Toàn Bộ Tác Dụng Của Nấm Linh Chi Và Lưu ý để Sử Dụng đúng Cách ...
Có thể bạn quan tâm
Nấm linh chi từ lâu đã trở thành “thần dược” vì có tác dụng kìm hãm tế bào ung thư, giảm mệt mỏi, suy giàm thần kinh, bảo vệ gan và giải độc gan,… Với rất nhiều tác dụng chữa bệnh, nấm linh chi từ ngàn năm nay luôn đã là thảo dược quý được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách không những không có lợi cho sức khoẻ mà có rất nhiều tác hại. Bài viết: Toàn bộ tác dụng của nấm linh chi và lưu ý để sử dụng đúng cách biến nấm linh chi thành “thần dược” giúp bạn hiểu về loại thần dược này và biết sử dụng nấm linh chi đạt hiệu quả nhất.
Mục lục
- 1. Nấm linh chi.
- 1.1 Nấm linh chi là gì?
- 1.2 Mô tả cây nấm linh chi.
- 2. Các loại nấm linh chi và cách sử dụng.
- 2.1 Phân loại nấm linh chi theo màu sắc.
- 2.2 Phân loại nấm linh chi theo nguồn gốc xuất xứ.
- 3. Phân bố, thu hái và chế biến nấm linh chi.
- 4. Thành phần hoá học của nấm linh chi.
- 5. Tác dụng của nấm linh chi.
- 5.1 Nấm linh chi tốt cho tim.
- 5.2 Điều hoà huyết áp, chữa huyết áp không ổn định.
- 6. Cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả.
- 7. Những lưu ý khi sử dụng nấm linh chi.
- 8. Những ai không nên dùng nấm linh chi?
1. Nấm linh chi.
1.1 Nấm linh chi là gì?
Nấm linh chi có tên gọi khác là linh chi thảo, nấm trường thọ, nấm lim, thuốc thần tiên.
Tên khoa học: Ganoderma lucidum. Thuộc họ nấm gỗ Ganodermataceae.
1.2 Mô tả cây nấm linh chi.
Linh chi từ lâu đã là loại thuốc quý hiếm chỉ có vua chúa, nhà giàu mới có để sử dụng.
Ngày nay, do sự tiến bộ của khoa học hiện đại các bí mật về nấm linh chi dần được làm rõ tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa có thể kết luận được.
Về thực vật, nấm linh chi không phải loại cỏ mà là một loại nấm hoá gỗ, có cuống dài hoặc ngắn.
Mũ nấm có dạng hình thận, có dạng hình tròn hoặc hình quạt. Cuống thường cắm không ở giữ mũ nấm mà lệch sang một phía mũ.
Hình trụ tròn hay dẹt có thể phân nhánh cuống và cuóng có màu khác nhau tuỳ theo loại, loại đỏ thay đổi từ nâu đến đỏ vàng, đỏ cam, mặt trên bóng loáng như đánh vecni, trên mặt mũ có vân đồng tâm.
Thụ tầng màu trắng ngà, khi già ngả màu nâu vàng, mang nhiều lỗ nhỏ li ti là các ống thụ tầng mang bào tử. Bào tử loài xích chi hình trứng, được bao bọc bởi 2 lớp màng, màng ngoài nhẵn, không mầu, màng trong rỉ sắt, lỗ nảy mầm có hình gai nhọn.
Toàn nấm gồm những sợi nấm không màu, trong sáng, đường kính từ 1 đến 3 mm, có phân nhánh.
2. Các loại nấm linh chi và cách sử dụng.
Có mấy loại nấm linh chi? Làm thế nào để phân biệt nấm linh chi.
Hiện nay có 2 cách phân loại nấm linh chi là theo màu sắc và nguồn gốc xuất xứ. Dưới đây là cách phân biệt nấm linh chi.
2.1 Phân loại nấm linh chi theo màu sắc.
Cách đây khoảng 2.000 năm trong:” Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân đã giới thiệu nấm linh chi với khoảng 2.000 từ với 6 loại linh chi mang màu sắc và tên khác nhau. Theo kinh nghiệm xưa, tất cả các loại linh chi màu sắc khác nhau đều được sử dụng nhưng chúng có tính chất và tác dụng khác nhau.
✅ Thanh chi (Linh chi màu xanh): tính bình, không độc, chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ, cường khí, chữa viêm gan cấp và mãn tính.
