổ đời thứ 9, tổ phái thứ hai, ngài Lê Hữu Đệ, húy là Chư, chết chôn tại xứ Ông Kịp bản xã, cựu Nhà Lệ. Vợ là bà Đặng Thị Chiết, mất ngày 17 tháng 7, mộ táng tại xứ Ông Kiệp. Sinh hạ 5 người con trai: Lê Quân, Lê Miễn, Lê Biều/Bầu, Lê Vĩ, Lê Nịnh (?). Trưởng tử Lê Quân sinh hạ Lê Công Địch húy là Khuyến, truyền xuống Lê Văn Khôi, truyền xuống Lê Văn Hựu húy là Diện.
Tổ đời thứ 9, tổ phái thứ ba, ngài Lê Phước Thành húy Binh Phúc Mĩ, mộ táng tại ấp Toàn Sơn (Quản Mô Hồng)[13]. Sinh hạ Lê Văn Đức, truyền xuống Lê Văn Nghi húy là Triều/Triêu, truyền xuống Lê Văn Võ húy là Ích/Dật (獈), truyền xuống con trưởng là Lê Văn Sơ húy là Dịch và con thứ là Lê Văn Mang tức là Lão (狫).
Tổ đời thứ 9, tổ phái thứ tư, ngài Lê Bách Tuế húy là Quảy. Sinh hạ Lê Văn Thiếp (Viên nhậm Văn Giữa), truyền xuống Lê Văn Tào, truyền xuống Lê Văn Phương, truyền xuống Lê Văn Sóng.
Quản cơ Lê Văn Nhượng thủ kí (kí tay).
Bá hộ Lê Văn Thành thủ kí.
Viên tử Lê Văn Niên điểm chỉ (in dấu tay).
Thủ cửu Lê Văn Dốc thủ kí.
Nguyên Trùm trưởng Lê Giáo thủ kí.
Đệ nhất phái tộc trưởng Lê Khiêm thủ kí.
Phụng chép tông phả Lí trưởng Lê Thả, Lê Vận cùng thủ kí.
|
[1] Một chức quan võ nhỏ dưới triều Nguyễn, hàm Chánh tứ phẩm. Theo Sổ tay từ ngữ lịch sử (quan chế) giải thích: “Chức quan võ chỉ huy một cơ linh trong phiên chế quân đội thời Lê - Trịnh, hàm chánh tứ phẩm”.
[2] Bá hộ: Phẩm hàm cấp cho hào lí và những người giàu có ở nông thôn có công lao hoặc tham gia đóng góp tiền cho nhà nước
[3] Bản gốc chữ Hán ghi thứ 18. Ở đây hiểu là đời thứ 18 kể từ người viết gia phả (đời số 10) trở về trước.
[4] Không ghi tên vợ, ngày kị, nơi chôn cất.
[5] Đầu hướng Càn (Tây Bắc, 312 đến 318 độ), chân hướng Tốn (Đông Nam, 127,6 độ – 142,5 độ)
[6] Tên Nôm, không phải tên Hán.
[7] Câu này chưa được rõ ý. Cần nghiên cứu thêm.
[8] Nhìn giống chữ Trịnh.
[9] Trong bản gốc ghi là “điệt tôn”, tức là cháu gọi bác hoặc chú.
[10] Trong bản gốc ghi là “điệt tôn”.
[11] Đầu hướng Tí (Bắc, 357,5 độ đến 7,5 độ), chân hướng Ngọ (Nam, 177 đến 183 độ).
[12] Chữ “độc quy” ở đây chưa được hiểu như thế nào. Theo nghĩa của chữ, “độc quy” có nghĩa là “trở về một mình”, “một mình trở về”, hoặc bóng gió “chết nhưng chỉ có một mình” (?).
[13] Chưa rõ nghĩa 3 từ Quản Mô Hồng. Phải chăng là vợ của Lê Phước Thành?
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết TweetNhững tin cũ hơn
-
Đặc điểm phả tộc và bia, mộ của tộc Lê Lệ Sơn
(12/07/2017) -
Bảng dẫn hệ tộc Lê Lệ Sơn 2010 (đến đời thứ 19)
(12/07/2017)
Từ khóa » Tộc Lê Văn Quảng Nam
-
TỘC PHẢ HỌ LÊ VĂN
-
Họ Tộc Lê Văn, Cuộc Chia Ly Gần Hai Thế Kỷ
-
Hệ Thống Tổ Chức | Tộc Lê Quảng Nam Đà Nẵng's Blog
-
QUẢNG NAM LÊ VĂN TỘC CHI NHÁNH PHƯƠNG NAM - YouTube
-
Tộc Lê Văn | 090 282 40 46 | Quảng Nam - Việt-Biz
-
Tộc Lê Văn. Tiên Cảnh, Tiên Phước, Quảng Nam
-
Nhà Thờ Tộc Lê Văn, Quảng Nam
-
Tộc Lê Văn, Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam
-
Chiến Thắng đồn Khương Thượng, Góp Phần Tiêu Diệt Quân Thanh ...
-
Gia Phả: Lê Văn (Quảng Đại)
-
Lê (165) - Gia Phả Việt Nam
-
Hội đồng Họ Lê Quảng Nam Đà Nẵng - Bài Viết | Facebook