Toán Cao Cấp B1 - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Đề thi toán cao cấp 2
  • Đại số tuyến tính
  • Toán rời rạc
  • Xác suất thống kê
  • Phương trình vi phân
    • Toán cao cấp
    • Toán kinh tế
  • HOT
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi Ro Doanh...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Khoa Học Tự Nhiên » Toán học Toán cao cấp B1

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

Thêm vào BST Báo xấu 840 lượt xem 72 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Được sự phân công giảng dạy của Ban giám đốc Trung tâm giáo dục và thực hành cơ bản, bộ môn Toán – Tin của chúng tôi thực hiện biên soạn bài giảng về các môn học Toán cao cấp B1 và B2. Bài giảng này nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về giải tích cổ điển cần cho các ngành sinh học, nông lâm, thổ nhưỡng, khoa học môi trường, thủy sản…. và một số ngành khoa học công nghệ khác. Bài giảng được biên soạn theo đề cương chi tiết của bộ chương trình GIÁO DỤC...

AMBIENT/ Chủ đề:
  • phép toán trên tập hợp
  • tài liệu toán cao cấp
  • quan hệ trên tập hợp
  • trường số phức
  • định nghĩa số phức
  • ảnh và nghịch ảnh

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Toán cao cấp B1

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM GIẢNG DẠY VÀ THỰC HÀNH CƠ BẢN −− BÀI GIẢNG PHẦN PHÉP TÍNH VI - TÍCH PHÂN. LÝ THUYẾT CHUỖI Dùng cho sinh viên các ngành: Nông - Lâm - Ngư - Y khoa Biên soạn: TS. Trần Bá Tịnh TS. Nguyễn Vũ Tiến Huế, 10 - 2006
  2. 1 Lời nói đầu Được sự phân công giảng dạy của Ban giám đốc Trung tâm giáo dục và thực hành cơ bản, bộ môn Toán – Tin của chúng tôi thực hiện biên soạn bài giảng về các môn học Toán cao cấp B1 và B2. Bài giảng này nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về giải tích cổ điển cần cho các ngành sinh học, nông lâm, thổ nhưỡng, khoa học môi trường, thủy sản…. và một số ngành khoa học công nghệ khác. Bài giảng được biên soạn theo đề cương chi tiết của bộ chương trình GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG do Bộ Giáo Dục ban hành theo quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/09/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo . Bài giảng do tổ bộ môn Toán – Tin chúng tôi biên soạn trước mắt phục vụ cho đối tượng là là sinh viên các trường đã nêu, theo chương trình của dự án ở mức C trong Đại Học Huế. Lần đầu tiên biên soạn theo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự trao đổi, đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để hoàn thiện bài giảng theo định hướng về một bài giảng chung môn học Toán cao cấp B1 và B2. Các tác giả
  3. 2 MỤC LỤC Chương 1 4 Hàm số và giới hạn hàm số 4 §1. TẬP HỢP VÀ ÁNH XẠ........................................................................................................4 §2. HÀM SỐ............................................................................................................................. 11 §3. DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN DÃY SỐ .................................................................................... 22 §4. GIỚI HẠN HÀM SỐ...........................................................................................................24 §5. SỰ LIÊN TỤC CỦA HÀM SỐ........................................................................................... 29 Chương 2 33 Đạo hàm và vi phân 33 §1. ĐẠO HÀM.......................................................................................................................... 33 §2. VI PHÂN............................................................................................................................. 41 Chương 3 43 Tích phân không xác định 43 §1. ĐỊNH NGHĨA VÀ TÍNH CHẤT........................................................................................ 43 §2. CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY TÍCH PHÂN ........................................................................44 KHÔNG XÁC ĐỊNH................................................................................................................ 44 §3. CÁC CÔNG THỨC TRUY HỒI.........................................................................................47 §4. TÍCH PHÂN CÁC HÀM HỮU TỈ...................................................................................... 48 §5. TÍCH PHÂN MỘT SỐ HÀM VÔ TỈ DẠNG ĐƠN GIẢN................................................. 50 Chương 4 51 Tích phân xác định 51 §1. ĐỊNH NGHĨA..................................................................................................................... 51 §2. MỘT VÀI TÍNH CHẤT CỦA TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH..................................................53 §3. ĐIỀU KIỆN KHẢ TÍCH CỦA HÀM LIÊN TỤC.............................................................. 56 §4. SỰ PHÂN CHIA KHOẢNG LẤY TÍCH PHÂN...............................................................57 _CẬN LẤY TÍCH PHÂN......................................................................................................... 57 I. Sự phân chia khoảng lấy tích phân......................................................................................58 II. Cận lấy tích phân................................................................................................................58 §5. HÀM SỐ GIỚI HẠN TRÊN_GIỚI HẠN DƯỚI CỦA ......................................................59 TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH..........................................................................................................59 §6. TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH VÀ NGUYÊN HÀM ................................................................59 §7. BIẾN ĐỔI TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH................................................................................. 61 I. Đổi biến trong tích phân xác định....................................................................................... 61 II. Phương pháp tích phân từng phần......................................................................................63 §8. ỨNG DỤNG CỦA PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN .................................................................. 63
  4. 3 I. Tính diện tích miền phẳng...................................................................................................64 II. Tính thể tích....................................................................................................................... 64 III. Tính độ dài cung............................................................................................................... 65 §9. TÍCH PHÂN SUY RỘNG...................................................................................................66 I. Tích phân suy rộng loại I (Khoảng lấy tích phân vô hạn)................................................... 66 II. Tích phân suy rộng loại II (hàm đạt giá trị ở vô cùng)...................................................... 66 III. Các định lý so sánh........................................................................................................... 67 Chương 5 68 Chuỗi số 68 §1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CÁC TÍNH CHẤT ....................................................... 68 ĐƠN GIẢN................................................................................................................................68 §2. DẤU HIỆU HỘI TỤ CỦA CHUỖI DƯƠNG..................................................................... 