Toán Lớp 3 - 2.10. Bảng Chia 7 - Học Thật Tốt

ÔN TẬP: BẢNG CHIA 7

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Bảng chia 7 và phép chia trong phạm vi 7 Xuất phát từ phép nhân 7, ta có thể nhẩm được giá trị của phép chia 7: on-bai-ly-thuyet-toan-lop-3-bang-chia-7on-bai-ly-thuyet-toan-lop-3-bang-chia-7 Bảng chia 7:
7 : 7 = 1

14 : 7 = 2

21 : 7 = 3

28 : 7 = 4

35 : 7 = 5

42 : 7 = 6

49 : 7 = 7

56 : 7 = 8

63 : 7 = 9

70 : 7 = 10

– Tìm được giá trị  của một số hoặc một hình đơn giản:

+) Chia số ban đầu cho 7. +) Chia hình đã cho thành 7 phần bằng nhau và tô màu một phần. CÁC DẠNG TOÁN Dạng 1: Tính nhẩm Dựa vào bảng nhân và chia 7 đã học, nhẩm tính các kết quả của phép nhân, chia trong phạm vi 7. Dạng 2: Toán đố Bước 1: Đọc và phân tích đề bài, cho giá trị của một số nhóm bằng nhau, yêu cầu tìm giá trị của “mỗi” hoặc “một” nhóm. Bước 2: Muốn tìm giá trị của một nhóm, ta lấy giá trị của các nhóm chia cho số nhóm. Bước 3: Trình bày lời giải. Bước 4: Kiểm tra cách trình bày và kết quả vừa tìm được. Dạng 3: Giá trị Muốn tìm của một số, ta cần chia số đó cho 7. Muốn tìm  của một hình thì cần chia hình đó thành 7 phần bằng nhau và tô một phần. Dạng 4: Tính giá trị biểu thức – Muốn tính giá trị của biểu thức, ta cần ghi nhớ quy tắc chung: + Biểu thức chứa nhân/chia và cộng trừ thỉ cần làm phép toán nhân/chia trước, sau đó đến các phép toán cộng/trừ. + Biểu thức chỉ có chứa phép nhân và phép chia thì ta thực hiện các phép toán từ trái sang phải. Dạng 5: Tìm x Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. Dạng 6: So sánh Bước 1: Tính giá trị của các biểu thức, phép tính. Bước 2: So sánh và dùng dấu >; < hoặc = thích hợp.

BÀI TẬP VÍ DỤ

Ví dụ 1: Tính nhẩm 56 : 7.

Bài giải

Nhẩm 7 × 8 = 56 nên 56 : 7 = 8

Ví dụ 2: Một sợi dây dài 63cm được cắt thành 7 đoạn bằng nhau. Mỗi đoạn dài bao nhiêu xăng-ti-mét?

Bài giải

Mỗi đoạn dây dài số xăng-ti-mét là:

63 : 7 = 9 (cm)

Đáp số: 9cm

Ví dụ 3: số ô vuông dưới đây?

on-bai-ly-thuyet-toan-lop-3-bang-chia-7-hinh-1on-bai-ly-thuyet-toan-lop-3-bang-chia-7-hinh-1

Bài giải

Hình trên có 28 ô vuông .

Ta có 28 : 7 = 4

Vậy để tô số ô vuông ở hình trên thì cần tô màu 4 ô vuông.

on-bai-ly-thuyet-toan-lop-3-bang-chia-7-hinh-2on-bai-ly-thuyet-toan-lop-3-bang-chia-7-hinh-2

Ví dụ 4: Tính

a) 42 : 7 × 4.

b) 42 − 7 : 7.

Bài giải

a) 42 : 7 × 4 = 6 × 4 = 24

b) 42 − 7 : 7 = 42 − 1 = 41

Ví dụ 5: Tìm x, biết:

x × 7 = 21

Bài giải

x là thừa số trong phép nhân.

Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số đã biết

x × 7 = 21

x       = 21 : 7

x       =     3.

Ví dụ 6: Phép toán nào có giá trị lớn hơn trong hai phép toán sau:

A. 35 : 7                         B. 48 : 6

Bài giải

Giá trọ của các phép toán là:

35 : 7 = 5

48 : 8 = 6

Vì 6 > 5 nên phép toán có giá trị lớn nhất là 48 : 6 (đáp án B).

BÀI TẬP VẬN DỤNG

BÀI TẬP CƠ BẢN

Bài 1:
Bài 2:

BÀI TẬP NÂNG CAO

Bài 1:
Bài 2:

Xem thêm: Giảm đi một số lần.

Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Bảng chia 7 – toán cơ bản lớp 3.

Chúc các em học tập hiệu quả!

Từ khóa » Bài Tập Bảng Chia 7 Lớp 3