Toán Lớp 5 Trang 176, 177 Luyện Tập Chung (tiếp)

Toán lớp 5 trang 176, 177 Luyện tập chung (tiếp)Giáo viên hướng dẫn giải dễ hiểuBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giải bài tập trang 176, 177 SGK Toán 5: Luyện tập chung (tiếp) bao gồm đáp án chi tiết cho từng bài tập SGK Toán lớp 5 trang 176 và 177 do giáo viên VnDoc biên soạn và đăng tải.

Toán lớp 5 trang 176 Bài 1

Tính

a) 1\dfrac{5}{7} \times \dfrac{3}{4};\(1\dfrac{5}{7} \times \dfrac{3}{4};\)

b) \dfrac{{10}}{{11}}:1\dfrac{1}{3};\(\dfrac{{10}}{{11}}:1\dfrac{1}{3};\)

c) 3,57 x 4,1 + 2,43 x 4,1;

d) 3,42 : 0,57 x 8,4 - 6,8.

Đáp án:

a)1\dfrac{5}{7} \times \dfrac{3}{4} = \dfrac{{12}}{7} \times \dfrac{3}{4} = \dfrac{{12 \times 3}}{{7 \times 4}} = \dfrac{{4 \times 3 \times 3}}{{7 \times 4}} = \dfrac{9}{7};\(1\dfrac{5}{7} \times \dfrac{3}{4} = \dfrac{{12}}{7} \times \dfrac{3}{4} = \dfrac{{12 \times 3}}{{7 \times 4}} = \dfrac{{4 \times 3 \times 3}}{{7 \times 4}} = \dfrac{9}{7};\)

b)\dfrac{{10}}{{11}}:1\dfrac{1}{3} = \dfrac{{10}}{{11}}:\dfrac{4}{3} = \dfrac{{10}}{{11}} \times \dfrac{3}{4} = \dfrac{{10 \times 3}}{{11 \times 4}} = \dfrac{{5 \times 2 \times 3}}{{11 \times 2 \times 2}} = \dfrac{{15}}{{22}};\(\dfrac{{10}}{{11}}:1\dfrac{1}{3} = \dfrac{{10}}{{11}}:\dfrac{4}{3} = \dfrac{{10}}{{11}} \times \dfrac{3}{4} = \dfrac{{10 \times 3}}{{11 \times 4}} = \dfrac{{5 \times 2 \times 3}}{{11 \times 2 \times 2}} = \dfrac{{15}}{{22}};\)

c) 3,57 x 4,1 + 2,43 x 4,1

= (3,57 + 2,43) x 4,1

= 6 x 4,1

= 24,6

d) 3,42 : 0,57 x 8,4 - 6,8

= 6 x 8,4 - 6,8

= 50,4 - 6,8

= 43,6

Toán lớp 5 trang 177 Bài 2

Tính bằng cách thuận tiện nhất

a) \;\dfrac{{21}}{{11}} \times \dfrac{{22}}{{17}} \times \dfrac{{68}}{{63}}\(\;\dfrac{{21}}{{11}} \times \dfrac{{22}}{{17}} \times \dfrac{{68}}{{63}}\)

b) \;\dfrac{5}{{14}} \times \dfrac{7}{{13}} \times \dfrac{{26}}{{25}}\(\;\dfrac{5}{{14}} \times \dfrac{7}{{13}} \times \dfrac{{26}}{{25}}\)

Đáp án:

a) \dfrac{{21}}{{11}} \times \dfrac{{22}}{{17}} \times \dfrac{{68}}{{63}} = \dfrac{{21 \times 22 \times 68}}{{11 \times 17 \times 63}}\(\dfrac{{21}}{{11}} \times \dfrac{{22}}{{17}} \times \dfrac{{68}}{{63}} = \dfrac{{21 \times 22 \times 68}}{{11 \times 17 \times 63}}\)

=\dfrac{{21 \times 11 \times 2 \times 17 \times 4}}{{11 \times 17 \times 21 \times 3}}= \dfrac{{2 \times 4}}{3} = \dfrac{8}{3}\(\dfrac{{21 \times 11 \times 2 \times 17 \times 4}}{{11 \times 17 \times 21 \times 3}}= \dfrac{{2 \times 4}}{3} = \dfrac{8}{3}\)

b) \dfrac{5}{{14}} \times \dfrac{7}{{13}} \times \dfrac{{26}}{{25}} = \dfrac{{5 \times 7 \times 26}}{{14 \times 13 \times 25}}\(\dfrac{5}{{14}} \times \dfrac{7}{{13}} \times \dfrac{{26}}{{25}} = \dfrac{{5 \times 7 \times 26}}{{14 \times 13 \times 25}}\)

= \dfrac{{5 \times 7 \times 13 \times 2}}{{7 \times 2 \times 13 \times 5 \times 5}} = \dfrac{1}{5}\(\dfrac{{5 \times 7 \times 13 \times 2}}{{7 \times 2 \times 13 \times 5 \times 5}} = \dfrac{1}{5}\)

Toán lớp 5 trang 177 Bài 3

Một bể bơi dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 22,5m, chiều rộng 19,2m. Nếu bể chứa 414,72m2 nước thì mực nước trong bể lên tới \frac{4}{5}\(\frac{4}{5}\) chiều cao của bể. Hỏi chiều cao của bể là bao nhiêu mét?