70 §3. SỰ HỘI TỤ CỦA CHUỖI BẤT KÌ.................................................................................... 73 I. Sự hội tụ tuyệt đối............................................................................................................... 73 II. Sự hội tụ của chuỗi đan dấu. Dấu hiệu Laibnit.................................................................. 74 §4. CHUỖI HÀM...................................................................................................................... 74 I. Định nghĩa........................................................................................................................... 74 II. Chuỗi lũy thừa....................................................................................................................75 III. Chuỗi Taylo và ứng dụng................................................................................................. 76
  5. 4 Chương 1 Hàm số và giới hạn hàm số §1. TẬP HỢP VÀ ÁNH XẠ I. Tập hợp - Các phép toán 1. Tập hợp Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán học, không có định nghĩa chung. Người ta thường mô tả tập hợp. Chẳng hạn, tập hợp học sinh trong mỗi lớp, tập hợp các số tự nhiên, các tập hợp số vô tỉ, số hữu tỉ, tập hợp các điểm của một đoạn thẳng, tập hợp các nghiệm của một phương trình … Người ta kí hiệu tập hợp bằng các chữ in hoa: A, B, C…., X,Y.. Phần tử của tập hợp là vật (hay đối tượng nghiên cứu) nằm trong tập hợp. Kí hiệu các phần tử bằng các chữ thường a, b, c,…, x, y... Khi cho tập hợp A, phần tử a thuộc A được viết a ∈ A ; phần tử b không thuộc A được viết b ∉ A (hay b ∈ A). Thí dụ: 1- Cho tập X= {1,2,3,4} thì 2 ∈ X ; 6 ∉ X 2- Gọi X là tập các nghiệm của phương trình x2 + 3x − 4 = 0 X:={x/ x2 + 3x − 4 = 0} thì 1 ∈ X ; 3 ∉ X 3- Các tập hợp số thường gặp N:={0, 1, 2, 3,…..} ; N*:={1, 2, 3, 4…..}; Z; Q; R… 1.1. Cách mô tả tập hợp Muốn mô tả tập hợp ta phải làm đủ rỏ để biết một phần tử nào đó có thuộc tập hợp của ta hay không. Thường có 2 cách: 1- Liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp vào trong dấu {} Thí dụ: A:= {x,y,z,t} Tập hợp này có 4 phần tử x, y, z, t Có nghĩa x ∈ A, y ∈ A, z ∈ A, t ∈ A Nhưng u ∉ A,v ∉ A Việc liệt kê có thể triệt để hoặc không triệt để. Nếu liệt kê không triệt để ta có thể dùng dấu… 2- Nêu các tính chất đặc trưng của các phần tử tạo thành tập hợp Thí dụ: K là tập hợp các số chẵn dương K:= {x/x ∈ N, x chia hết cho 2} Có nghĩa 4 ∈ K nhưng 5 ∉ K 1.2. Tập con
  6. 5 Cho hai tập A và B, nếu mỗi phần tử của A đều là phần tử của B thì ta nói rằng A là một tập con của B và viết A ⊆ B; nếu A là con của B và B có ít nhất một phần tử không là phần tử của A thì ta nói rằng A là tập con thực sự của B và viết A ⊂ B Nếu A ⊂ B ta còn nói A bao hàm trong B ; B chứa A ; A là bộ phận của B. Thí dụ: cho A := {x / x2+3x-4 = 0} B := {-4,1,2,3} thì AB C := {-4,1} thì A ⊆ C 1.3. Tập bằng nhau Cho hai tập A và B, ta nói rằng tập A bằng tập B và viết A=B nếu A ⊆ B và B ⊆ A Thí dụ: cho A := {x/x2-5x+6=0} và B:= {2,3} Thì A = B 1.4. Tập rỗng Theo quan niệm thông thường thì một tập hợp cần có ít nhất một phần tử mới có nghĩa. Tuy nhiên trong toán học để tiện cho việc lập luận người ta đưa thêm vào khái niệm tập rỗng viết là φ . Nó là tập không có phần tử nào và là tập con của bất kì tập hợp A nào, φ ⊆ A Thí dụ: {x R / x2+x+1 = 0} = φ ∈ 1.5. Biểu diễn hình học- Biểu đồ Ven Để dễ hình dung một số quan hệ giữa các tập hợp người ta dùng biễu diễn hình học gọi là biểu đồ Ven .Xem tập hợp là tập điểm trong một hình vòng phẳng. Mỗi điểm trong vòng là một phần tử trong tập hợp (H.1). Khi đó quan hệ A B được biểu diễn ở hình H.2 ⊂ 2. Các phép toán về tập hợp 2.1. Phép hợp Hợp của hai tập hợp A và B là tập hợp C tạo bởi các phần tử thuộc A hoặc thuộc B Kí hiệu: C = A ∪ B = {x/ x A hoặc x B} ∈ ∈ Biễu diễn bằng biểu đồ ven trên H.3
