Toàn Cảnh Căng Thẳng Leo Thang Từng Ngày ở Biên Giới Ukraine

[eMagazine] Toàn cảnh căng thẳng leo thang từng ngày ở biên giới Ukraine - Ảnh 1.

Bản đồ về sự triển khai lực lượng Nga quanh Ukraine. Ảnh: The New York Times

Nga lên tiếng kêu gọi NATO không mở rộng hơn nữa về phía Đông. Trái lại, Mỹ thúc giục Nga tôn trọng chủ quyền của Ukraine và cam kết trả đũa nếu Moscow tiếp tục hành động bị xem là khiêu khích và gây hấn. Không dừng lại ở đó, Washington còn triển khai binh sĩ đến một số nước đồng minh NATO ở Đông Âu.

Dưới đây là bức tranh toàn cảnh về cuộc khủng hoảng nói trên:

[eMagazine] Toàn cảnh căng thẳng leo thang từng ngày ở biên giới Ukraine - Ảnh 2.

Loạt ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga lại gia tăng hiện diện quân sự gần biên giới Ukraine, làm gia tăng nỗi lo về một cuộc tấn công tiềm tàng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khi đó cáo buộc Nga đã huy động 100.000 binh sĩ, cùng với xe tăng và thiết bị quân sự hạng nặng tại khu vực biên giới giữa 2 nước. Lầu Năm Góc cũng tuyên bố đã nắm những thông tin về "hoạt động bất thường" và đang theo dõi sát sao tình hình trong khu vực.

[eMagazine] Toàn cảnh căng thẳng leo thang từng ngày ở biên giới Ukraine - Ảnh 3.

Ảnh vệ tinh của Công ty Maxar Technologies (Mỹ) cho thấy các đơn vị thiết giáp và khí tài hỗ trợ của Nga ở thị trấn Yelnya – Nga. Ảnh: Maxar Technologies

Ngày 17-11, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo các lực lượng vũ trang nước này đã tổ chức các cuộc tập trận gần biên giới bán đảo Crimea, vốn được Nga sáp nhập, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực này.

Đến cuối tháng, Nga bác bỏ thông tin trên, đồng thời cáo buộc Ukraine tăng quân tại biên giới mình, cũng như yêu cầu có sự bảo đảm pháp lý rằng nước này sẽ không bao giờ gia nhập NATO.

[eMagazine] Toàn cảnh căng thẳng leo thang từng ngày ở biên giới Ukraine - Ảnh 4.

Ngày 7-12: Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông chủ Điện Kremlin kêu gọi NATO bảo đảm chấm dứt mở rộng sang hướng Đông. Trong khi đó, ông chủ Nhà Trắng dọa áp đặt các biện pháp kinh tế nặng nề nếu Nga tấn công Ukraine.

Sau cuộc họp tại TP Liverpool - Anh, Bộ trưởng Ngoại giao các nước G7 (nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới) cũng gửi thông điệp tương tự đến Nga, cảnh báo quốc gia này về hậu quả nặng nề nếu tấn công Ukraine. Bộ trưởng Ngoại giao các nước G7 còn hối thúc Moscow quay lại bàn đàm phán.

[eMagazine] Toàn cảnh căng thẳng leo thang từng ngày ở biên giới Ukraine - Ảnh 5.

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc hội đàm trực tuyến với người đồng cấp Nga Vladimir Putin hôm 7-12. Ảnh: Reuters

Ngày 16-12: Liên minh châu Âu (EU) và NATO cảnh báo về "những hậu quả chiến lược khủng khiếp" nếu "sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine tiếp tục bị tấn công".

Ngày 17-12: Nga đưa ra đề xuất nhằm hạn chế ảnh hưởng của Mỹ và NATO đối với các nước thuộc Liên Xô trước đây.

[eMagazine] Toàn cảnh căng thẳng leo thang từng ngày ở biên giới Ukraine - Ảnh 6.

Ngày 2-1: Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Zelensky, ông Biden cam kết Mỹ và các đồng minh sẽ hành động "dứt khoát" nếu Nga "tiếp tục xâm lược" Ukraine.

Ngày 11-1: Nga tập trận bắn đạn thật, với sự tham gia của xe tăng và binh sĩ, gần Ukraine. Đây là tín hiệu cho thấy Moscow không vội vã trong việc cắt giảm hiện diện quân sự gần biên giới với quốc gia láng giềng.