Đáp án:

Diện tích đáy bể bơi là:

22,5 x 19,2 = 432 (m2)

Chiều cao mực nước trong bể là:

414,72 : 432 = 0,96m.

Vậy chiều cao bể bơi là: 0,96 : 4 x 5  = 1,2 (m)

Đáp số: 1,2m.

Ta có thể lập luận theo cách khác như sau

Vnước = chiều dài x chiều rộng x chiều cao của nước.

= diện tích đáy bể x chiều cao của nước.

Nên chiều cao của nước = V : diện tích đáy bể.

Đáy bể có chiều dài 22,5m, chiều rộng 19,2m.

Diện tích đáy bể bơi là:

22,5 x 19,2 = 432 (m2)

Thể tích của nước trong bể là 414,72m3 và diện tích đáy bể là 432 m2

Chiều cao mực nước trong bể là:

414,72 : 432 = 0,96 (m).

Tỉ số chiều cao của bể bơi và chiều cao mực nước trong bể là \frac54\(\frac54\).

Vậy chiều cao bể bơi là:

0,96 x \frac54\(\frac54\) = 1,2 (m)

Đáp số: 1,2m.

Toán lớp 5 trang 177 Bài 4

Câu 4: Một con thuyền đi với vận tốc 7,2km/giờ khi nước lặng, vận tốc của dòng nước là 1,6km/giờ.

a) Nếu thuyền đi xuôi dòng thì sau 3,5 giờ sẽ đi được bao nhiêu ki-lô-mét?

b) Nếu thuyền đi ngược dòng thì cần bao nhiêu thời gian để đi được quãng đường như khi xuôi dòng trong 3,5 giờ?

Đáp án:

a) Vận tốc thuyền khi đi xuôi dòng là:

7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ)

Vận tốc thuyền khi đi ngược dòng là:

7,2 – 1,6 = 5,6 (km/giờ)

Quãng sông thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là:

8,8 x 3,5 = 30,8 (km)

b) Thời gian thuyền đi ngược dòng quãng sông 30,8km là:

30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ) = 5 giờ 30 phút.

Đáp số: a) 30,8km; b) 5 giờ 30 phút.

Toán lớp 5 trang 177 Bài 5

Câu 5: Tìm x:

8,75 x X + 1,25 x X = 20

Đáp án:

Áp dụng tính chất (a + b) x c = a x c + b x c ta được

8,75 x X + 1,25 x X = 20

(8,75 + 1,25) x X = 20

10 x X = 20

x = 20 : 10

x = 2

Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 177, 178 SGK Toán 5: Luyện tập chung (tiếp)

Bài luyện tập

Bài 1: Một người đi xe máy trong 4 giờ được 142km. Tính vận tốc của người đi xe máy.

Bài 2: Một chiếc ca nô di chuyển với vận tốc 16km/giờ. Hãy tính quãng đường đi được của ca nô trong 3 giờ 30 phút.

Bài 3: Quãng đường AB dài 180km. Một ô tô đi từ A với vận tốc không đổi là 45km/ giờ và đến B lúc 14 giờ 45 phút. Hỏi người đó đi từ A lúc mấy giờ, biết rằng dọc đường ô tô nghỉ 15 phút.

Đáp án:

Bài 1:

Vận tốc của người đi xe máy là:

142 : 4 = 35,5 (km/giờ)

Đáp số: 35,5 km/giờ

Bài 2:

Quãng đường ca nô đi được trong 3,5 giờ là:

16 × 3,5 = 56 (km)

Đáp số: 56km.

Bài 3:

Thời gian ô tô đi từ A đến B là:

135 : 45 = 4 (giờ).

Thời gian ô tô bắt đầu khởi hành từ A đến B là:

14 giờ 45 phút – 4 giờ - 15 phút = 10 giờ 30 phút.

Đáp số: 10 giờ 30 phút

Đề thi học kì 2 lớp 5 Tải nhiều

  • Đề thi cuối học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2024 Tải nhiều
  • 50 Đề thi cuối học kì 2 môn Toán lớp 5 Tải nhiều
  • 50 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Tải nhiều
  • Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 Tải nhiều
  • Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 Tải nhiều
  • Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 Tải nhiều

Từ khóa » Giải Bài Toán Luyện Tập Chung Trang 176