  7. 6 Mở rộng cho nhiều tập hợp A ν : A ν ν = A1 ∪ A2 ∪ ….. ∪ An ; ν =1..n 2.2. Phép giao Giao của hai tập hợp A và B là tập hợp C tạo bởi các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B Kí hiệu: C = A ∩ B = {x/ x A và x B} ∈ ∈ Giao A ∩ B biễu diễn bằng sơ đồ ven trên H.4 Mở rộng chonhiều tập hợp A ν : Aν = A1 ∩ A2 ∩ ….. ∩ An ; ν =1..n ν Đặc biệt nếu C = A ∩ B = φ ta nói rằng A và B rời nhau. 2.3. Tính chất Các tính chất sau đối với các phép toán về tập hợp được suy từ định nghĩa: A ∪ B=B ∪ A A B=B ∩ A ∩ A A= A∪ A A= A∩ (A B) C=A ∪ (B C) ∪ ∪ ∪ (A B) C=A ∩ (B ∩ C) ∩ ∩ A (B ∪ C)=(A B) ∩ (A C) ∪ ∩ ∪ A (B ∩ C)=(A B) ∪ (A C) ∩ ∪ ∩ Các tính chất trên đều được chứng minh bằng định nghĩa. Ta chứng minh tính chất đầu tiên. x ∈ A B ⇒ x A hoặc x B ⇒ x B hoặc x A ∪ ∈ x B A ∈ ∈ ∈ ⇒ ∈ ∪ A B B A ⇒ ∪ ⊆ ∪ x ∈ B ∪ A ⇒ x B hoặc x A ⇒ x A hoặc x B ∈ x A B ∈ ∈ ∈ ⇒ ∈ ∪ B A A B ⇒ ∪ ⊆ ∪ Vậy A B = B A ∪ ∪ 2.4. Hiệu của hai tập hợp Hiệu của hai tập hợp A và B là tập hợp C tạo bởi tất cả các phần tử vừa thuộc A mà không thuộc B Kí hiệu: C = A\B := {x / x A,x ∉ B} ∈ Hiệu A\B biễu diễn bằng sơ đồ ven trên H.5
  8. 7 A Nếu B ⊂ A thì A\B = B Gọi là phần bù của B trong A (H.6) Kí hiệu: A\B = B = CAB 2.5. Tích Đề các Cho hai tập hợp A và B không rỗng , với mỗi a A và mỗi b B ta lập cặp (a,b) gọi là ∈ ∈ một cặp sắp xếp thứ tự với phần tử của tập A trước và phần tử của tập B sau , tích Đề các của tập A và tập B là tập C . Kí hiệu: C= A x B và được đọc là “A tích Đềcác B” và biễu diễn : C= A x B := {(a,b) \ a A,b B} ∈ ∈ Thí dụ: Cho A={a1,a2} B={b1,b2,b3} C=A x B = {(a1,b1),(a1,b2),(a1,b3),(a2,b1),(a2,b2),(a2,b3)} Mở rộng tích Đề các cho n tập hợp A ν ,ν = 1..n là tập hợp các bộ có thứ tự (a1,a2,….,an) *trong đó aν ∈ Aν Kí hiệu: A1 x A2 x…..x An Nếu Aν = A với ∀ ν = 1..n thì aν ∈ Aν và AxAxAx.... = An    xA n II. Ánh xạ 1. Định nghĩa Ánh xạ từ tập E tới tập F là một quy luật f liên hệ giữa E và F sao cho với phần tử x ∈ E tạo ra duy nhất một phần tử y F ∈ Kí hiệu: f: E → F hay E f → F Và gọi E là tập nguồn, F là tập đích Phần tử y F được tạo ra từ phần tử x E bởi quy luật f gọi là ảnh của x và x gọi là tạo ∈ ∈ ảnh (hay nghịch ảnh) của y. Ta viết: y =f(x) hay x → y=f(x) hay x  → y f
  9. 8 f(x) đọc là “f của x” hay “f tại x” Chú ý rằng mỗi phần tử x E có duy nhất một ảnh y F nhưng mỗi y F có thể có ∈ ∈ ∈ nhiều tạo ảnh hoặc không có tạo ảnh nào . Tập tạo bởi các tạo ảnh của tất cả các phần tử x E gọi là ảnh của E qua F và viết là f(E). ∈ f(E):= {y / y=f(x), x E} ∈ Ta luôn có: f(E) ⊂ F Thí dụ: E là tập các sinh viên trong một lớp học F là tập tên gọi. Khi đó có thể xảy ra các trường hợp: mỗi sinh viên có một tên và các tên đó khác nhau hoặc là có một số sinh viên cùng tên hoặc có những tên mà không có sinh viên nào đặt cả. 2. Đơn ánh Định nghĩa: Ánh xạ f: E F được gọi là đơn ánh nếu với x1 ≠ x2 là hai phần tử của E thì → f(x1) ≠ f(x2) (1-1) Và f(x1) = f(x2) ⇒ x1=x2 (1-1)’ Thí dụ: 1. Ánh xạ f: R → R cho bởi quy luật x3=y có nghiệm x= 3 y là một đơn ánh. 2. Ánh xạ f: R → R+ cho bởi quy luật x2=y có hai nghiệm khác nhau .Vậy ánh xạ này không là đơn ánh. 3. Toàn ánh Định nghĩa: Ánh xạ f: E → F là một toàn ánh nếu f(E) = F và ta gọi f là ánh xạ từ E lên F. Để kiểm tra f có phải là toàn ánh không ta chỉ cần kiểm tra xem với y ∈ F bất kì có tồn tại nghịch ảnh hay không. Thí dụ: 1. f : R → R cho bởi x3=y Ánh xạ này là một toàn ánh . 2. f : R → R cho bởi x2=y Ánh xạ này không là toàn ánh . 3. f : R → R+ cho bởi x2=y Ánh xạ này là một toàn ánh . 4. Song ánh Định nghĩa: Ánh xạ f: E → F gọi là một song ánh nếu nó vừa đơn ánh vừa toàn ánh. Thí dụ: 1. f : R → R cho bởi x3=y Ánh xạ này là một song ánh . 2. f : R → R+ cho bởi x2=y Ánh xạ này không là song ánh . 5. Ánh xạ ngược của một song ánh – Tương ứng 1-1 Xét 2 tập E và F và f là một song ánh từ E lên F. Vì f là song ánh nên với phần tử y F sẽ ∈ tồn tại duy nhất x E ứng với nó theo một quy luật nào đó nên nó cũng là một ánh xạ. ∈ Định nghĩa: Song ánh f: E → F tạo ra một ánh xạ từ F tới E. Ánh xạ này gọi là ánh xạ ngược của ánh xạ f và kí hiệu là: f-1