Khoảng 3.000 binh lính và 300 khí tài quân sự được triển khai trong đợt tập trận nêu trên, bao gồm xe tăng T-72B3 và xe chiến đấu bộ binh BMP-2, để tập luyện tấn công mục tiêu địch ở khoảng cách lên đến 1.200 m, di chuyển trong lúc địch tấn công và trinh sát…

[eMagazine] Toàn cảnh căng thẳng leo thang từng ngày ở biên giới Ukraine - Ảnh 7.

Cuộc tập trận ngày 11-1 gần Ukraine có sự tham gia của xe tăng T-72B3. Ảnh: Reuters

Ngày 13-1: Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Zbigniew Rau cảnh báo nguy cơ chiến tranh khi đàm phán Nga-phương Tây liên quan đến căng thẳng Ukraine rơi vào bế tắc.

Ngày 17-1: Nga bắt đầu di chuyển quân đến nước láng giềng phía Bắc của Ukraine là Belarus để tập trận chung. Động thái này làm phương Tây thêm lo ngại về việc Moscow đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công.

-Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko thông báo quân đội nước này sẽ tập trận chung với lực lượng của Nga vào tháng 2. Cuộc tập trận chung có tên United Resolve (tạm dịch: Quyết tâm của liên minh), sẽ diễn ra khi Nga cũng tập hợp lực lượng dọc theo biên giới phía Đông của Ukraine.

Theo kế hoạch, cuộc tập trận diễn ra tại phía Tây Belarus, gần biên giới với một số nước thành viên NATO như Ba Lan, Lithuania và sườn phía Nam giáp với Ukraine. Tập trận có nội dung giả định quân đội Belarus phải đối phó với lực lượng đến từ phía Tây.

[eMagazine] Toàn cảnh căng thẳng leo thang từng ngày ở biên giới Ukraine - Ảnh 8.

Ngày 19-1: Mỹ thông báo cung cấp thêm khoản hỗ trợ an ninh 200 triệu USD cho Ukraine.

Ngày 21-1: Các nước Estonia, Latvia và Lithuania thông báo sẽ đưa tên lửa chống tăng, chống máy bay để giúp Ukraine tự vệ. Trong khi đó, Nga đòi NATO rút quân khỏi Romania và Bulgaria.

Ngày 24-1: NATO thông báo đặt các lực lượng vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, đồng thời tăng cường hiện diện quân sự ở Đông Âu với tàu chiến và máy bay chiến đấu để ứng phó với hành động quân sự của Nga ở biên giới Ukraine.

Hạm đội Baltic Nga (RBF) thông báo 2 tàu chiến lớp Steregushchiy, gồm Soobrazitelnyy và Stoikiy, đã rời cảng Baltiysk để tham gia các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn dự kiến diễn ra đến hết tháng 2.

Đây là một phần trong chuỗi tập trận quy mô lớn được Hải quân Nga tiến hành đến hết tháng 2. Hải quân Nga sẽ điều động hơn 140 tàu chiến và tàu hậu thuẫn, khoảng 60 máy bay và 10.000 binh sĩ cho đợt tập trận này.

Ngày 25-1: Nga tiến hành cuộc tập trận với sự tham gia của 6.000 binh sĩ và ít nhất 60 máy bay ở gần Ukraine và tại Crimea.

Ngày 26-1: Mỹ từ chối đóng cánh cửa NATO đối với Ukraine. NATO cũng cho rằng nhiều đòi hỏi an ninh của Moscow là "không thể chấp nhận hoặc phi thực tế".

Ngày 27-1: Trung Quốc lên tiếng cho rằng nên nghiêm túc xem xét các mối quan ngại an ninh của Nga.

Ngày 28-1: Tổng thống Putin cho rằng phương Tây đã phớt lờ những quan ngại chính của Nga về sự mở rộng của NATO, đồng thời triển khai hệ thống vũ khí tấn công gần biên giới Nga.

[eMagazine] Toàn cảnh căng thẳng leo thang từng ngày ở biên giới Ukraine - Ảnh 9.

Ngày 2-2: Mỹ thông báo triển khai 2.000 binh sĩ đến Ba Lan và Đức, cũng như đưa thêm 1.000 binh sĩ đến Romania, dẫn đến phản ứng lên án từ Nga.

[eMagazine] Toàn cảnh căng thẳng leo thang từng ngày ở biên giới Ukraine - Ảnh 10.

