Toàn Quốc Kháng Chiến (19/12/1946): Quyết định Mang ý Nghĩa Lịch ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tỉnh Bình Định
- Đảng bộ tỉnh Bình Định
- Cơ cấu tổ chức
- Các cơ quan Đảng
- Chính quyền
- Mặt trận và các đoàn thể
- Tin tức
- Đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội XIV của Đảng
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Hoạt động của tỉnh uỷ
- Chính trị
- Kinh tế
- Văn hóa - Xã hội
- Quốc phòng - An ninh
- Tin hoạt động cơ sở
- Các ban xây dựng Đảng
- Các cấp uỷ, tổ chức Đảng trực thuộc
- Mặt trận và các hội, đoàn thể tỉnh
- Các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ
- Tra cứu văn bản
- Văn bản của Trung ương
- Văn bản của Tỉnh uỷ
- Văn bản của các ban tỉnh uỷ
- Văn bản quy phạm pháp luật
- Văn kiện - Tư liệu
- Văn kiện Đảng toàn tập
- Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
- Điều lệ Đảng
- Lịch sử Đảng bộ
- Lịch sử Đảng bộ tỉnh
- Lịch sử Đảng bộ Huyện, Thị, Thành phố
- Lịch sử các ngành
- Truyền thống cách mạng xã, phường, thị trấn
- Đại hội Đảng các cấp
- Bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Công tác Đảng, Đảng viên
- Công nghệ thông tin
- Văn thư - Lưu trữ
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Tài liệu tuyên truyền Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946): Quyết định mang ý nghĩa lịch sử trọng đại Thứ bảy 18/12/2021 16:47 Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã tác động, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các thuộc địa, làm cho các thế lực đế quốc và bọn phản động quốc tế hết sức lo sợ. Mỹ công khai ủng hộ, giúp đỡ Pháp quay lại xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Đế quốc Anh xuất phát từ quyền lợi thực dân và theo quỹ đạo của Mỹ cũng ra sức ủng hộ ý đồ của thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương.Đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách. Theo thỏa thuận giữa các nước đồng minh thắng trận, quân đội Tưởng Giới Thạch vào đóng tại miền Bắc, quân Anh (theo sau là quân Pháp) vào đóng tại miền Nam Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật (lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới), nhưng đều nuôi dưỡng ý đồ tiêu diệt lực lượng cách mạng và Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập chính quyền phản động tay sai. Trong khi đó, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng: Sản xuất trì trệ, ngân khố quốc gia trống rỗng, nạn đói năm 1945 làm gần 2 triệu người chết chưa khắc phục xong, hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội còn rất phổ biến, các thế lực phản động ra sức hoạt động chống phá... "Giặc đói", "giặc dốt", "giặc ngoại xâm" đang đe dọa, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc".
Với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, ngày 23/9/1945 được sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Pháp tiến công Sài Gòn mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Tiếp đó, từ tháng 10/1945 - 1/1946, quân Pháp tiếp tục đánh chiếm nhiều địa bàn quan trọng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, từng bước thiết lập hệ thống kìm kẹp tại cơ sở. Trong bối cảnh đó, để tránh phải đương đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một mặt nhân nhượng cho quân đội Tưởng Giới Thạch một số quyền lợi ở miền Bắc (nhận cung cấp lương thực, nhận tiêu tiền "quan kim", "quốc tệ" đã mất giá...), mặt khác kiên quyết phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, đưa hàng vạn cán bộ, chiến sĩ vào Nam chiến đấu, trực tiếp góp phần làm thất bại âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.
Do gặp khó khăn ở chiến trường miền Nam, thực dân Pháp không đủ khả năng đánh chiếm ngay miền Bắc, buộc phải đàm phán với Tưởng Giới Thạch hòng tìm bước đi thích hợp. Cuối tháng 2/1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết. Theo đó, thực dân Pháp nhượng bộ cho Tưởng Giới Thạch một số quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa... Ngược lại, quân Pháp sẽ ra miền Bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, nhưng thực chất là chờ viện binh phát động chiến tranh. Để nhanh chóng gạt quân Tưởng về nước, đồng thời có thêm điều kiện chuẩn bị tiềm lực, ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với đại diện Chính phủ Pháp (Xanhtơni) bản Hiệp định sơ bộ, chấp thuận cho quân Pháp ra miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Tiếp đó, ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước nhượng bộ cho Pháp thêm một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa ở Việt Nam. Tranh thủ thời gian hòa hoãn, nhân dân ta ra sức xây dựng lực lượng. Ngày 22/5/1946, Chính phủ ra sắc lệnh quy định Vệ quốc đoàn chính thức trở thành Quân đội quốc gia nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngoài ra, cách mạng còn có gần 1 triệu đội viên thuộc lực lượng dân quân tự vệ khắp cả nước, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh suốt chặng đường về sau.
Cuối năm 1946, sau khi có thêm viện binh, thực dân Pháp liên tục tiến hành các hành động khiêu khích. Tháng 11/1946, chúng chiếm đóng Hải Phòng, Lạng Sơn, chính thức gây ra cuộc chiến tranh xâm lược miền Bắc. Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946, quân Pháp liên tục dùng đại bác, súng cối bắn phá vào nhiều khu phố tàn sát dân thường... đưa quân chiếm một số trụ sở cách mạng. Đặc biệt, ngày 18 và 19/12/1946, thực dân Pháp đã liên tiếp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải phá bỏ công sự trong thành phố, giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.