✅ Hồng chi (Linh chi màu hồng) còn gọi là đơn chi, xích chi: vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí nhớ, chữa các bệnh thuộc về huyết, thần kinh và tim.
✅ Hoàng chi ( Linh chi màu vàng) còn gọi là kim chi: vị ngọt, tính bình, không độc, làm mạnh hệ thống miễn dịch.
✅ Bạch chi (Linh chi màu trắng) còn gọi là ngọc chi: vị cay, tính bình, không độc, chủ trị hen,ích phế khí.
✅ Hắc chi (linh chi màu đen) còn gọi là huyền chi: vị mặn, tính bình, không độc, chủ trị bí tiểu tiện, sỏi thận, bệnh ở cơ quan bài tiết..
✅ Tử chi (Linh chi màu tím): Vị ngọt, tính ôn, không có độc, chủ trị đau nhức xương khớp, gân cốt.
Tên khoa học của các loại nấm là Ganoderma lucidum, tuy nhiên linh chi tím có thể được gọi là Ganoderma japonicum.
2.2 Phân loại nấm linh chi theo nguồn gốc xuất xứ.
• Nấm linh chi Việt Nam.
Nấm linh chi Việt Nam còn gọi là nấm lim xanh, thuộc họ nấm linh chi, rất quý hiếm, chỉ mọc trên cây gỗ lim đã chết.
• Nấm linh chi Nhật Bản.
Nấm linh chi Nhật Bản chủ yếu là các loại nấm linh chi đỏ. Đây là loại nấm được nghiên cứu và trồng theo quy mô công nghiệp. Tai nấm dày và cứng hơn nhiều so với nấm linh chi Việt Nam, mặt dưới màu vàng chanh. Thời gian nuôi trồng nấm linh chi Nhật Bản gấp đôi các loại nấm khác trên thế giới. Khi uống có vị đắng hơn các nấm Linh Chi khác.
• Nấm linh chi Hàn Quốc.
Nấm linh chi Hàn Quốc có các loại nấm nổi tiếng: nấm linh chi đỏ, linh chi vàng, nấm linh chi Thượng Hoàng, nấm cổ linh chi…. Hiện nay nấm linh chi Hàn Quốc được trồng phục vụ trong nước và xuất khẩu. Nấm linh chi Hàn Quốc được tin dùng và được ưu chuộng trên toàn thế giới.
• Nấm linh chi Trung Quốc.
Nấm linh chi Trung Quốc có hình quả thận, màu vàng nâu hoặc vàng xám, nấm xốp, ấn mạnh vào mặt trên thấy mềm và lõm xuống. Loài này thường dùng để làm thành nấm linh chi Hàn Quốc giả. Trọng lượng của nấm linh chi Trung Quốc nhẹ hơn nhiều so với nấm linh chi Hàn Quốc, dễ bị mốc, mọt, không đảm bảo về chất lượng và dinh dưỡng, thường là các loại nấm dại, không rõ nguồn gốc.
3. Phân bố, thu hái và chế biến nấm linh chi.
Nấm linh chi mọc hoang dại ở các vùng núi cao lạnh ở một số tỉnh của Trung Quốc như: Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây.
Nấm linh chi được trồng theo quy mô công nghiệp để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu như: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc.
Nấm linh chi sau khi thu hoạch được sấy khô rồi sử dụng bào chế các dạng bột, thuốc nước ngọt hay đông khô.
4. Thành phần hoá học của nấm linh chi.
Theo nghiên cứu khoa học, nấm linh chi chứa các thành phần: nước, lignin, protein, chất khử, steroit, axit amin, dầu béo, ergosterol, germanium.
Germanium trong nấm linh chi cao hơn trong nhân sâm từ 5 đến 8 lần. Germanium có tác dụng giúp khí huyết lưu thông, các tế bào hấp thu oxy tốt hơn.
Lượng polysacarit trong linh chi giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, bảo vệ gan, cô lập và diệt tế bào ung thư.
Axit ganoderic có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.
5. Tác dụng của nấm linh chi.
Theo Đông Y, nấm linh chi là loại thuốc bổ, dùng lâu ngày sẽ giúp nhẹ người, tăng tuổi thọ. Dưới đây là các tác dụng của nấm linh chi đặc biệt là tác dụng chữa bệnh của nấm linh chi.
5.1 Nấm linh chi tốt cho tim.
Do có chứa các axitamin và germanium nên nấm linh chi chữa bệnh đau thắt cơ tim, bệnh mạch vành của tim, bảo vệ tim và giúp cho tim khoẻ mạnh.