Binh sĩ Ukraine đón hàng viện trợ quân sự của Mỹ đến sân bay ở ngoại ô thủ đô Kiev - Ukraine hôm 5-2. Ảnh: Reuters

Ngày 7-2: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Nga hội đàm với Tổng thống Putin. Dù không có kết quả đột phá nào, hai nhà lãnh đạo Nga và Pháp vẫn bày tỏ hy vọng có thể tìm được giải pháp cho cuộc khủng hoảng.

Sau cuộc gặp, ông Putin cho biết sẵn sàng thỏa hiệp và sẽ xem xét các đề xuất do người đồng cấp Pháp Macron. Dù vậy, ông Putin vẫn quy trách nhiệm cho phương Tây vì căng thẳng gia tăng liên quan đến Ukraine. Trong khi đó, ông Macron cho biết đã đưa ra các đề xuất nhằm giải quyết nỗi lo của cả Nga và phương Tây. Chẳng hạn như hai bên cam kết sẽ không thực hiện thêm hành động quân sự, tiến hành đối thoại chiến lược mới và nỗ lực khôi phục tiến trình hòa bình liên quan đến xung đột giữa chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai ở miền Đông nước này.

[eMagazine] Toàn cảnh căng thẳng leo thang từng ngày ở biên giới Ukraine - Ảnh 11.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron tại cuộc họp báo ở thủ đô Moscow, Nga hôm 7-2 Ảnh: Reuters

Theo tiết lộ của một quan chức Pháp, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hứa sẽ không triển khai thêm bất kỳ sáng kiến quân sự mới nào gần Ukraine trong thời điểm hiện tại, tránh các hành vi leo thang có thể làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng. Cũng theo quan chức này, nhà lãnh đạo Nga đã đồng ý rằng các binh sĩ tham gia cuộc tập trận trên lãnh thổ Belarus gần biên giới Ukraine sẽ được rút về sau khi tập trận kết thúc.

Tại Nhà Trắng, Tổng thống Joe Biden đã tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong bối cảnh hai nước này nỗ lực tìm kiếm "mặt trận thống nhất" trong việc đối phó kịch bản Nga "tấn công" Ukraine. Thủ tướng Scholz tuyên bố sau cuộc gặp ông Biden rằng Nga sẽ phải "trả cái giá rất đắt nếu tấn công Ukraine". Dù vậy, nhà lãnh đạo này cũng nhấn mạnh đến nỗ lực ngoại giao đang và sắp diễn ra, trong đó có cuộc đàm phán 4 bên giữa Đức, Pháp, Ukraine và Nga.

Bất đồng về tuyến đường ống khí đốt Nord Stream 2 có thể đe dọa đến "mặt trận thống nhất" Mỹ - Đức. Tại cuộc họp báo chung với ông Scholz, Tổng thống Biden khẳng định sẽ "chấm dứt" tuyến đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga đến Đức này nếu Moscow "xâm lược" Kiev. Trong khi đó, ông Scholz từ chối cam kết chấm dứt nó nếu Nga tấn công Ukraine.

Ngày 8-2: Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã nhóm họp tại Berlin để thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau đó, Thủ tướng Scholz nhấn mạnh họ thống nhất mục tiêu duy trì hòa bình tại châu Âu thông qua ngoại giao và những thông điệp rõ ràng và sự sẵn lòng hành động cùng nhau.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết 6 chiến hạm trên đang từ Địa Trung Hải hướng tới biển Đen để tham gia các cuộc tập trận hải quân "được lên kế hoạch trước". Hồi tháng 1, Nga thông báo lực lượng hải quân nước này sẽ tiến hành một loạt cuộc tập trận với sự góp mặt của tất cả hạm đội vào tháng 1 và tháng 2. Địa điểm tập trận từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương.

Cùng ngày 8-2, Nga cũng xác nhận bắt đầu các cuộc tập trận hải quân ở khu vực phía Nam.

[eMagazine] Toàn cảnh căng thẳng leo thang từng ngày ở biên giới Ukraine - Ảnh 13.

