Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Bài tập cơ bản
Chưa làm bài
Bạn chưa làm bài này
Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.
Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ
Bài tập trung bình
Chưa làm bài
Bạn chưa làm bài này
Bài tập với mức độ khó vừa phải giúp bạn thuần thục hơn về nội dung này.
Thưởng tối đa : 5 hạt dẻ
Bài tập nâng cao
Chưa làm bài
Bạn chưa làm bài này
Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.
Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ
Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài
1. Bảng đơn vị đo độ dài
\n<title></title> \n<title></title>
Nhận xét:
Trong bảng đơn vị đo độ dài, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần, tức là:
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
- Đơn vị bé bằng $\frac{1}{10}$ đơn vị lớn.
2. Một số dạng bài tập
Dạng 1: Đổi các đơn vị đo độ dài
Phương pháp: Dựa vào bảng đơn vị đo độ dài, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần.
Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3m = ...dm
Vì: 1m = 10dm
Nên 3m = 10dm x 3 = 30dm
Vậy 3m = 30dm
b) 6km = ...dam
Vì 1km = 10hm = 100dam
Nên 6km = 100dam x 6 = 600dam
Vậy 6km = 600dam
c) 4000m = ...km
Vì 1km = 10hm = 100dam = 1000m
1m = $\frac{1}{1000}$ km
Nên 4000m = 4000 x $\frac{1}{1000}$ km = 4km
Vậy 4000m = 4km
d) 4dm = ...hm
Vì 1hm = 10dam = 100m = 1000dm
1dm = hm
Nên 4dm = 4 x $\frac{1}{1000}$ hm = $\frac{1}{1000}$ hm
Vậy 4dm = $\frac{4}{1000}$ hm
e) 2m15cm = ...cm
Vì 2m = 200cm
Nên 2m 15cm = 200cm + 15cm = 215cm.
Vậy 2m15cm = 215cm
g) 1536m = ...km...m
Ta có: 1536m = 1000m + 536m = 1km + 536m = 1km 536m.
Vậy 1536m = 1km 536m
Dạng 2: Các phép tính với đơn vị đo độ dài:
Phương pháp:
- Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện các phép tính như tính các số tự nhiên.
- Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.
- Khi nhân hoặc chia một đơn vị đo độ dài với một số, ta nhân hoặc chia số đó với một số như cách thông thường, sau đó thêm đơn vị độ dài vào kết quả.
Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3cm + 9cm = ...cm
Hai số đo đều có đơn vị đo là cm
Ta có: 3 + 9 = 12
Nên 3cm + 9cm = 12cm
b) 21dm + 40dm = ...dm
Hai số đo đều có đơn vị đo là dm
Ta có: 21 + 40 = 61
Nên 21dm + 40dm = 61dm
c) 14m + 3dm = ...dm
14m + 3dm = 140dm + 3dm = 143dm. Vậy 14m + 3dm = 143dm
d) 14hm - 5m = ...m
14hm - 5m = 1400 - 5m = 1395m.
Vậy 14hm - 5m = 1395m
e) 15dm x 3 = ...dm
Ta có 15 x 3 = 45
Nên 15dm x 3 = 45dm
f) 48mm : 4 = ...mm
Ta có 48 : 4 = 12
Nên 48mm : 4 = 12mm
Dạng 3: So sánh các đơn vị đo độ dài
Phương pháp:
- Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.
- Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường.
Ví dụ: Điền dấu thích hợp ( < , > , = ) vào chỗ chấm:
a) 4m...10m
Ta thấy hai số đo đều có đơn vị đo là m.
Mà 4 < 10.
Vậy 4m < 10m
b)12cm...11cm
Ta thấy hai số đo đều có đơn vị đo là cm.
Mà 12 > 11.
Vậy 12cm > 11cm
c)113cm...11m3cm
Ta có 11m3cm = 11m + 3cm = 1100cm + 3cm = 1103cm.
Mà 113cm < 1103cm.
Vậy 113cm < 11m3cm
d) 20km - 5hm...15hm
Ta có 20km - 5hm = 200hm - 5hm = 195hm.
Mà 195hm > 15hm.
Vậy 20km - 5hm > 15hm
Dạng 4: Toán có lời văn:
Ví dụ: Mảnh vải thứ nhất dài 1m5cm, mảnh vải thứ hai dài gấp 4 lần mảnh vải thứ nhất. Hỏi mảnh vải thứ hai dài bao nhiêu đề-xi-mét?
Phương pháp:
- Đổi 1m 5cm thành đơn vị cm.
- Tính độ dài mảnh vài thứ hai theo đơn vị cm sau đó đổi thành đơn vị dm.
Bài giải:
Đổi 1m 5cm = 105cm
Độ dài mảnh vài thứ hai là:
105 x 4 = 420 (cm)
420cm = 42dm
Đáp số: 42dm
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giải các bài tập trong SGK, hãy xem phần: Giải bài tập SGK Toán lớp 5 - Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài Học Tin Học
- •Lập trình Python
- •Lập trình Pascal
- •Lập trình Scratch
- •Tin học lớp 3
- •Tin học lớp 4
- •Tin học lớp 6
Giới thiệu | Câu hỏi thường gặp | Kiểm tra | Học mà chơi | Tin tức | Quy định sử dụng | Chính sách bảo mật | Góp ý - Liên hệ