Ngoài ra chất adenosin trong nấm có tác dụng chống xơ vữa động mạch và các biến chứng xơ vữa động mạch vành, loại trừ cholesterol trong máu và các thành mạch.
5.2 Điều hoà huyết áp, chữa huyết áp không ổn định.
Nấm linh chi giúp tăng cường tuần hoàn máu nên có thể điều hoà huyết áp, chuyên dùng cho bệnh nhân huyết áp không ổn định.
Nấm linh chi tốt cho bệnh nhân huyết áp cao.
Bệnh nhân huyết áp thấp đang điều trị huyết áp không nên dùng nấm linh chi.
5.3 Chữa viêm phế quản, hen.
Dùng bạch linh ( nấm linh chi trắng) điều trị hen, ích khí.
5.4 Uống nấm linh chi làm đẹp da hiệu quả.
Uống nấm linh chi có làm đẹp da không? Đó là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ thắc mắc.
Với thành phần axit ganodemic làm trẻ hoá các mô cơ thể và tế bào, có tác dụng bài trừ độc tố của cơ thể, thúc đẩy tái tạo tế bào và trẻ hoá làn da. Bên cạnh đó còn khắc phụ các bệnh rối loạn nội tiết tố, làm đẹp da, giúp ngăn ngừa các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá. Vì vậy nấm linh chi có tác dụng làm đẹp da, rất tốt cho sức khoẻ đặc biệt là nữ giới.
5.5 Nấm linh chi có tác dụng phòng chống béo phì và giảm cân tự nhiên.
Trong nấm linh chi có hàm lượng germanium hữu cơ cao hơn nhân sâm từ 5 đến 8 lần. Dùng linh chi đỏ mỗi ngày giúp chống béo phì và có thể giảm cân một cách tự nhiên mà không bị nhăn da, mệt mỏi.
5.6 Nấm linh chi giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khoẻ.
Lượng polysacarit trong linh chi giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, giúp cơ thể có sức đề kháng để chống lại các loại virus, vi khuẩn.
5.7 Nấm linh chi có tác dụng tốt cho hệ tiêu hoá.
Nấm linh chi giúp làm sạch đường ruột, thúc đẩy hệ tiêu hoá, chống táo bón.
5.8 Chữa thấp khớp.
Tử chi (Linh chi màu tím): Vị ngọt, tính ôn, không có độc, chủ trị đau nhức xương khớp, gân cốt.
5.9 Bảo vệ gan, chữa viêm gan mãn.
Nhóm sterois trong nấm linh chi đỏ có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan, ngừng tổng hợp cholesterol phòng tránh gan nhiễm mỡ.
Trong điều trị bệnh gan, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào Lympho nhờ khả năng sản xuất các interferon trong cơ thể, làm sản sinh ra các loại vitamin, chất khoáng, chất đạm cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể.
5.10 Tốt cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
Nấm linh chi có tác dụng trẻ hoá làn da, tăng cường trí nhớ, làm tăng tuổi thọ, tăng cường oxy trong máu tốt cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
5.11 Nấm linh chi hỗ trợ điều trị và phòng chống ung thư.
Chất germanium trong nấm linh chi giúp ngăn chặn tế bào ung thư phát triển đồng thời giúp loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
5.12 Giúp tăng cường trí nhớ, bảo vệ não, kích thích sự phát triển của não bộ.
Uống nấm linh chi thường xuyên làm giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp an thần, thư giãn đầu óc. Bên cạnh đó nấm linh chi còn được dùng để tăng cường trí nhớ, kích thích não bộ phát triển, hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, giảm stress hiệu quả.
5.13 Nấm linh chi có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Do có chứa Polysacchanride có tác dụng khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tuỵ giúp cho thúc đẩy quá trình điều tiết insulin, cải thiện nhiều chức năng cơ bản của Insulin, làm giảm đường huyết trong máu của người mắc bệnh tiểu đường.
5.14 Tác dụng chống dị ứng, chống viêm.
Axit ganoderic có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.Vì vậy nấm linh chi các tác dụng khử độc tố cho cơ thể, giúp cơ thể giải độc nhanh.
6. Cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả.
Dưới đây là các cách sử dụng nấm linh chi để tăng cường sức khoẻ, hỗ trợ chữa các bệnh .
6.1 Đun nước uống.