Hai máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3 của Nga trong cuộc tập trận chung với Belarus hôm 5-2. Ảnh: Reuters

Ngày 10-2: Nga và Belarus bắt đầu cuộc tập trận Union Resolve 2022 (Quyết tâm Đồng minh 2022) trong sự theo dõi chặt chẽ của Mỹ và châu Âu. Cuộc tập trận dự kiến kéo dài từ ngày 10 đến 20-2 ở Belarus, tập trung vào việc "trấn áp và đẩy lùi ngoại xâm", theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga. Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ: "Hoạt động lấy trọng tâm là kịch bản trấn áp và đẩy lùi lực lượng hung hăng nước ngoài trong chiến dịch phòng thủ, cũng như chống khủng bố và bảo vệ lợi ích của nhà nước liên minh".

Các hình ảnh vệ tinh chụp trong hai ngày 9 và 10-2 và do Công ty Maxar Technologies (Mỹ) công bố cho thấy hoạt động triển khai quân sự mới của Nga tại bán đảo Crimea, phía Tây nước Nga và Belarus.

Toàn cảnh căng thẳng leo thang từng ngày ở biên giới Ukraine ảnh 13Toàn cảnh căng thẳng leo thang từng ngày ở biên giới Ukraine ảnh 14Toàn cảnh căng thẳng leo thang từng ngày ở biên giới Ukraine ảnh 15

Cuộc tập trận chung Nga - Belarus diễn ra tại vùng Brest hôm 11-2. Ảnh: Reuters

Tại Crimea, Maxar Technologies cho biết Nga điều động binh sĩ và thiết bị mới ở sân bay Oktyabrskoye, phía Bắc TP Simferopol, bao gồm 550 chiếc lều và hàng trăm phương tiện quân sự. Binh sĩ và thiết bị mới cũng được triển khai gần Novoozernoye của Crimea.

Tại Belarus, Nga điều động binh sĩ, xe quân sự và máy bay trực thăng mới tại sân bay Zyabrovka gần Gomel, cách biên giới Ukraine chưa đầy 25 km. Chiến đấu cơ Nga tiến hành các cuộc tuần tra và hệ thống phòng không S-400 được triển khai gần biên giới Ukraine. Ngoài ra, Nga còn triển khai quân sự lớn tại khu vực huấn luyện Kursk, phía Tây nước Nga, cách biên giới Ukraine khoảng 110 km về phía Đông, theo Maxar Technologies.

Tổng thống Putin muốn Mỹ "nếm thuốc đắng"?

Bà Fiona Hill, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia thời Tổng thống Donald Trump, vừa có bài viết trên tờ The New York Times, theo đó nhận định Tổng thống Nga Vladimir Putin lâu nay vẫn xem nỗ lực đưa Ukraine và Georgia đến gần NATO hơn là bước đi khiêu khích, có thể dẫn đến hành động quân sự phủ đầu từ Moscow.

Không lâu trước khi Hội nghị Thượng đỉnh NATO diễn ra ở Romania hồi tháng 4-2008, NATO thông báo Ukraine và Georgia cuối cùng sẽ gia nhập liên minh này. Ông Putin lập tức có phản ứng mạnh khi gặp Tổng thống George W. Bush tại hội nghị.

4 tháng sau đó, Nga "tấn công" Georgia và Kiev đã nhận được thông điệp mạnh mẽ này từ Moscow. Vài năm sau, Ukraine trì hoãn ý định gia nhập NATO. Dù vậy, đến năm 2014, Ukraine muốn ký thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu vì cho rằng đây là hướng đi an toàn hơn để đến gần phương Tây. Theo tác giả, Moscow khi đó tiếp tục ra tay: Cáo buộc Kiev tìm kiếm cửa sau để gia nhập NATO, sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine...

Phản ứng im lặng của phương Tây đối với hai sự kiện 2008 và 2014 nói trên thúc đẩy ông Putin theo đuổi mục tiêu lớn hơn. Lần này, nhà lãnh đạo Nga còn muốn "trục xuất" Mỹ khỏi châu Âu.

Tác giả Fiona Hill nhận định việc ông Putin lựa chọn hành động gì và vào lúc nào đều có mục đích. Tháng 12-2021 đánh dấu 30 năm sự kiện Liên Xô tan rã, thời điểm Nga mất vị thế thống trị ở châu Âu. Vì thế, ông Putin muốn cho Mỹ "nếm vị đắng của viên thuốc mà Nga phải uống trong thập niên 1990".

Theo Người Lao Động

Từ khóa » Toàn Cảnh Sự Kiện Nga Sáp Nhập Bán đảo Crimea