  10. 9 f -1: F → E với đặc điểm là: nếu f(x) = y thì f-1(y)=x (x E,y F) ∈ ∈ nếu f-1(y)=x thì f(x)=y (y F,x E) ∈ ∈ Theo định nghĩa f-1 cũng là một song ánh . Thí dụ: Song ánh f: R → R xác định bởi y = x3 R ∋ x f → y=x3 ∈ R Có ánh xạ ngược f-1 : R → R xác định bởi x= 3 y R ∋ y   1→ x= 3 y f− ∈ R Song ánh này tạo ra môt tương ứng 1-1 giữa R và R 6. Hợp (Tích của 2 ánh xạ) Cho 3 tập hợp X,Y,Z và hai ánh xạ f và g f : X  → Y, g :Y  → Z   x X; f(x) = y Y duy nhất ∈ ∈ y Y, g(y) = z ∈ Z duy nhất ∈ Như vậy với mỗi x X tạo ra duy nhất z Z .Theo định nghĩa quy luật này là một ánh ∈ ∈ xạ. Ta viết g[f(x)] = z X ∋ x  → z = g[f(x)]  ∈ Z Định nghĩa: Ánh xạ hợp (tích) của hai ánh xạ f và g từ tập X tới tập Z (qua trung gian Y) gọi là hợp của f và g (hay tích của f và g). Kí hiệu: gof Thí dụ : gof : X  → Z 
  11. 10 Cho X = Y = Z = R x R  → y = f(x) = x2 ∈ R ∈  y ∈ R  → z = g(y) = y-5  ∈ R Ánh xạ hợp gof :R  → R xác định như sau:  x ∈ R  → (gof)(x) = g[f(x)] = x2-5  ∈ R Chú ý: 1/ Hợp của hai đơn ánh là một đơn ánh . Hợp của hai toàn ánh là một toàn ánh. Hợp của hai song ánh là một song ánh. 2/ Nếu f : E  → F là một song ánh  Khi đó tồn tại f-1:F  → E và ta có :  x ∈ E  → (f of)(x) = f-1[f(x)] = f-1(y) = x  -1 y ∈ F  → (fof-1)(y) = f[f-1(y)] = f(x) =y  Có nghĩa là f-1of và fof-1 là các ánh xạ đồng nhất trong E và F Kí hiệu: IE=f-1of ; IF=fof-1 7. Tập hữu hạn – Tập đếm được – Tập không đếm được Thí dụ : Xét các tập hợp: A = {a,b,c,d} có 4 phần tử B = {x1,x2,x3,x4} có 4 phần tử M = {1,2,3,….,n} có n phần tử. Những tập này có số hữu hạn các phần tử N*= {1,2,3,….,n,….} X = {x1,x2,x3,…..xn……} R = {số thực} Những tập này có vô số các phần tử. 7.1. Lực lượng của tập hợp Ta nói hai tập E và F có cùng lực lượng nếu tồn tại một tương ứng 1-1 giữa chúng. Hay điều kiện cần và đủ để hai tập hợp E và F cùng lực lượng là giữa chúng tồn tại một song ánh. Thí dụ: Xét các tập A,B có 4 phân tử như đã đưa ra . Giữa A và b có tương ứng 1-1 a ↔ x1, b ↔ x2, c ↔ x3, d ↔ x4 Ta nói 4 là lực lượng của A và B. 7.2. Tập hữu hạn –Tập đếm được – Tập không đếm được + Tập M có n phần tử và các tập cùng lực lượng với nó gọi là tập hữu hạn + Tập N* có vô số phần tử và các tập cùng lượng với nó gọi là các tập vô hạn đếm được. + Các tập có cùng lực lượng với các tập con của N* gọi là các tập đếm được .
  12. 11 +Tập R có vô số phần tử và các tập cùng lực lượng với nó gọi là tập vô hạn không đếm được. §2. HÀM SỐ I. Khái niệm hàm số - Các định nghĩa 1. Định nghĩa: Cho tập số thực X, ta sẽ gọi một ánh xạ f từ tập X vào tập số thực R là một hàm số .Tập X được gọi là miền xác định và tập ảnh y= f(X) của ánh xạ được gọi là tập giá trị của hàm số f. Kí hiệu: x f → y; X f → Y = f(X) Hay y = f(x) x : gọi là biến số độc lập. y = f(x) gọi là giá trị của hàm số tại x Muốn cho một hàm số cần phải : − Cho miền xác định X của hàm − Cho ánh xạ f. Thí dụ: a, x  →  x có miền xác định R+ và f là phép lấy căn bậc 2. b, x  → 2x + 3 có miền xác định là R và ánh xạ f là hàm số bậc nhất.Miền giá trị là R  2. Các phương pháp cho hàm số 2.1. Phương pháp giải tích Là cách cho dưới dạng phương trình trong đó một vế là y hoặc f(x) là giá trị của hàm tại x, một vế là các biểu thức giải tích của x. Thường được áp dụng trong nghiên cứu lí thuyết . Thí dụ: y = -2x2 + 5x + 1 hàm bậc hai y = E(x) hàm phần nguyên của x  1 x> 0  y=sign x =  0 x = 0 − 1 x< 0  2.2. Phương pháp lập bảng Phương pháp lập bảng thường được sử dụng trong thực tế. Ta lập một bảng gồm 2 hàng và nhiều cột. Trong một hàng ghi các giá trị của biến độc lập, hàng kia ghi các giá trị của hàm theo biến độc lập đó. Mỗi một cột ứng với một giá trị của biến độc lập và giá trị của hàm tại biến đó. Thí dụ: Đo tốc độ gió trong một ngày với mốc thời gian đo là đầu mỗi giờ .Ta có bảng: t(giờ) 1 2 3 ……. 23 24 v(m/s) V1 V2 V3 ......... V23 V24 2.3. Phương pháp đồ thị
