Toàn Cảnh Bản đồ Quy Hoạch đường Cao Tốc Bắc Nam
Có thể bạn quan tâm
Là dự án trọng điểm quốc gia, những thông tin liên quan đến bản đồ quy hoạch đường cao tốc Bắc - Nam luôn nhận được sự quan tâm lớn.
Tuyến đường cao tốc Bắc – Nam (ký hiệu toàn tuyến là CT01) là tên gọi thông dụng của 1 tuyến đường cao tốc tại Việt Nam, nằm sát với Quốc lộ 1A huyết mạch, thông suốt giữa 2 miền Nam và Bắc Việt Nam. Tuyến cao tốc Bắc - Nam chỉ nối từ Hà Nội đến Cần Thơ, trong khi đó, Quốc lộ 1A lại nối từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
Đường Cao tốc Bắc-Nam được Chính phủ buộc phải gấp rút triển khai, nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên chở lớn, tốc độ cao và an toàn, kết nối các trung tâm kinh tế từ Hà Nội tới Tp. Hồ Chí Minh qua 20 tỉnh, thành thị. Đường cao tốc Bắc - Nam có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của cả nước. Tuyến đường này đã và đang trải qua một quá trình dài để xây dựng cũng như hoàn thiện.
Bài viết xin được cung cấp một số thông tin về quy hoạch đường cao tốc Bắc - Nam, vai trò ý nghĩa của tuyến đường cũng như những diễn biến mới nhất về tiến độ, các chỉ đạo liên quan đến việc triển khai dự án đường cao tốc.
Mục tiêu xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam
- Hình thành mạng lưới đường cao tốc quốc gia, đảm bảo các trung tâm kinh tế chính yếu, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao kết nối với nhau. Trong đó, tập trung xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam, ưu tiên các tuyến đường cao tốc nối các thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng), các tuyến ra các cảng biển lớn.
- Cải thiện và tạo khả năng liên kết cao với các phương thức vận tải hiện đại khác và hội nhập khu vực, quốc tế.
- Mặc dù các tuyến đường cao tốc được xây dựng riêng rẽ, nhưng phải đảm bảo liên kết được với mạng đường bộ hiện có, cũng như mối liên hệ với môi trường và cảnh quan.
- Góp phần giải quyết ách tắc giao thông, trước hết là tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các tuyến đường cao tốc trong Quy hoạch được hoạch định với quy mô lớn nhất, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có thể thi công sao cho nhất quán, phân kỳ xây dựng để phù hợp với lưu lượng xe và điều kiện tài chính, cũng như thực hiện quản lý đất đai, hạn chế chi phí thu hồi đất, giải phóng mặt bằng trong tương lai.
Bản đồ quy hoạch đường cao tốc Bắc - Nam
Quy mô đường cao tốc Bắc - Nam
Đường cao tốc Bắc – Nam được quy hoạch 2 tuyến với tổng chiều dài khoảng 3.083 km có tốc độ thiết kế trong khoảng 100km/h-120 km/h, quy mô từ 4-6 làn xe:
- Tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông, chiều dài khoảng 1.941 km; bao gồm 16 đoạn tuyến với các điểm nút là: Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Phan Thiết, Dầu Giây, Long Thành, Bến Lức, Trung Lương, Mỹ Thuận và Cần Thơ.
- Tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây, chiều dài khoảng 1.321 km; đi qua địa phận 23 tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang.
Tổng mức đầu tư đường cao tốc Bắc - Nam là 229.829 tỷ đồng. Trong đó nhà đầu tư huy động được 136.286 tỷ đồng và Nhà nước hỗ trợ 93.534 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40,7%).
Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Bắc
Gồm 07 tuyến hướng tâm kết nối với Thủ đô Hà Nội, có tổng chiều dài 1.099 km, cụ thể gồm các tuyến như sau:
- Lạng Sơn – Bắc Giang – Bắc Ninh, dài 130 km.
- Hà Nội – Hải Phòng, dài 105 km.
- Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai, dài 264 km.
- Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái, dài 294 km.
- Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn), dài 90 km.
- Láng – Hòa Lạc – Hòa Bình, dài 56 km.
- Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh, dài 160 km.
Hệ thống đường cao tốc khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Gồm 03 tuyến với tổng chiều dài 264 km, cụ thể các tuyến như sau:
- Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) – Hương Sơn (Hà Tĩnh), dài 34 km.
- Cam Lộ (Quảng Trị) – Lao Bảo (Quảng Trị), dài 70 km.
- Quy Nhơn (Bình Định) – Pleiku (Gia Lai), dài 160 km.
Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Nam
Gồm 07 tuyến với tổng chiều dài 984 km, cụ thể như sau:
- Biên Hòa (Đồng Nai) – Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), dài 76 km.
- Dầu Giây (Đồng Nai) – Đà Lạt (Lâm Đồng), dài 209 km.
- Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – Chơn Thành (Bình Phước), dài 69 km.
- Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (Tây Ninh), dài 55 km.
- Châu Đốc (An Giang) – Cần Thơ – Sóc Trăng, dài 200 km.
- Hà Tiên – Rạch Giá (Kiên Giang) – Bạc Liêu, dài 225 km.
- Cần Thơ – Cà Mau, dài 150 km.
BĐS Bình Dương, Bình Phước hưởng lợi cực lớn từ tuyến cao tốc Tp. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành nằm trong dự án tuyến cao tốc Bắc - Nam. Tuyến đường này giúp rút ngắn khoảng cách giữa Tp. HCM với tỉnh Bình Dương và Bình Phước, tạo động lực để phát triển kinh tế cho cả 3 nơi.
Sau khi tuyến đường này hoàn thành, thời gian di chuyển qua lại giữa Tp. HCM với tỉnh Bình Dương, Bình Phước sẽ rút ngắn xuống còn 1 nửa thời gian. Lúc này, người dân Tp. HCM lựa chọn sinh sống ở tỉnh nhưng làm việc tại trung tâm Tp. HCM không còn là việc quá khó khăn. Nhất là khi đất ở thành phố ngày càng khan hiếm và đắt đỏ thì lựa chọn sống tại Bình Dương hay Bình Phước được xem là bài toán thông minh.
Đón đầu xu hướng này, rất nhiều các dự án nhà ở tại Bình Phước, Bình Dương đã ra đời. Những dự án này không chỉ bán nhà đất đơn thuần mà còn mang đến một không gian sống hiện đại, gần gũi với thiên nhiên, hướng đến sức khỏe của con người.
Ví dụ như nhà phố Phúc An Garden - đại diện tiêu biểu cho xu hướng "bỏ phố" tìm đến những yên bình hơn nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi, hiện đại và không quá xa thành phố. Thông qua tuyến cao tốc Bắc - Nam, việc di chuyển từ dự án đến các khu vực khác lân cận trở nên quá dễ dàng và nhanh chóng.
Hệ thống đường vành đai cao tốc tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Đường vành đai Thành phố Hà Nội
- Vành đai 3, dài 56 km.
- Vành đai 4, dài 125 km.
Đường vành đai Thành phố Hồ Chí Minh
- Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh
Tiến độ xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam
Theo quy hoạch chi tiết đường cao tốc Bắc - Nam, tiến độ các tuyến thành phần như sau.
Với các đoạn tuyến được đầu tư xây dựng đến năm 2015
- TP Hồ Chí Minh - Trung Lương: đã thông xe vào năm 2010
- Hà Nội - Ninh Bình: đã thông xe vào năm 2012
- Long Thành - Dầu Giây: đã thông xe vào năm 2015
- Đà Nẵng - Quảng Ngãi: đã thông xe vào năm 2018
- Long Thành - Bến Lức: sẽ thông xe vào đầu năm 2024
- Trung Lương - Mỹ Thuận: sẽ thông xe vào giữa năm 2022
- Mỹ Thuận - Cần Thơ: khởi công vào tháng 10 năm 2020 thông xe vào năm 2023
Với các đoạn triển khai từ năm 2016 - 2020
- Ninh Bình - Thanh Hoá: sẽ thông xe vào cuối năm 2024
- Thanh Hoá - Hà Tĩnh: sẽ thông xe vào năm 2024
- Quảng Trị - Đà Nẵng: sẽ thông xe vào năm 2024
- Nha Trang - Phan Thiết: sẽ thông xe vào giữa năm 2024
- Phan Thiết - Dầu Giây: sẽ thông xe vào cuối năm 2023
Giai đoạn 2021 - 2025: đầu tư vào các đoạn gồm Hà Tĩnh - Quảng Bình, Quảng Bình - Quảng Trị, Quảng Ngãi - Bình Định, Bình Định - Nha Trang và mở rộng đoạn La Sơn - Tuý Loan.
Giai đoạn sau năm 2025: tập trung xây dựng đoạn Cần Thơ - Cà Mau và hoàn chỉnh toàn tuyến.
Những cột mốc quan trọng của dự án đường cao tốc Bắc - Nam
Ngày 21/1/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, nối từ Hà Nội đến Cần Thơ, với tổng vốn đầu tư trên 300.000 tỷ đồng. Tuyến cao tốc này có chiều dài khoảng 1.811km, bao gồm 16 đoạn tuyến, quy mô 4 - 8 làn xe với lộ trình xây dựng đến năm 2030.
Năm 2016, Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác lập mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411km.
Cuối tháng 11/2017, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Vào ngày 30/9/2020, Bộ GTVT đã khởi công đồng loạt ba dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 gồm: đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45 (Ninh Bình - Thanh Hóa), đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận) và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây (Bình Thuận - Đồng Nai).