Trước âm mưu, hành động xâm lược của kẻ thù, nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác là cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do. Ngày 18 và ngày 19/12/1946, tại Vạn Phúc, Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, đề ra đường lối, quyết định cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiều ngày 19/12/1946, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển đến các đơn vị lực lượng vũ trang mật lệnh về ngày và giờ của cuộc giao chiến trong toàn quốc. Khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến toàn quốc được phát ra, quân dân Thủ đô Hà Nội nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Ngay đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, trong đó Người khẳng định rõ: "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!"…
Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sáng ngày 20/12/1946, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi khắp cả nước. Đó là lời hịch cứu nước, thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá của cả dân tộc, khơi dậy sức mạnh chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất; động viên, thôi thúc, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc kháng chiến giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chấp hành mệnh lệnh của Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy, quân dân ta tại các thành phố, thị xã ở Bắc vĩ tuyến 16 có quân Pháp chiếm đóng đồng loạt nổ súng đánh địch. Chiến sự diễn ra rất quyết liệt, đặc biệt là trong các thành phố lớn. Ngay tại Thủ đô Hà Nội, dù lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ chống lại kẻ địch tinh nhuệ được trang bị hiện đại, nhưng với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh", đồng bào, chiến sĩ ta vẫn kiên cường bám trụ, giành nhau với địch từng căn nhà, từng góc phố. Cùng với Hà Nội, quân dân các địa phương khắp Bắc, Trung, Nam đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Cả dân tộc chung sức đồng lòng với ý chí sục sôi, niềm tin tất thắng. Trải qua gần 2 tháng liên tục chiến đấu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu hao, giam chân địch trong thành phố, tạo điều kiện di chuyển các cơ quan, kho tàng, tổ chức nhân dân tản cư về vùng căn cứ xây dựng thế trận kháng chiến lâu dài, lực lượng ta rút về hậu phương an toàn.
Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh đã xác lập đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính; trở thành ánh sáng soi đường cho dân tộc ta đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trên cơ sở đường lối đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại mọi âm mưu, kế hoạch xâm lược của thực dân Pháp, với đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genevơ (năm 1954), chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Và 21 năm sau, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã cắm lá cờ trên nóc Dinh độc lập, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đem lại độc lập thống nhất toàn vẹn cho đất nước.
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta sau ngày 30/4/1975 đã đạt được những thành tự to lớn, quan trọng, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đất nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến nước ta, gây nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội của đất nước.
Kỷ niệm 75 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến là dịp để chúng ta ôn lại và càng nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946); phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, nhất là tác động của đại dịch Covid-19 và thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Thanh Sang
Các tin liên quan- Kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024)300 NGÀY TẬP KẾT CHUYỂN QUÂN TẠI QUY NHƠN, BÌNH ĐỊNH - DẤU ẤN LỊCH SỬ SAU 70 NĂM(19/11)
- Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (07/11/1917 - 07/11/2024): TẦM VÓC VĨ ĐẠI CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917(06/11)
- Cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”(05/11)
- Tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng(22/10)
- Đồng chí Lý Tự Trọng - Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên(18/10)
- Phát động Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”(09/10)
- Tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024)(03/10)
- Tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 - 02/12/2024)(17/09)
- Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)(23/08)
- Hưởng ứng tham gia Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024 trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên(20/08)
- Quyết định số 1325-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy chế tổ chức và hoạt... (15/11/2024)
- Kế hoạch số 85-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày... (15/11/2024)
- Chương trình hành động số 26-Ctr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số... (15/11/2024)
- Chỉ thị số 36-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Kết luận số 45-KL/TW... (15/11/2024)
- Chỉ thị số 25-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng,... (15/11/2024)
- Báo cáo số 435-BC/TU của Tỉnh ủy Bình Định tình hình 9 tháng đầu và nhiệm vụ 3 tháng... (31/10/2024)
- Nghị quyết số 21-NQ/TU Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX về tình... (10/10/2024)
- Quyết định công khai quyết toán nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 của Khối Đảng tỉnh (12/09/2024)
- Quy định số 16-QĐ/TU Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ... (15/08/2024)
- Nghị quyết số 20-NQ/TU Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX về thực... (25/07/2024)
Từ khóa » Tín Hiệu Tấn Công Mở đầu Kháng Chiến Chống Pháp
-
Sự Kiện Nào Dưới đây Trở Thành Tín Hiệu Tấn Công Của ... - Khóa Học
-
Sự Kiện Nào Dưới đây Trở Thành Tín Hiệu Tấn Công Của Cuộc Kháng ...
-
Sự Kiện Nào Là Tín Hiệu Tiến Công Của Quân Ta Mở đầu Cho Cuộc ...
-
Sự Kiện Nào Dưới đây Trở Thành Tín Hiệu Tiến Công Của Cuộc Kháng ...
-
Sự Kiện Nào Dưới đây Là Tín Hiệu Tiến Công Của Quân Ta, Mở đ
-
Mở đầu Cuộc Kháng Chiến Chống Pháp Lần Thứ Hai ở Mặt Trận Quảng ...
-
Đâu Là Tín Hiệu Tiến Công Của Nhân Dân Hà Nội Trong Cuộc Toàn Quố
-
Ngày Toàn Quốc Kháng Chiến (19/12) - Thể Hiện ý Chí, Quyết Tâm Sắt ...
-
Tín Hiệu Tấn Công Mở đầu Kháng Chiến Chống Pháp - Hỏi Đáp
-
Sự Kiện Nào Dưới đây Trở Thành Tín Hiệu Tấn Công ... - Cungthi.online
-
Toàn Quốc Kháng Chiến (19/12/1946) – Lời Hịch Non Sông Và ý Nghĩa ...
-
ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN - HĐND Tỉnh Quảng Nam
-
Bài 2: “Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến” - Sự Khẳng định ý Chí Và ...
-
Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến - Quảng Nam