Toàn Cầu Hóa Là Gì? Biểu Hiện Và Tác động Của Toàn Cầu Hóa

Toàn cầu hóa là gì? Thuật ngữ Toàn cầu hóa (globalization) đã xuất hiện từ những năm 1950 và nhanh chóng trở thành xu hướng phát triển của thời đại. Toàn cầu hoá được coi là một hiện tượng đột phá, mang tính cách mạng, làm thay đổi hoàn toàn tư duy, nhận thức của nhân loại trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, văn hoá đến xã hội,…

Vậy toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa có những biểu hiện và tác động ra sao? Tất cả sẽ được thapgiainhietliangchi giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây. 

Khái niệm toàn cầu hóa là gì?

Toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa là kết nối các nền kinh tế trên phạm vi toàn thế giới về các lĩnh vực thương mại, đầu tư, ngân hàng, dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động và con người.

Khái niệm toàn cầu hóa là gì?
Khái niệm toàn cầu hóa là gì?

Toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa cho phép các doanh nghiệp, cá nhân trên toàn thế giới có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng hơn bao giờ hết. Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, liên kết, những ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các dân tộc, các quốc gia trên toàn thế giới.

Qua phần trên, chúng ta đã làm rõ được khái niệm toàn cầu hóa là gì? Vậy biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế được thể hiện như thế nào? Hãy tiếp tục theo dõi ở nội dung sau nhé!

Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế như thế nào?

Toàn cầu hóa kinh tế là gì? Toàn cầu hóa kinh tế là sự chuyển động kinh tế vĩ mô mang tầm vóc toàn thế giới chứ không còn phạm trù của một quốc gia. Các lĩnh vực được liệt vào danh sách toàn cầu hóa kinh tế gồm có: dịch vụ, hàng hải, vốn đầu tư, công nghệ.

Đặc điểm của toàn cầu hóa 

Như đã nhắc đến ở trên toàn cầu hóa là sự kết nối về nhiều mặt (chính trị – kinh tế – xã hội- văn hóa) giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Về cơ bản, toàn cầu hóa sẽ có những đặc điểm chính như sau:

+ Kinh tế: cho phép các tập đoàn kinh tế lợi thế của đất nước mình hợp tác phát triển với các quốc gia khác. Từ đó giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất, nguồn nhân công lao động , nguồn nhiên liệu, hay khách hàng…

+ Xã hội: cho phép liên kết dân cư giữa các vùng kinh tế khác nhau, có thể trong cùng một khu vực hay thậm chí giữa các khu vực khác nhau.

Đặc điểm của toàn cầu hóa 
Đặc điểm của toàn cầu hóa

+ Chính trị: tạo ra nhiều tổ chức chính trị lớn hợp pháp để bảo vệ quyền lợi cho các đơn vị đầu tư và được vị được đầu tư.

+ Pháp lý: thay đổi cách thức quản lý, luật pháp quốc tế được tạo ra và thực thi trên phạm vi toàn thế giới.

+ Văn hóa: tạo ra sự giao lưu văn hóa, nghệ thuật và xu hướng nghệ thuật, cảm thụ nghệ thuật của toàn thế giới…

Biểu hiện toàn cầu hóa kinh tế

Biểu hiện toàn cầu hóa kinh tế trên toàn thế giới 

Toàn cầu hóa kinh tế được biểu hiện rõ nét qua:

– Hoạt động thương mại của thế giới phát triển mạnh mẽ:

  • Tốc độ tăng trưởng thương mại sẽ luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
  • Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên ( được tính đến tháng 1 – 2007) đang chi phối tới 95% hoạt động thương mại của toàn thế giới.

– Đầu tư nước ngoài gia tăng một cách nhanh chóng:

  • Từ năm 1990 cho đến 2004 đầu tư nước ngoài đã tăng từ 1774 tỷ USD lên mức 8895 tỷ USD.
  • Lĩnh vực dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, nổi lên hàng đầu là hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,..
Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế
Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế

– Thị trường tài chính quốc tế không ngừng mở rộng:

  • Hàng vạn ngân hàng trên toàn thế giới được kết nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.
  • Các tổ chức quốc tế lớn như là Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ngày càng có vai trò quan trọng, to lớn trong sự phát triển của kinh tế toàn cầu, cũng như đời sống kinh tế – xã hội các quốc gia.

– Các công ty xuyên quốc gia lớn mạnh và có vai trò ngày càng lớn.

Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế ở Việt Nam 

Toàn cầu hóa đã trở thành xu thế phát triển từ những năm 80 của thế kỷ XX, kết nối nền kinh tế của các quốc gia, dân tộc lại với nhau. Để một đất nước phát triển thì xu thế toàn cầu hóa là điều tất yếu. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cũng vừa là thách thức đối với nước ta.

Ở Việt Nam, toàn cầu hóa được biểu hiện thông qua các yếu tố:

+ Sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc của thương mại quốc tế. Việt Nam chính thức ra nhập WTO năm 2006 và sau gần 15 năm Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt trội, kinh tế trở mình mạnh mẽ.