Cách dùng đơn giản nhất là dùng toàn nấm linh chi đã phơi sấy khô, thái mỏng hoặc tán thành bột đun nước sôi kỹ (sôi 15 đến 30 phút) lấy nước uống trong ngày.
Nước sắc nấm linh chi có mùi thơm, vị hơi đắng, có thể thêm đường hay mật ong vào cho dễ uống.
Liều dùng: Mỗi ngày uống từ 2 đến 5g nấm linh chi.
6.2 Nấu cùng canh, súp.
Nhiều người mua nấm linh chi khô về nấu canh, súp, làm món ăn bổ cao cấp, hoặc nấu cùng thịt và các vị thuốc bổ khác.
6.3 Nấu cháo nấm linh chi.
Phụ nữ sau sinh , trẻ em, người mới uống dậy ăn cháo nấm linh chi giúp cơ thể hồi phục sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng và bổ sung dưỡng chất.
6.4 Chế biến thành dạng thuốc.
Ở các nước, nấm linh chi được bào chế thành thuốc dạng viên linh chi, thuốc nước ngọt có linh chi, nước sắc linh chi đông kho đóng thành nang, mỗi nang chứ từ 300- 500 mg đông khô nấm linh chi. Liều dùng: 1-2 nang một ngày. Dùng nước nóng để uống nước.
6.5 Làm thành trà nấm linh chi linh chi.
Nghiền nấm linh chi thành bột rồi cho hãm bằng nước sôi trong 5 phút rồi uống cả bã.
Bên cạnh đó, Linh chi được đóng thành trà túi lọc pha uống hoặc dùng trà nhân sâm phối hợp cùng linh chi.
6.6 Sắc cùng các vị thuốc khác.
Linh chi được sử dụng cùng các vị thuốc khác được sắc thành thuốc Đông Y, chữa các bệnh tuỳ từng bài thuốc khác nhau.
6.7 Ngâm rượu nấm linh chi.
Dùng nấm linh chi khô để nguyên tai hoặc thái lát, ngâm trong vòng 1 tháng thì sử dụng được, rượu để càng lâu càng tốt.
Nên uống rượu linh chi vào sau bữa tối, mỗi ngày uống từ 1 đến 2 ly nhỏ.
6.8 Cách dùng nấm linh chi làm đẹp da.
Nấm linh chi nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong đùng để đắp mặt, trị mụn hiệu quả.
7. Những lưu ý khi sử dụng nấm linh chi.
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về nấm linh chi giúp bạn lưu ý khi sử dụng để nấm linh chi được sử dụng đúng cách giúp hiệu quả tốt nhất cho cơ thể bạn.
7.1 Nên sử dụng nấm linh chi vào thời gian nào?
Nấm linh chi nên dùng vào buổi sáng, lúc đói bụng. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu thải độc của nấm. Khi sử dụng có biểu hiện đi tiêu nhiều lần chứng tỏ tác dụng thanh lọc chất độc trong cơ thể.
7.2 Làm thế nào để tăng cường hấp thu dược chất trong nấm linh chi?
Khi uống nấm linh chi có thể kết hợp vitamin C vì sẽ làm tăng cường hấp thu dược chất cho cơ thể. Ngoài ra khu đun, hãm linh chi có thể cho thêm cam thảo, táo tàu, atiso hoặc cỏ ngọt để giảm bớt vị đắng, giúp dễ uống mà không làm ảnh hưởng đến dược tính.
7.3 Người bị huyết áp cao có uống nấm linh chi được không?
Người bị huyết áp cao có thể sử dụng nấm linh chi để điều hoà huyết áp nhưng chỉ nên dùng nấm linh chi sau khi đã ăn no và không uống vào buổi tối.
7.4 Phụ nữ có thai có thể dùng nấm linh chi không?
Phụ nữ có thai dùng nấm linh chi sẽ rất tốt cho cơ thể. Nấm linh chi giúp ăn ngon ngủ tốt, chống mệt mỏi, bảo vệ gan, tăng sức đề kháng, đồng thơi cung cấp dưỡng chất cho thai nhi đặc biệt trong phát triển não bộ của bé.
Lưu ý nên dùng nấm linh chi từ tuần thứ 15 trở đi, dùng khoảng 0,5 lít/ ngày. Những thai phụ sức khoẻ yếu, huyết áp thấp, bị hoa mắt chóng mặt không nên dùng nấm linh chi.
