Toán Lớp 6 Bài 28 Số Thập Phân Kết Nối Tri Thức

Toán lớp 6 bài 28 Số thập phân Kết nối tri thứcGiải Toán 6 KNTT tập 2Bài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Mời các bạn tham khảo Giải Toán lớp 6 bài 28 Số thập phân Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 28, 29, 30. Lời giải Toán 6 bao gồm đáp án chi tiết cho các câu hỏi trong SGK Toán 6 giúp các em nắm vững các dạng Toán được học trong bài, và nâng cao kỹ năng Giải Toán 6 Chương 7 KNTT. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Bài 28 Số thập phân

  • 1. Phân số thập phân và số thập phân
    • Hoạt động 1 Toán lớp 6 trang 29 tập 2
    • Hoạt động 2 Toán lớp 6 trang 29 tập 2
    • Luyện tập 1 Toán lớp 6 trang 29 tập 2
  • 2. So sánh hai số thập phân 
    • Luyện tập 2 Toán lớp 6 trang 30 tập 2
    • Vận dụng Toán lớp 6 trang 30 tập 2 
  • 3. Toán lớp 6 Kết nối tri thức trang 30 tập 2 phần Bài tập
    • Toán lớp 6 tập 2 trang 30 bài 7.1
    • Toán lớp 6 tập 2 trang 30 bài 7.2
    • Toán lớp 6 tập 2 trang 30 bài 7.3
    • Toán lớp 6 tập 2 trang 30 bài 7.4

Chuyên mục Giải Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống đầy đủ, chi tiết cả năm học cho các bạn cùng tham khảo, so sánh đối chiếu với bài làm của mình.

1. Phân số thập phân và số thập phân

Hoạt động 1 Toán lớp 6 trang 29 tập 2

Viết các phân số thập phân \frac{{17}}{{10}};\frac{{34}}{{100}};\frac{{25}}{{1000}}\(\frac{{17}}{{10}};\frac{{34}}{{100}};\frac{{25}}{{1000}}\) dưới dạng số thập phân.

Đáp án

Viết lại các phân số thập phân dưới dạng số thập phân như sau:

\begin{matrix}   \dfrac{{17}}{{10}} = 1,7 \hfill \\   \dfrac{{34}}{{100}} = 0,34 \hfill \\   \dfrac{{25}}{{1000}} = 0,025 \hfill \\  \end{matrix}\(\begin{matrix} \dfrac{{17}}{{10}} = 1,7 \hfill \\ \dfrac{{34}}{{100}} = 0,34 \hfill \\ \dfrac{{25}}{{1000}} = 0,025 \hfill \\ \end{matrix}\)

Hoạt động 2 Toán lớp 6 trang 29 tập 2

Viết các số đối của các phân số thập phân ở hoạt động 1:

\frac{{17}}{{10}};\frac{{34}}{{100}};\frac{{25}}{{1000}}\(\frac{{17}}{{10}};\frac{{34}}{{100}};\frac{{25}}{{1000}}\)

Đáp án

\frac{{17}}{{10}} + \left( { - \frac{{17}}{{10}}} \right) = 0\(\frac{{17}}{{10}} + \left( { - \frac{{17}}{{10}}} \right) = 0\) => Số đối của số \frac{{17}}{{10}}\(\frac{{17}}{{10}}\)- \frac{{17}}{{10}}\(- \frac{{17}}{{10}}\)

\frac{{34}}{{100}} + \left( { - \frac{{34}}{{100}}} \right) = 0\(\frac{{34}}{{100}} + \left( { - \frac{{34}}{{100}}} \right) = 0\) => Số đối của số \frac{{34}}{{100}}\(\frac{{34}}{{100}}\)- \frac{{34}}{{100}}\(- \frac{{34}}{{100}}\)

\frac{{25}}{{1000}} + \left( { - \frac{{25}}{{1000}}} \right) = 0\(\frac{{25}}{{1000}} + \left( { - \frac{{25}}{{1000}}} \right) = 0\) => Số đối của số \frac{{25}}{{1000}}\(\frac{{25}}{{1000}}\)- \frac{{25}}{{1000}}\(- \frac{{25}}{{1000}}\)

Luyện tập 1 Toán lớp 6 trang 29 tập 2

1. Viết các phân số thập phân  n \frac{{ - 5}}{{1000}}; - \frac{{798}}{{10}}\(\frac{{ - 5}}{{1000}}; - \frac{{798}}{{10}}\) dưới dạng số thập phân rồi tìm số đối của các số thập phân đó