+ Khi mới gia nhập WTO, Việt Nam là một nước có thu nhập thấp, đến năm 2016 khi tham gia tổ chức AEC và các FTA mới, Việt Nam đã gia nhập vào nhóm nước thu nhập trung bình (thấp), là một trong 32 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 100 tỷ USD mỗi năm, trong đó có một số mặt hàng đứng hàng đầu thế giới như lúa gạo, cà phê,…, là nước thu hút FDI ổn định nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế ở Việt Nam 
Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế ở Việt Nam

+ Tính đến nay, nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu trên thế giới đã chọn Việt Nam làm “điểm đến” để hợp tác phát triển như: Microsoft, Samsung, LG, Canon, Hyundai, Toyota, Honda, …

+ Sự phát triển không ngừng và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Việt Nam đã thu hút được sự đầu tư của rất nhiều các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia như trong ngành công nghiệp khai thác dầu khí như Shell (Anh – Hà Lan), Mobil Oil (Mỹ), Total (Pháp),…; trong lĩnh vực bưu chính có Nokia (Phần Lan) và Samsung (Hàn Quốc),…

Xem thêm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì? Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam

+ Ngoài ra còn các lĩnh vực điện tử, may mặc, da giày, công nghệ ô tô,… đem lại nhiều công việc ổn định cho nhiều người lao động.

+ Việt Nam có đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã liên tục rót vốn đầu tư ra nước ngoài đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với hàng tỷ USD.

+ Thị trường tài chính quốc tế không ngừng mở rộng. Các ngân hàng trong nước kết nối với nhau và liên kết với ngân hàng nước ngoài thông qua mạng viễn thông điện tử. Bên cạnh nhiều ngân hàng trong nước, Việt Nam cũng có rất nhiều những ngân hàng nước ngoài đang hoạt động và phát triển tại Việt Nam như: HSBC; Standard Chartered; Shinhan Vietnam; ANZ Vietnam (ANZ Bank); Citibank Vietnam,…

Thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với Việt Nam?

Toàn cầu hóa tạo nên lợi thế lớn về sự tự do thương mại, hàng rào thuế quan gần như được gỡ bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa được lưu thông, xuất khẩu rộng rãi hơn.

Trong quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam có thể nhanh chóng đón đầu, tiếp cận các công nghệ hiện đại, áp dụng vào cuộc sống.

Ngoài ra, toàn cầu hóa cũng tạo ra điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý giúp Việt Nam có thể nhanh chóng thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế,…

Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi Việt Nam phải tự chủ trong nền kinh tế khi thị trường rộng mở, hàng hóa nước ngoài sẽ xâm nhập, tiếp cận nhiều hơn vào nước ta, làm thế nào để các doanh nghiệp trong nước vẫn có thể bắt kịp doanh nghiệp nước ngoài tăng trưởng và phát triển. Khi có sự giao thương mạnh mẽ giữa các quốc gia kéo theo sự xâm nhập văn hóa là điều không thể tránh khỏi, đồng nghĩa với việc ta phải giữ gìn bản sắc dân tộc như thế nào để không bị hòa tan.

Như vậy, toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa là xu thế phát triển chung của toàn thế giới, Việt Nam sẽ chịu tác động cả tích cực lẫn tiêu cực. Chúng ta cần tận dụng ưu thế mà toàn cầu hóa đem lại và không ngừng nâng cao bản thân để vượt qua thách thức do nó đặt ra.

Hệ quả của việc toàn cầu hóa được thể hiện như thế nào?

Hệ quả tích cực của toàn cầu hóa

Toàn cầu hoá sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế của toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác, liên kết quốc tế, đem lại cơ hội phát triển vô cùng lớn từ đó đẩy mạnh quá trình xã hội hóa. 

Quá trình toàn cầu hoá xảy ra cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội giao lưu và học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến bậc nhất hiện nay, ngoài ra còn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các tổ chức và liên minh đã tham gia vào toàn cầu hoá. 

Hệ quả của việc toàn cầu hóa được thể hiện như thế nào?
Hệ quả của việc toàn cầu hóa được thể hiện như thế nào?

Khi đó, dưới sự toàn cầu hóa như hiện nay, cơ cấu kinh tế sẽ có những chuyển biến tích cực nhất định, kèm theo là những thay đổi cải cách vô cùng thiết thực để nâng cao hiệu quả phát triển, quá trình cạnh tranh lành mạnh trên thị trường của các nước và khu vực hiện nay.

Hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa

Bên cạnh sự tích cực toàn cầu hóa kinh tế cũng tồn tại những mặt trái của nó, đặc biệt là làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra chớp nhoáng sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu và nghèo ngày càng sâu sắc và khắc nghiệt hơn trong xã hội, khi đó bất công sẽ xảy ra nhiều hơn bởi vì đồng tiền, vật chất đang lên ngôi. 

Đi kèm với đó là quá trình giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên toàn thế giới, nếu sơ xảy sẽ làm mai một truyền thống dân tộc. Sâu hơn có thể là mất hẳn đi độc lập, tự chủ và vốn bản sắc dân tộc đang có vì toàn toàn cầu hóa làm gia tác sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia.

Đối với những nước chưa thực sự phát triển thì toàn cầu hóa quả là một thách thức vô cùng lớn, các nước đòi hỏi phải biết nắm bắt cơ hội, thời cơ, tận dụng tối đa nguồn lực nếu không sẽ bị bỏ xa và khó lòng theo kịp.

Bài viết trên thapgiainhietliangchi xin chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến toàn cầu hoá, hy vọng qua bài viết bạn đã biết được toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa biểu hiện và tác động như thế của đối với toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nếu còn thắc mắc hay biết thêm thông tin gì về toàn cầu hóa, hãy để lại comment ở phần bình luận để mọi người cũng thảo luận nhé!

Từ khóa » đặc điểm Của Toàn Cầu Hóa