Toàn Cảnh Hà Nội - Thành Phố Bên Sông | Báo Dân Trí
Có thể bạn quan tâm
Các quận của Hà Nội nằm ven sông bao gồm: Ba Đình; Hoàn Kiếm; Hai Bà Trưng; Long Biên; Tây Hồ; Hoàng Mai. Thành phố Hà Nội đã phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, đây sẽ là tiền đề để Hà Nội hiện thực hóa giấc mơ "thành phố hai bên bờ sông Hồng".
Hà Nội vốn là đất tụ thủy, nằm ven sông Hồng, tiềm năng lớn để phát triển đô thị. Trong tương lai, Thủ đô sẽ có xu hướng quay mặt vào sông để phát triển thay vì quay lưng hướng về phía Tây như lâu nay. Ảnh chụp hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm) lọt giữa không gian nhà phố, cao ốc.
Trên sông Hồng và sông Đuống khu vực nội thành, hiện tại có 9 cây cầu, trong đó 6 cầu qua sông Hồng bao gồm: Long Biên; Chương Dương; Thanh Trì; Vĩnh Tuy; Thăng Long; Nhật Tân. 3 cầu qua sông Đuống là: Đông Trù; Phù Đổng và Cầu Đuống.
Quận Hoàn Kiếm có ít tòa nhà cao tầng so với các quận khác. Ở khu vực ven sông lấy ranh giới từ đường Trần Nhật Duật và Trần Khánh Dư trở ra thì không có một tòa nhà cao tầng nào. Trong ảnh vị trí cầu Long Biên là ranh giới giữa 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Ảnh chụp toàn cảnh khu vực giữa cầu Vĩnh Tuy và cầu Chương Dương thuộc quận Hai Bà Trưng, vị trí phía xa thuộc quận Hoàn Kiếm.
Những năm gần đây nước sông Hồng có nhiều thời điểm chuyển trong xanh như nước sông Đà do lượng phù sa suy giảm, mực nước ngày càng thấp hơn. Một số bãi bồi giữa sông đã gần như không bị ngập nước kể cả trong mùa mưa bão. Ảnh chụp một bãi bồi đang hình thành giữa sông Hồng , vị trí thuộc địa phận quận Hai Bà Trưng.
Các tòa nhà cao tầng có xu hướng ngày càng cao và dày đặc khi cách xa bờ sông. Vị trí 2 tòa nhà cao nhất bên trái ảnh là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Sách Lịch sử Thủ đô Hà Nội viết: "Năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội". Cái tên Hà Nội có nghĩa là "bao quanh bởi các con sông", phản ánh vị trí địa lý của Hà Nội.
Vị trí dòng sông Đuống hình thành được tách ra từ sông Hồng ở phía Bắc Hà Nội, tại ngã ba Dâu. Bên trái là xã Xuân Canh (Đông Anh), bên phải thuộc quận Long Biên. Mũi đất ở giữa là Bắc Cầu.
Điểm tận cùng dải đất Bắc Cầu có đền Đôi Cô, nơi phân tách dòng chảy của hai dòng sông Hồng và sông Đuống.
Tầm nhìn từ dải đất Bắc Cầu hướng về phía quận Long Biên, nằm giữa sông Hồng (phải) và sông Đuống (trái), khu vực này hiện tại các tòa nhà cao tầng vẫn khá thưa.
Một buổi hoàng hôn được nhìn từ phía Đông Bắc Thủ đô qua sông Đuống, sông Hồng, phía xa là hồ Tây rộng lớn với tua tủa các tòa nhà cao tầng bao quanh.
Theo quy hoạch được duyệt, phân khu đô thị sông Hồng có quy mô gần 11.000ha, trải dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì. Trong ảnh là vị trí thuộc quận Tây Hồ.
Những ruộng hoa trên địa phận phường Nhật Tân (Tây Hồ).
Phía xa là cánh đồng trồng quất cảnh thuộc phường Tứ Liên (Tây Hồ). Phân khu đô thị sông Hồng có chức năng chính là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm. Đây cũng được quy hoạch là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, với chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch giải trí biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch.
Từ cầu Vĩnh Tuy hướng ra cầu Thanh Trì, đây bắt đầu là vùng rìa thành phố, các tòa nhà cao tầng ít hẳn.
Trong diện tích quy hoạch gần 11.000ha, sông Hồng chiếm 3.600ha (33%), đất bãi sông trên 5.400ha (50%), phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử lâu đời như xã Bát Tràng, Tráng Việt; các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá.... Ảnh chụp một bãi bồi giữa sông Hồng, địa phận quận Tây Hồ.
Những ngôi nhà san sát ven sông thuộc phường Phú Thượng (Tây Hồ). Ở khu vực này gần như rất ít vườn tược, không gian đô thị đã tiến sát mép sông.
Tàu thuyền tấp nập trên sông Hồng, phía xa các tòa nhà chen chúc vươn lên thuộc quận Tây Hồ.
Một vị trí quan sát từ huyện Từ Liêm về Hà Nội, điểm gần là cầu Thăng Long, phía xa là cầu Nhật Tân.
Từ khóa » Toàn Cảnh Thành Phố Hà Nội
-
Chiêm Ngưỡng Toàn Cảnh Thành Phố Hà Nội Từ Trên Cao - Hànộimới
-
Toàn Cảnh Trung Tâm Thủ đô Hà Nội. Quận Hoàn Kiếm, Ba Đình ...
-
Toàn Cảnh Trung Tâm Thủ Đô Hà Nội 2020 Trái Tim Cả Nước
-
Toàn Cảnh Thủ Đô Hà Nội Từ độ Cao 500m. Hanoi Skyline - YouTube
-
Toàn Cảnh Hà Nội // Hanoi From Above // Flycam 4K Hà ... - YouTube
-
Hà Nội 2021. Toàn Cảnh Thủ đô Nghìn Năm Văn Hiến - YouTube
-
Ngắm Toàn Cảnh Hà Nội Từ Trên Cao Với Đài Quan Sát Nền Kính Trong ...
-
Ảnh: Toàn Cảnh Hà Nội Nhìn Từ Trên Cao Trong Ngày Giãn Cách Xã Hội ...
-
Toàn Cảnh Về Covid-19 - UBND Thành Phố Hà Nội
-
Hà Nội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Toàn Cảnh đường Hà Nội Ngày 2.5: Nơi Xe ùn ứ Xếp Hàng Dài, Nơi ...
-
Chủ Tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh: Hà Nội Sẽ Chuyển Mình Và Phát ...