2. Viết các phân số thập phân xuất hiện trong đoạn tin hình 7.1b dưới dạng phân số thập phân

Toán lớp 6 bài 28 KNTT

Đáp án

1. \frac{-5}{1000}=-0,005;\frac{-798}{10}=-79,8\(\frac{-5}{1000}=-0,005;\frac{-798}{10}=-79,8\)

2. -4,2=\frac{-42}{10} ; \quad-2,4=\frac{-24}{10}\(-4,2=\frac{-42}{10} ; \quad-2,4=\frac{-24}{10}\)

2. So sánh hai số thập phân

Luyện tập 2 Toán lớp 6 trang 30 tập 2

Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 0; -8,152; 0,12; -8,9

Đáp án

Thứ tự từ bé đến lớn là: -8,9 ;-8,152 ;-8 ;0 ;0,12.

Vận dụng Toán lớp 6 trang 30 tập 2

Đọc đoạn tin hình 7.1b và cho biết thời điểm  19 giờ ngày 24-1-2016 và 6 giờ ngày 25-1-2016, thời điểm nào nhiệt độ tại Điện Biên xuống thấp hơn

Toán lớp 6 bài 28 KNTT

Đáp án

Vì -2,4>-4,2 nên thời điểm 19 giờ ngày 24-1-2016 lớn hơn thời điểm 6 giờ ngày 25-1-2016.

3. Toán lớp 6 Kết nối tri thức trang 30 tập 2 phần Bài tập

Toán lớp 6 tập 2 trang 30 bài 7.1

a. Viết các phân số thập phân sau dưới dạng số thập phân.

\frac{21}{10};\frac{-35}{10};\frac{-125}{100};\frac{-89}{1000}\(\frac{21}{10};\frac{-35}{10};\frac{-125}{100};\frac{-89}{1000}\)

b. Chỉ ra các số thập phân âm viết được trong câu a.

Lời giải:

a. \frac{21}{10}=2,1; \frac{-35}{10}=-3,5; \frac{-125}{100}=-1,25; \frac{-89}{1000}.=-0,089\(\frac{21}{10}=2,1; \frac{-35}{10}=-3,5; \frac{-125}{100}=-1,25; \frac{-89}{1000}.=-0,089\).

b. Các số thập phân âm viết được trong câu a là: -3,5; -1,25; -0,089.

Toán lớp 6 tập 2 trang 30 bài 7.2

Tìm số đối của các số thập phân sau: -1,2 ; 4,15 ; 19,2.

Đáp án

Số đối của -1,2 là 1,2;

Số đối của -4,15 là -4,15;

Số đối của 19,2 là -19,2.

Toán lớp 6 tập 2 trang 30 bài 7.3

So sánh các số sau:

a. -421,3 và 0,15; b. -7,52 và -7,6.

Đáp án

a. Vì -421,3 < 0 ; 0,15 > 0 nên -421,3 < 0,15

b. Vì 7,52 < 7,6 nên -7,52 > -7,6.

Toán lớp 6 tập 2 trang 30 bài 7.4

Nhiệt độ đông đặc của một chất là nhiệt độ mà tại đó chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Nhiệt độ đông đặc của rượu, nước và thủy ngân lần lượt là:

-117^{o}C; 0^{o}C; -38,83^{o}C\(-117^{o}C; 0^{o}C; -38,83^{o}C\)

Hãy sắp xếp nhiệt độ đông đặc của ba chất này theo thứ tự từ bé đến lớn.

Đáp án

Vì -117 < -38,83 < 0 nên nhiệt độ của ba chất theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là:

rượu >> thủy ngân >> nước.

>> Bài tiếp theo: Toán lớp 6 bài 29: Tính toán với số thập phân

>> Bài trước: Toán lớp 6 Bài tập cuối chương 6 trang 27 Kết nối tri thức

Ngoài lời giải Toán 6 KNTT bài 29 trên đây, mời các bạn tham khảo thêm các Tài liệu học tập lớp 6 để có kiến thức tổng hợp các môn. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới chương trình GDPT cho các bạn cùng tham khảo. Ngoài ra các Đề thi giữa kì 2 lớp 6 và Đề thi học kì 2 lớp 6 trên VnDoc cũng là tài liệu hay cho các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Từ khóa » Toán Lớp 6 Tập 1 Trang 76 Bài 28