Phụ nữ sau sinh dùng nấm linh chi giúp hồi phục cơ thể, làm đẹp da, giảm cân hiệu quả.
7.5 Trẻ em có thể dùng nấm linh chi không?
Nấm linh chi có tác dụng rất tốt cho trẻ em, tuy nhiên do hệ tiêu hoá còn non yếu, không thể hấp thu quá nhiều chất bổ dưỡng nên chỉ nên dùng cho trẻ em trên 2 tuổi với hàm lượng thấp. Có thể nấu canh hoặc nấu cháo nấm linh chi cho trẻ.
7.6 Uống nấm linh chi nhiều có tốt không?
Các tác dụng kể trên của nấm linh chi đã chứng minh nấm linh chi là thần dược cho cơ thể. Tuy nhiên, nấm linh chi có tính hàn, vì vậy trước khi uống bạn cần thử để xem có phù hợp với cơ thể không. Nếu không có vấn đề gì bạn có thể uống nước nấm linh chi hàng ngày để tăng cường sức khoẻ, chống lại các bệnh mãn tính.
7.7 Cách bảo quản nấm linh chi.
Nấm linh chi có thể phơi khô để ở nơi thoáng mát hoặ được bảo quản tươi trong ngăn đá tủ lạnh.
8. Những ai không nên dùng nấm linh chi?
Nấm linh chi tuy rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Dưới đây là một số người không nên dùng nấm linh chi:
8.1 Người huyết áp thấp không nên dùng nấm linh chi.
Nấm linh chi rất tốt cho người cao huyết áp nhưng là không tốt cho người huyết áp thấp hoặc những người đang chuẩn bị phẫu thuật.
Những người huyết áp thấp khi sử dụng nấm linh chi có thể dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mắt, buồn nôn do huyết áp xuống thấp hơn.
8.2 Những người vừa phẫu thuật hoặc đang chuẩn bị phẫu thuật không nên dùng nấm linh chi.
Những người này đang cần chờ để theo dõi các triệu chứng trước và sau phẫu thuật để ổn định cơ thể trước.
8.3 Người bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
Với những người này khi sử dụng nấm linh chi sẽ làm tăng triệu chứng khiến bệnh nặng hơn.
Những người dị ứng với các loại nấm.
Cần thận trọng khi sử dụng đối với những người có tiền sử dị ứng với các loại nấm.
Bài viết có thể bạn quan tâm:
10+ tác dụng của chè vằng. Cách sử dụng chè vằng để trở thành thần dược chữa bệnh
Cây chè xanh và 18+ tác dụng của cây chè xanh. Vì sao nên thường xuyên uống chè xanh?
Lá cây trầu không với 23 tác dụng chữa bệnh của lá cây trầu không.
Bài viết của Dongytinhhoa.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.
Từ khóa » Tác Dụng Cây Nấm Linh Chi
-
Công Dụng Của Nấm Linh Chi - Bệnh Viện Nhân Dân 115
-
Uống Nấm Linh Chi Có Tác Dụng Gì? Dùng Không đúng Có Thể Ngộ độc ...
-
Nấm Linh Chi Có Tác Dụng Gì? Lợi ích Và Rủi Ro | Vinmec
-
6 Tác Dụng Của Trà Nấm Linh Chi Giúp Tăng Cường Sức Khỏe Và Phòng ...
-
Nấm Linh Chi Là Gì? Tác Dụng Của Nấm Linh Chi Và Giá Nấm Linh Chi
-
Hướng Dẫn 10 Cách Sử Dụng Nấm Linh Chi Hiệu Quả, An Toàn Và đơn ...
-
Nấm Linh Chi Có Thể Chữa được Ung Thư
-
Nấm Linh Chi Có Tác Dụng Gì? Đặc Điểm, Cách Dùng Và Những ...
-
Nấm Linh Chi Là Gì? Tác Dụng Và Cách Dùng Nấm Linh Chi Hiệu Quả
-
Nấm Linh Chi Hàn Quốc: Tác Dụng & Cách Dùng, Giá Bán
-
Uống Nước Nấm Linh Chi Hàng Ngày Có Tác Dụng Gì Và 6 Tác Hại Cần ...
-
7 Lợi ích Sức Khỏe Từ Việc Sử Dụng Nấm Linh Chi Mà Bạn Chưa Biết
-
Nấm Linh Chi - Tác Dụng Và Cách Dùng Thảo Dược Trị Bệnh
-
Nấm Linh Chi | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương