Toán Lớp 5 Trang 122, 123: Thể Tích Hình Lập Phương

Toán lớp 5 trang 122, 123: Thể tích hình lập phươngGiải bài tập Toán lớp 5Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Toán lớp 5 trang 122

  • 1. Giải toán lớp 5 trang 122 Câu 1
  • 2. Giải toán lớp 5 trang 122 Câu 2
  • 3. Giải toán lớp 5 trang 123 Câu 3
  • 4. Câu hỏi nâng cao Hình lập phương
  • 5. Bài tập thể tích hình lập phương lớp 5
  • 6. Lý thuyết Thể tích hình lập phương
  • 7. Video Giải Bài tập Thể tích hình lập phương trang 122, 123
  • 8. Trắc nghiệm Thể tích hình lập phương

Toán lớp 5 trang 122, 123: Thể tích hình lập phương với lời giải chi tiết rõ ràng. Lời giải hay bài tập Toán 5 này sẽ giúp các em học sinh nắm rõ được biểu tượng về thể tích hình lập phương, công thức và quy tắc tính thể tích của hình lập phương, vận dụng công thức vào các bài tập liên quan. Để học tốt Toán 5, sau đây mời các em cùng tham khảo.

Hướng dẫn giải bài tập 1, 2, 3 Thể tích hình lập phương trang 122, 123 SGK Toán lớp 5.Các em học sinh cùng so sánh đối chiếu chi tiết lời giải từng câu hỏi sau đây.

1. Giải toán lớp 5 trang 122 Câu 1

Viết số đo thích hợp vào chỗ trống

Hình lập phương(1)(2)(3)(4)
Độ dài cạnh1,5m\frac{5}{8}dm\(\frac{5}{8}dm\)
Diện tích một mặt36cm²
Diện tích toàn phần600dm²
Thể tích

Phương pháp giải

Áp dụng các công thức:

- Diện tích một mặt của hình lập phương = cạnh × cạnh.

- Diện tích toàn phần của hình lập phương = diện tích một mặt × 6.

- Thể tích của hình lập phương = cạnh × cạnh × cạnh.

Đáp án toán lớp 5 trang 122 câu 1

+) Hình lập phương (1)

Diện tích một mặt hình lập phương là: 1, 5 x 1, 5 = 2,25 m²

Diện tích toàn phần hình lập phương là: 2, 25 x 6 = 13,5m²

Thể tích của hình lập phương là: 1, 5 x 1, 5 x 1,5 = 3,375m³

+) Hình lập phương (2)

Diện tích một mặt hình lập phương là: \frac{5}{8} \times \frac{5}{8} = \(\frac{5}{8} \times \frac{5}{8} = \) \frac{25}{64}dm^2\(\frac{25}{64}dm^2\)

Diện tích toàn phần hình lập phương là: \frac{25}{64}\(\frac{25}{64}\) x 6 = \frac{75}{32}dm^{^2}\(\frac{75}{32}dm^{^2}\)

Thể tích của hình lập phương là: \frac{5}{8}\(\frac{5}{8}\) x \frac{5}{8}\(\frac{5}{8}\) x \frac{5}{8}\(\frac{5}{8}\)= \frac{125}{512}dm^3\(\frac{125}{512}dm^3\)

+) Hình lập phương (3):

Vì 36 = 6 × 6 nên cạnh hình lập phương dài 6cm.

Diện tích toàn phần hình lập phương là: 36 × 6 = 216 (cm2)

Thể tích hình lập phương là: 6 × 6 × 6 = 216 (cm3)

+) Hình lập phương (4):

Diện tích một mặt hình lập phương là: 600 : 6 = 100 (dm2)

Vì 100 = 10 × 10 nên cạnh hình lập phương dài 10dm.

Thể tích hình lập phương là: 10 × 10 × 10 = 1000(dm3)

Ta có kết quả như sau:

Hình lập phương(1)(2)(3)(4)
Độ dài cạnh1,5m\frac{5}{8}dm\(\frac{5}{8}dm\)6cm10dm
Diện tích một mặt2,25m²\frac{25}{64}dm^2\(\frac{25}{64}dm^2\)36cm²100dm2
Diện tích toàn phần13,5m²\frac{75}{32}dm^{^2}\(\frac{75}{32}dm^{^2}\)216cm²600dm²
Thể tích3,375m³\frac{125}{512}dm^3\(\frac{125}{512}dm^3\)216cm³1000dm³

2. Giải toán lớp 5 trang 122 Câu 2

Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,75m. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó nặng 15 kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Phương pháp giải

- Tính thể tích khối kim loại ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

- Đổi thể tích vừa tìm được sang đơn vị đề-xi-mét khối.

- Tính cân nặng của khối kim loại ta lấy cân nặng của mỗi đề-xi-mét khối kim loại nhân với thể tích khối kim loại (với đơn vị đề-xi-mét khối).

Đáp án toán lớp 5 trang 122 câu 2

Thể tích của khối kim loại đó là:

0,75 × 0,75 × 0,75 = 0,421875 (m3)

Ta có: 0,421875 (m3) = 421,875 dm3

Khối kim nặng có cân nặng:

15 x 421,875 = 6328,125 (kg)

Đáp số: 6328,125 (kg)

3. Giải toán lớp 5 trang 123 Câu 3

Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7 cm và chiều cao 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính:

a) Thể tích của hình hộp chữ nhật

b) Thể tích của hình lập phương

Phương pháp giải

- Tính độ dài cạnh hình lập phương = (chiều dài + chiều rộng + chiều cao) : 3

- Tính thể tích hình hộp chữ nhật: V = a × b × c, trong đó a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật.

- Tính thể tích hình lập phương: V = a × a × a, trong đó a là độ dài cạnh hình lập phương.

Đáp án toán lớp 5 trang 122 câu 3

a) Thể tích của hình hộp chữ nhật

8 × 7 × 9 = 504 (cm3)

b) Số đo của hình lập phương là: (8 + 7 + 9) : 3 = 8 (cm)

Thể tích của hình lập phương là:

8 × 8 × 8 = 512 (cm3)

Đáp số: a) 504 cm3

b)  512 cm3

4. Câu hỏi nâng cao Hình lập phương

Câu 1 Biết thể tích của hình lập phương bằng 27 cm3. Hãy tính diện tích toàn phần của hình lập phương đó.

Hướng dẫn giải: Gọi cạnh hình lập phương là a (cm) ta có:

V = a x a x a = 27 = 3 x 3 x 3

=> a = 3

Khi đó diện tích toàn phần là: 6 x a x a (cm²)

Vậy diện tích toàn phần của hình lập phương = 6 x 3 x 3 = 54 (cm²)

Câu 2

Một khối đá hình lập phương có cạnh bằng 0,85m. Mỗi đêximet khối đá nặng 2,5kg. Hỏi khối đá đó nặng bao nhiêu kilogam?

Giải

Thể tích khối đá là

0,85 x 0,85 x 0,85 = 0,614 125 (m3)

Đổi ra dm3 được 614,125 (dm3)

Khối đá nặng

2,5 x 614,125 = 1535,3125 (kg)

Tức là nặng hơn 1 tấn rưỡi.

>> Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 123 SGK Toán 5: Luyện tập chung

5. Bài tập thể tích hình lập phương lớp 5

  • Giải Toán lớp 5 VNEN bài 77: Thể tích hình lập phương
  • Bài tập Toán lớp 5: Thể tích hình lập phương (có đáp án)
  • Công thức tính thể tích hình lập phương, diện tích hình lập phương

6. Lý thuyết Thể tích hình lập phương

a) Ví dụ

Nếu hình lập phương có cạnh 3cm thì thể tích là:

V = 3 × 3 × 3 = 27 (cm3)

Thể tích hình lập phương

b) Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh nhân rồi nhân với cạnh.

Thể tích hình lập phương

Hình lập phương có cạnh a thì thể tích V là:

V = a × a × a

Ví dụ: Hình lập phương có cạnh là 4cm. Hãy tình thể tích hình lập phương đó.

Phương pháp: Áp dụng công thức V = a ⨯ a ⨯ a

Bài giải:

Thể tích hình lập pưhương đó là:

4 ⨯ 4 ⨯ 4 = 64 (cm3)

Đáp số: 64cm3

Một số dạng bài tập về thể tích hình lập phương:

Dạng 1: Tính thể tích hình lập phương khi biết độ dài cạnh Công thức: V = a ⨯ a ⨯ a

Dạng 2: Tính thể tích hình lập phương khi diện tích xung quanh hoặc diện tích toàn phần.Phương pháp: Tính diện tích một mặt sau đó tìm lập luận để tìm độ dài cạnh.

Dạng 3: Tính độ dài cạnh khi biết thể tíchPhương pháp: nếu tìm một số a mà a × a × a= V thì độ dài cạnh hình lập phương là a.

Dạng 4: So sánh thể tích của một hình lập phương với thể tích một một hình hộp chữ nhật hoặc với một hình lập phương khácPhương pháp: Áp dụng công thức để tính thể tích từng hình rồi so sánh.

Dạng 5: Toán có lời vănPhương pháp: Đọc kĩ đề bài, xác định dạng toán và yêu cầu của đề bài rồi giải bài toán đó.

>> Chi tiết: Lý thuyết Thể tích hình lập phương

7. Video Giải Bài tập Thể tích hình lập phương trang 122, 123

8. Trắc nghiệm Thể tích hình lập phương

>> Xem đầy đủ Trắc nghiệm tại đây: Trắc nghiệm Thể tích hình lập phương

........................

Ngoài các dạng bài tập SGK Toán 5, các em học sinh lớp 5 còn có thể tham khảo lời giải hay Vở bài tập Toán lớp 5 hay đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 đầy đủ các môn học Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Tin học,...mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 5 hơn mà không cần sách giải..

Từ khóa » Diện Tích Hình Lập Phương Trang 122