  13. 12 Trong kĩ thuật cũng như trong lĩnh vực khoa học cơ bản có nhiều đại lượng chúng ta cần xác định thông qua các công cụ đo. Mặc dù ta không biết được quy luật chính xác của hàm nhưng giá trị cụ thể của hàm theo biến độc lập hoàn toàn xác định được thông qua đồ thị. Chúng ta chỉ việc kẻ các đường gióng theo các trục tọa độ để xác định. 3. Phép toán trên hàm số 3.1. Tổng, hiệu, tích, thương của 2 hàm số Cho hàm số f(x) xác định trên X1 và g(x) xác định trên X2. Gọi X=X1  X2 f Khi đó tổng, hiệu, tích, thương của f(x), và g(x) được cho bởi các quy luật f+g, f-g, f.g, xác g định trên tập X và: (f + g)(x) = f(x) + g(x) (f - g)(x) = f(x) - f(x) (f.g)(x) = f(x).g(x) f f ( x) (x) = với g(x) ≠ 0 ∀ x ∈ X g g ( x) 3.2. Phép bằng nhau Hai hàm f(x) và g(x) gọi là bằng nhau trên tập X nếu f(x)=g(x) với ∀ x ∈ X Kí hiệu: f = g 3.3. Phép lớn hơn (bé thua) Hàm f(x) gọi là lớn hơn (bé thua) hàm g(x) trên X nếu f(x) > g(x) (f(x) g (hay f< g) 4. Đồ thị hàm số Ta giả thiết rằng có một song ánh là ánh xạ đồng nhất giữa tập số thực R với các điểm trên đường thẳng L. Như vậy ta xem đường thẳng như một trục số thường kí hiệu là x. Ta thường xây dựng một song ánh từ tập tích Đề các R x R vào một mặt phẳng P bằng cách vẽ thêm trục số y vuông góc trục số x tại điểm x = 0 . Các đơn vị chọn trên 2 trục số này có thể giống hoặc khác nhau (thường chọn giống nhau). Trục Ox là trục hoành và trục Oy là trục tung
  14. 13 H.10 Điểm O là gốc tọa độ . Dấu của các giá trị trên trục số được biểu hiện trên hình vẽ . Mặt phẳng P với các trục tọa độ như vừa xây dựng được gọi gọi là mặt phẳng tọa độ. Một điểm M được xác định bởi 2 giá trị tọa độ của nó là hoành độ và tung độ bằng cách như sau. Từ M kẻ đường thẳng song song với Oy cắt Ox tại giá trị x gọi là hoành độ của M. Từ M kẻ đường thẳng song song với Ox cắt Oy tại giá trị y gọi là tung độ của M. Kí hiệu là M(x,y). Theo quy luật của hàm số ta xác định đươc tập hợp các điểm của M(x,y) = M(x,f(x)) với x ∈ X. Đường cong nối các điểm M(x,y) gọi là đồ thị của hàm số y = f(x) trong mặt phẳng tọa độ Oxy đã cho. 5. Các tính chât của hàm số 5.1. Hàm số đơn diệu – Hàm số không đơn điệu Định nghĩa: Hàm số f gọi là đơn điệu tăng (hoặc đơn điệu giảm) trên miền xác định nào đó nếu mỗi giá trị x1,x2 ∈ X từ x1 f(x2)) thì ta nói rằng hàm số tăng nghiêm ngặt (hay giảm nghiêm ngặt) trên X. Hàm số f(x) được gọi là đơn điệu từng khúc trong một miền nào đó nếu ta có thể chia miền đó thành một số hữu hạn các khoảng (đoạn) sao cho hàm số đơn điệu trong mỗi khoảng (đoạn) đó. 5.2. Hàm số bị chặn và hàm số không bị chặn Định nghĩa: Hàm số f(x) bị chặn trong tập X nếu tồn tại số K > 0 sao cho: f (x) < K (1-3) Nếu tập X= (- ∞ ,+ ∞ ) thì ta nói f(x) bị chặn trên toàn trục số hay f(x) bị chặn. Từ (1-3) ta có : -K ≤ f(x) ≤ K (1-4) Như vậy nếu vẽ đồ thị hàm số f(x) ta thấy đồ thị đó nằm giữa giải được xác định bởi hai đường thẳng y = ± K Hàm số f(x) được gọi là hàm số bị chặn trên (hay bị chặn dưới ) trong X nếu tồn tại một số K tùy ý sao cho: f(x) ≤ K ( hay f(x) ≥ K) (1-5) Chú ý:
  15. 14 Hàm số f có thể không bị chặn trong một khoảng nào đó, nhưng bị chặn trên (hoặc chặn dưới) trong khoảng đó. Thí dụ: 1 Hàm số : y= không bị chặn trong (0,+ ∞ ) nhưng bị chặn dưới bởi O. x Hàm số f có thể bị chặn trong mọi đoạn [ α , β ] ⊂ (a,b) nhưng không bị chặn trong đoạn (a,b). 5.3. Hàm số chẵn – Hàm số lẻ Định nghĩa: Tập đối xứng : Tập X được gọi là tập đối xứng đối với gốc tọa độ nếu x∈ X thì –x ∈ X. Thí dụ: đoạn [-a,a], khoảng (-b,b), (- ∞ ,+ ∞ ) Hàm số f(x) xác định trên tập X đối xứng được gọi là hàm số chẵn nếu ∀ x ∈ X ta có: f(x) = f(-x) (1-6) Đồ thị của hàm số chẵn nhận trục Oy là trục đối xứng. Hàm số f(x) xác định trên tập X đối xứng được gọi là hàm số lẻ nếu ∀ x ∈ X ta có: f(x) = f-(x) (1-7) Đồ thị của hàm số lẻ nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng. Các phép toán: Định lý: a) Tổng hoặc hiệu của hai hàm số chẵn ( hoặc lẻ ) là một hàm số chẵn (hoặc lẻ) b) Tích của hai hàm số chẵn hoặc lẻ là hàm số chẵn. c) Tích của hàm số chẵn với hàm số lẻ là hàm số lẻ. 5. Hàm số tuần hoàn Định nghĩa: Hàm số f(x) được gọi là hàm số tuàn hoàn trên tập xác định X của nó nếu tồn tại số l ≠ 0 sao cho: f( l+x ) = f(x) với x+l, x ∈ X (1-8) Số dương T bé nhất trong các số l thỏa mãn (1-8) gọi là chu kì của hàm số tuần hoàn f(x). Ta có: l = k.T, k ∈ N Thí dụ: 1− f(x)={x} = x-[x] phần nguyên của x
  16. 15 H.11 Chu kì T=1. 1 x∈ Q 2– D(x)=  (Q là tập các số hữu tỉ) 0 x∉ Q Với r là số hữu tỉ ta có : x+r là số hữu tỉ nếu x là số hữu tỉ x+r là số vô tỉ nếu x là số vô tỉ. Vậy D (r + x) = D(x) nếu r là hữu tỉ - D(x) tuần hoàn với các số r hữu tỉ. Từ thí dụ này ta có nhận xét hàm số tuần hoàn có thể không có chu kì. 6. Hàm số hợp Cho hàm số x = ϕ (t) xác định trên tập T và X = ϕ (T) y = f(x) xác định trên tập X và Y = f(X) Nếu với t ∈ T theo cách nào đó ta xác định được y = f(x) thông qua x = ϕ (t) thì hàm số ứng theo quy luật này sẽ xác định trên T và có tập giá trị là Y. Ta gọi hàm số mới này là hàm số hợp của các hàm f và ϕ . Kí hiệu: F=fo ϕ và F(t) = fo ϕ (t) = f[ ϕ (t)] (1-9) Thí dụ: x = ϕ (t) = t3-3t+1 y = f(x) =x2 F = fo ϕ =y ⇒ y = (t3-3t+1)2 Ta có thể mở rộng cách định nghĩa trên cho hợp của nhiều hàm số. Cho y=f(x), u= ϕ (x), x= g(t) Ta có: F=fo ϕ og 7. Hàm số ngược Cho hàm số f là một song ánh từ tập X vào tập Y. Khi đó ứng với mỗi giá trị y ∈ Y sẽ xác định duy nhất x ∈ X , phép tương ứng này xác định cho ta một hàm số, được gọi là hàm số ngược của hàm số f. Kí hiệu: f -1 Hàm số f -1 có tập xác định là Y . Vì quy ước biến của các hàm số là x nên viết là f -1(x) nhưng hiểu ngầm x ∈ Y.
  17. 16 Nếu biểu diễn đồ thị của hàm số f(x) và f-1(x) trên cùng một hệ trục Oxy thì đồ thị của chúng luôn đối xứng với nhau qua đường phân giác của góc phần tử thứ nhất . Thí dụ: y = 2x-3 y+ 3 Và x = 2 H.12 Hàm số f(x) và hàm số ngược f-1(x) cùng tính đơn điệu, tức là cùng tăng nghiêm ngặt (hoặc cùng giảm nghiêm ngặt). II. Các hàm số cơ bản 1. Hàm số lũy thừa: y= x α α ∈ R - Miền xác định , phụ thuộc α Nếu ≥ 0, α ∈ N* miền xác định là R α Nếu 0 và không đi qua (0,0) nếu α >0 1 Với: = , p∈ Z α p Nếu p ∈ N*, p chẵn. Miền xác định là R+ p ∈ N*, p lẻ. Miền xác định là R p∈ Z miền xác định cũng phụ thuộc p chẵn hay lẻ Với α là một số vô tỉ ta có quy ước.
  18. 17 Nếu α >0 xét ∀ x ≥ 0 Nếu α 0 H.13 2. Hàm số mũ: y=a x (a>0, a ≠ 1) - Số a gọi là cơ số của hàm số mũ . - Miền xác định R – Miền gía trị R+ - Hàm tăng nghiêm ngặt với a>1 và giảm nghiêm ngặt với 01 giảm nghiêm ngặt với a
  19. 18 H.14 Các tính chất: loga x.y = log ax + log ay x log a y = log ax - log ay log axk = k. log ax N= a log aN log ac = log ab. log bc log a c log bc = log a b 4. Hàm số lượng giác: y = sin x; y = cos x; y = tg x, y = cotg x Đây là các hàm số xác định trên đường tròn lượng giác . H.15 Trên hình vẽ: OP =cos x ; OQ =sin x AT =tg x ; BC = cotg x - Hàm y = sinx ,y= cos x có miền xác định là Rvà miền giá trị là [-1,1].
  20. 19 π - Hàm y = tg x có miền xác định là mọi giá trị x ≠ (2k+1) , k ∈ Z và miền giá trị là R 2 - Hàm y = cotg x có miền xác định là mọi giá tri x ≠ k, π k ∈ Z và miền giá trị là R. - Trên hình vẽ là đồ thị của các hàm số y= sin x , y= cos x , y=tg x ,y= cotg x H.16 H.17 - Các hàm lượng giác đều là các hàm tuần hoàn . Hàm số y = sin x , y= cos x có chu kì T=2 π Hàm số y = tg x , y= cotg x có chu kì T= π 5. Các hàm lượng giác ngược: Xét các hàm số lượng giác trong miền xác định của nó và theo từng chu kì ta thấy rằng đó là các hàm tăng hoặc giảm nghiêm ngặt trong một khoảng cụ thể tương ứng. Khi đó nó sẽ tồn tại các hàm số ngược và được gọi là các hàm lượng giác ngược.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Bài giảng toán cao cấp B1