Khi cả 03 dự án này cùng hoàn thành theo kế hoạch, cả nước sẽ có thêm 260km đường cao tốc được đưa vào khai thác. Trong đó, có 200km nối từ Bình Thuận đến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tăng cường kết nối Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Ngoài ra, còn 5 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam khác ở phía Đông cũng đang được đấu thầu nhà đầu tư thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Nếu chọn được nhà đầu tư và sớm triển khai thì vào năm 2023, Việt Nam sẽ có tổng cộng 654,3km đường cao tốc thuộc 11 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông được đưa vào khai thác (kéo dài từ Ninh Bình đến Hà Tĩnh và từ Nha Trang đến Tp. Hồ Chí Minh).
Trong tháng 09/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Theo đó, đến năm 2030, nước ta có thể khai thác 5.000 km đường cao tốc.
Cụ thể, tập trung hoàn thiện tuyến đường bộ Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, một số tuyến cao tốc khu vực Nam Bộ, Miền Trung - Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và các tuyến vành đai đô thị tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. Đồng thời nêu rõ, quy hoạch lần phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu cũng như sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Quy hoạch đường cao tốc Bắc - Nam tạo cú hích cho kinh tế
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ nhận định, trong 5 phương thức vận tải hiện nay ở nước ta (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không), tỷ trọng hàng hóa lưu thông trên đường bộ chiếm tới hơn 70%, lượng hành khách chiếm hơn 90%. Việc phát triển hệ thống đường cao tốc là thực tế khách quan. Theo ông: “Đường cao tốc Bắc - Nam song song với trục hiện hữu Quốc lộ 1 sẽ góp phần giải tỏa cho tuyến này, nâng cao tốc độ lưu hành, bảo đảm ATGT, phát triển không gian đô thị”.
TS Nguyễn Hữu Đức - chuyên gia giao thông, từng có nhiều năm kinh nghiệm cố vấn cao cấp cho Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) khẳng định, bất kỳ giai đoạn nào, hạ tầng giao thông cũng luôn là nguồn động lực rất lớn cho sự phát triển kinh tế của quốc gia. So với đường bộ thông thường, cao tốc có lợi thế vượt trội hơn hẳn, giúp di chuyển nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, nhiên liệu và các hệ lụy từ ùn tắc giao thông,...
PGS.TS Ngô Trí Long – chuyên gia kinh tế khẳng định: “cao tốc Bắc – Nam sẽ là trục xương sống của mạng lưới giao thông quốc gia, do khả năng tiếp cận đa dạng của các đối tượng khai thác”.
Tuyến cao tốc này kết nối với nhiều tuyến quốc lộ, do đó, các địa phương xung quanh tuyến có thể xem xét đến việc quy hoạch lại khu công nghiệp, khu kinh tế; dựa trên lợi thế của đường cao tốc để phát triển kinh tế đa ngành, tạo nguồn việc làm, thu hút lao động. Chính vì vậy mà Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, cao tốc Bắc - Nam nhìn về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương.
Hy vọng những thông tin toàn cảnh về bản đồ quy hoạch đường cao tốc Bắc - Nam sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn chi tiết hơn cũng như cập nhật tin tức mới nhất về dự án giao thông trọng điểm này.
Xem thêm:
- Danh sách 10 khu công nghiệp Hải Phòng đã hoạt động (đến năm 2020)
- Top 8 khu công nghiệp ở Hà Nội quy mô lớn nhất (đến năm 2020)
- Top 5 khu công nghiệp ở Việt Nam quy mô lớn nhất (cập nhật mới)
Từ khóa » Bản đồ Tuyến đường Cao Tốc Bắc Nam
-
Bản đồ Quy Hoạch Chi Tiết đường Cao Tốc Bắc Nam
-
Thông Tin Bản đồ Quy Hoạch Cao Tốc Bắc - Nam đầy đủ Nhất
-
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC NAM - Pinterest
-
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC NAM TOÀN TUYẾN
-
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC NAM CHI TIẾT
-
Chi Tiết Bản Đồ Quy Hoạch Đường Cao Tốc Bắc Nam, Bản Đồ Quy ...
-
Toàn Cảnh Bản đồ Quy Hoạch đường Cao Tốc Bắc Nam
-
Bản đồ Quy Hoạch đường Cao Tốc Bắc Nam - Haiermobile
-
Thông Tin Bản đồ Quy Hoạch Cao Tốc Bắc – Nam đầy đủ Nhất
-
Chi Tiết Bản đồ Quy Hoạch đường Cao Tốc Bắc Nam
-
Đường Cao Tốc Bắc – Nam (Đông Việt Nam) - Wikipedia
-
Đường Cao Tốc Bắc Nam - Quy Hoạch - Nhà Phố Đồng Nai
-
[PDF] 4 QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC-NAM