Toán Lớp 3 | Hình Tròn, Tâm, đường Kính, Bán Kính | Học Thật Tốt

ÔN TẬP: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Hình tròn: Tâm, đường kính và bán kính + Tâm là trung điểm của đường kính + Đường kính luôn gấp hai lần bán kính – Cách dùng compa để vẽ hình tròn

 

CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Xác định tâm, đường kính, bán kính của một hình tròn. + Tâm là trung điểm của đường kính + Đường kính: Đoạn thẳng đi qua tâm của hình tròn và cắt đường tròn tại hai điểm + Bán kính: Đoạn thẳng từ tâm đến một điểm nằm trên đường tròn. Dạng 2: Tính độ dài bán kính khi biết đường kính và ngược lại. – Đường kính luôn gấp hai lần bán kính. – Ngược lại, bán kính bằng một nửa đường kính. Dạng 3: Vẽ hình tròn khi biết độ dài của bán kính hoặc đường kính. Sử dụng compa để vẽ hình tròn: – Chọn một điểm làm tâm của hình tròn. – Mở compa theo khoảng cách bằng bán kính cho trước. – Đặt một chân cố định của compa trùng với tâm, chân bút chì còn lại di chuyển và quay một vòng, điểm đầu trùng với điểm cuối cùng để được một hình tròn

BÀI TẬP VÍ DỤ

Ví dụ 1: Xác định tâm của đường tròn trong hình vẽ sau:

on-bai-li-thuyet-toan-lop-3-hinh-tron-tam-duong-kinh-ban-kinhon-bai-li-thuyet-toan-lop-3-hinh-tron-tam-duong-kinh-ban-kinh

Bài giải:

Ta có I là tâm đường tròn bởi vì I là trung điểm của hai đường kính PQ và MN

Ví dụ 2: Hãy tính đường kính AB của hình tròn tâm O, biết bán kính OM = 3cm.

on-bai-li-thuyet-toan-lop-3-hinh-tron-tam-duong-kinh-ban-kinh-3on-bai-li-thuyet-toan-lop-3-hinh-tron-tam-duong-kinh-ban-kinh-3

Bài giải:

Độ dài đường kính gấp đôi độ dài bán kính, nên độ dài đường kính sẽ là:

3 x 2 = 6(cm)

Đáp số: 6cm

BÀI TẬP VẬN DỤNG

BÀI TẬP CƠ BẢN

Bài 1:
Bài 2:

BÀI TẬP NÂNG CAO

Bài 1:
Bài 2:

Xem thêm: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số

Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính – toán cơ bản lớp 3.

Chúc các em học tập hiệu quả!

Từ khóa » đường Kính Hình Tròn Lớp 3