    pdf 170 p | 696 | 136

  • Bài giảng toán cao cấp B1 - TS. Trần Bá Tịnh _ TS. Nguyễn Vũ Tiến

    pdf 79 p | 711 | 118

  • C2. HỆ PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN TÍNH CRAME - PHƯƠNG PHÁP GAUSS HỆ PHƯƠNG TRÌNH THUẦN NHẤT VÀ ỨNG DỤNG

    pdf 26 p | 424 | 101

  • Nguyên tắc Dirichlet – toán rời rạc - lôgic

    doc 8 p | 595 | 85

  • Hệ thống câu hỏi thi kết thúc học phần môn toán cao cấp A 1, hệ cao đẳng

    doc 6 p | 331 | 40

  • Các công thức xác suất trong môn xác suất thống kê - 2

    pdf 6 p | 372 | 30

  • Tìm hiểu toán cao cấp phần 5

    pdf 0 p | 134 | 17

  • Bài giảng Toán cao cấp B1 - ĐH Phạm Văn Đồng

    pdf 120 p | 100 | 12

  • Cấu trúc đề thi kết thúc học phần Toán Cao Cấp 1

    pdf 3 p | 257 | 9

  • Giáo trình Toán cao cấp B1: Phần 2 - Trường CĐ Công nghệ thông tin TP. HCM

    pdf 71 p | 35 | 6

  • Giáo trình Toán cao cấp B1: Phần 1 - Trường CĐ Công nghệ thông tin TP. HCM

    pdf 72 p | 63 | 5

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Tự Học Toán Cao Cấp B1